Năng lực tài chính 1 Vốn tự có

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng VID public (Trang 39 - 45)

2.2.1.1. Vốn tự có

Nguồn vốn tự có của NH VIDP bao gồm: Vốn điều lệ; các quỹ và lợi nhuận

chưa phân phối. Vốn tự có của NH VIDP từ năm 2008 đến 2011 thể hiện liên tục tăng với tốc độ tăng trưởng khá cao, năm 2008 mới chỉ đạt 1.248 tỷ đồng, nhưng đến năm 2011 đã đạt 1.523 tỷ đồng; tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 6.9%/ năm.

Bảng 2.2: Vốn tự có của NH VIDP năm 2008-2011

TT Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011

1 Vốn điều lệ 1.061.063 1.121.313 1.183.250 1.301.750

2 Các quỹ 85.236 108.630 135.159 159.660

3 Lợi nhuận chưa phân phối 102.083 105.378 117.719 62.510 Tổng vốn chủ sở hữu 1.248.382 1.335.321 1.436.128 1.523.920

Nguồn: Báo cáo Ngân hàng Liên doanh VID Public

Nhìn vào biểu đồ dưới đây ta thấy được mức độ tăng lên vốn tự có của NH

VIDP qua các năm. Tuy nhiên, đó chỉ là con số thể hiện trên sổ sách, thực tế vốn tự có của Ngân hàng tăng khơng đáng kể do phần đóng góp của các quỹ trích lập. Thực ra

vốn tự có bằng VND tăng là do tỷ giá thay đổi theo chiều hướng tăng lên qua các năm, trong khi vốn NH VIDP góp bằng tiền đơ la Mỹ nên sẽ tăng lên bằng với tỷ lệ tăng của tỷ giá hối đối giữa VND và USD khi quy đổi sang VND. Do đó, chỉ số tăng tưởng vốn tự có là khách quan và khơng cho thấy chiều hướng tích cực.

Biểu đồ vốn chủ sở hữu của NH VIDP qua các năm 2008-2011

1,248,3821,335,3211,436,1281,523,9200 0 500,000 1,000,000 1,500,000 2,000,000 2008 2009 2010 2011 Năm Triệu đồng Tổng vốn chủ sở hữu (Hình 2.2)

Nhìn vào bảng dưới và biểu đồ dưới đây ta thấy vốn tự có của các ngân hàng có

mức chênh lệch với nhau khá lớn. Trong các ngân hàng được đưa ra so sánh thì VCB là ngân hàng có nguồn vốn tự có lớn nhất, năm 2011 vốn tự có của VCB đạt tới hơn

28.490 tỷ đồng. Ngân hàng có nguồn vốn tự có thấp nhất chính là NH VIDP, nguồn

vốn tự có của NH VIDP chỉ có 1.523 tỷ đồng, thấp hơn rất nhiều lần so với nguồn vốn tự có của Vietinbank.

Xét về tốc độ tăng trưởng vốn tự có trong 2 năm vừa qua thì Vietinbank là ngân hàng có tốc độ tăng trưởng lớn nhất (hơn 36%), cịn NH VIDP ở vị trí thứ 6 (6,11%), chỉ cao hơn so với tốc độ tăng trưởng của Sacombank. Nhưng như đã giải thích bên

trên, chỉ số tăng này là do chênh lệch tỷ giá quy đổi nên có thể điều chỉnh lại rằng NH VIDP được xếp cuối bảng trong các ngân hàng đem ra so sánh,

Bảng 2.3: Vốn chủ sở hữu của một số ngân hàng năm 2011

ĐVT: triệu đồng STT Ngân hàng 2010 2011 Tốc độ tăng (%) 1 NH VIDP 1.436.128 1.523.920 6,11 2 ACB 10.250.124 11.376.250 10,99 3 MB 8.882.000 9.642.000 8,56 4 Sacombank 13.633.000 14.224.000 4,34 5 SHB 4.183.214 5.830.868 39,39 6 Vietinbank 18.201.000 28.491.000 56,54 7 VCB 20.669.000 28.490.000 37,84

Nguồn: Báo cáo các Ngân hàng so sánh

Qua đây ta thấy, nguồn vốn tự có của NH VIDP còn rất thấp, chứng tỏ rằng tiềm lực tài chính của NH VIDP cịn rất yếu so với một số NHTM khác trên thị trường. Đây là một trong những thách thức lớn cho NH VIDP khi phải cạnh tranh với các ngân

hàng này. Với vốn tự có thấp như vậy, khả năng hoạt động kinh doanh của ngân hàng phải đối mặt với một số khó khăn như sau:

- Mức cho vay, bảo lãnh, đầu tư đối đa của một ngân hàng: không vượt quá 15% vốn tự có theo quy định của Ngân hàng nhà nước Việt Nam. Do đó, NH VIDP sẽ

khơng thể tiếp cận các dự án có quy mơ lớn từ các cơng ty lớn và các tập đồn kinh tế. - Đầu tư vào công nghệ ngân hàng: Hiện tại NH VIDP đang sử dụng phần mền Smartbank đã khá lạc hậu so với các ngân hàng khác. Để có thể đầu tư vào phần mềm và cơng nghệ hiện đại nhằm đáp ứng được sự hoạt động nhanh chóng và đáp ứng thêm các dịch vụ khác cho khách hàng thì NH VIDP phải tăng vốn tự có của mình.

- Phải tăng vốn tương ứng nhằm bảo đảm tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu thì NH

VIDP mới có thể mở rộng hoạt động kinh doanh của mình.

Biểu đồ tốc độ tăng trưởng vốn tự có của các ngân hàng

6.1110.99 10.99 8.56 4.34 39.39 56.54 37.84 0 10 20 30 40 50 60 VID ACB MB Sacombank SHB Vietinbank Vietcombank Tốc độ tăng (%) (Hình 2.3)

Kết luận: Vốn tự có của rất thấp, để phát triển kinh doanh, nâng cao chất lượng dịch vụ, hiện đại hoá ngân hàng và cạnh tranh trong điều kiện hội nhập thì việc cấp

bách của NH VIDP là phải tăng vốn.

2.2.1.2. Quy mô và khả năng huy động vốn

NH VIDP là một trong những ngân hàng có tiềm lực tài chính khơng lớn so với các ngân hàng được đưa ra so sánh, chính vì thế tổng nguồn vốn huy động của ngân

hàng cũng ở mức khá khiêm tốn. Từ năm 2008 đến 2011 tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn huy động đã biến động một cách đáng kể, cao nhất là năm 2009, tốc độ tăng

trưởng so với năm 2008 là 28,03%. Nhưng đến năm 2011 chỉ số này không những

không tăng trưởng mà còn giảm xuống -5,4%. Sở dĩ như vậy là vì NH VIDP đã chịu ảnh hưởng bất lợi do thanh khoản của VNĐ trong hệ thống ngân hàng gặp nhiều khó

khăn trong năm 2011. Hơn nữa do NH VIDP tuân thủ quy định về lãi suất trần của

ngân hàng nhà nước Việt Nam Việt Nam, không áp dụng lãi suất thỏa thuận cao cho khách hàng như một số ngân hàng khác đã làm nên dẫn đến khách hàng gởi tiền đã rút trước hạn để gởi ở các NHTMCP khác áp dụng trả chênh lệch lãi suất hoặc khuyến mãi bằng nhiều hình thức khác nhau. Ngoài ra tỷ lệ lạm phát của Việt Nam đã vượt xa lãi suất huy động vốn khiến cho nhiều người quyết định rút tiền gửi từ ngân hàng để đầu

tư vào các lĩnh vực khác và có khả năng sinh lời hấp dẫn như vàng và ngoại tệ. Hơn nữa, cơ cấu tiền gởi tại NH VIDP phần lớn là từ doanh nghiệp. Trong khi đó năm 2011 là năm khó khăn chung của doanh nghiệp nên họ rút tiền gởi để sử dụng làm vốn lưu

động nhằm giảm chi phí lãi vay với mức lãi suất đang áp dụng rất cao.

Bảng 2.4: Khả năng huy động vốn của NH VIDP qua các năm

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011

Tổng nguồn vốn huy động (triệu đồng) 3.340.881 4.277.218 4.716.420 4.461.928

Tăng trưởng nguồn vốn (%) 12,56 28,03 10,27 -5,40

Bảng 2.5: Doanh số huy động và tốc độ tăng trưởng của các ngân hàng ĐVT: triệu đồng Ngân hàng 2011 2010 Tốc độ tăng so với 2010 (%) NH VIDP 4,461,928 4,716,420 -5.4% ACB 142,218,091 106,936,611 33.0% MB 88,992,902 65,740,838 35.4% Sacombank 75,092,251 78,335,416 -4.1% SHB 34,785,614 25,633,644 35.7% Vietinbank 257,273,708 205,918,705 24.9% VCB 227,016,854 204,755,949 10.9%

Nguồn: Báo cáo các Ngân hàng so sánh

Nhìn vào bảng trên ta thấy, Vietinbank là ngân hàng có doanh số huy động lớn nhất trong tổng ngân hàng được đưa ra so sánh, vị trí thấp nhất là NH VIDP. Tuy

nhiên, tốc độ tăng trưởng cao lại thuốc về nhóm các NHTM ngoài quốc doanh như

SHB, MB (35%), ACB (33%). Điều này chứng tỏ rằng các NHTM ngoài quốc doanh

đang rất nổ lực để tăng hiệu quả huy động vốn, họ cũng năng động trong việc áp dụng

các phương thức huy động vốn. NH VIDP có tốc độ tăng trưởng doanh số huy động ở mức thấp nhất cả về giá trị và tốc độ tăng trưởng. Sự yếu kém này có thể được giải

thích qua hệ thống chi nhánh và kênh huy động quá hẹp trong khi các đối thủ cạnh

Biểu đồ tốc độ tăng trưởng doanh số huy động vốn năm 2011 so với năm 2010 của các ngân hàng -5.4% 33.0% 35.4% -4.1% 35.7% 24.9% 10.9% VID ACB MB Sacombank SHB Vietinbank Vietcombank Tốc độ tăng so với 2010 (%) (Hình 2.4)

So với các ngân hàng được đưa ra so sánh thì NH VIDP là ngân hàng có quy mơ và khả năng huy động vốn rất thấp, điều đó chứng tỏ rằng để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh của NH VIDP trên hệ thống ngân hàng thì NH VIDP cần phải đa dạng hóa, tập trung phát triển các kênh huy động một cách hiệu quả, đồng thời năng động hơn

trong công tác huy động vốn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng VID public (Trang 39 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)