Hiện nay NH VIDP thực hiện cho vay đối với tổ chức kinh tế, cho vay cá nhân. Cho vay doanh nghiệp bao gồm các hình thức như cho vay thấu chi, cho vay có kỳ hạn, cho vay mua ô tô, tín dụng luân chuyển. Cho vay cá nhân bao gồm các hình thức như cho vay mua nhà, cho vay du học, cho vay tiêu dùng.
Nhìn vào bảng dưới đây, dịch vụ cho vay trong các năm qua ở NH VIDP có các
đã tăng trưởng một cách khá bền vững, bình quân qua 4 năm tăng trưởng dư nợ bình
quân đạt trên 16%.
Bảng 2.10: Dự nợ cho vay của NH VIDP 2008-2011
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011
Dư nợ cho vay theo thời hạn 2.935.113 2.903.774 4.745.668 4.692.824
Ngắn hạn 1.255.642 1.901.853 2.464.882 2.646.682
Trung hạn 833.998 879.815 901.459 752.203
Dài hạn 845.473 122.106 1.379.327 1.293.939
Dư nợ cho vay theo ngành kinh tế 2.935.113 4.003.774 4.745.668 4.692.824
Sản xuất 972.330 1.531.515 1.683.885 2.002.926
Dịch vụ và kinh doanh 554.390 1.027.016 867.260 1.116.600 Xây dựng và bất động sản 377.036 480.219 598.830 597.468 Nông nghiệp và lâm nghiệp 59.370 49.057 70.487 194.324
Vận tải 95.139 114.771 303.749 259.899
Ngành khác 876.848 801.196 1.221.457 521.607
Dư nợ cho vay theo đối tượng khách
hàng 2.935.113 2.903.774 4.745.668 4.692.824
Tổ chức 2.215.335 2.067.256 2.841.441 2.816.750
Cá nhân 719.778 836.518 1.904.227 1.876.074
Nguồn: Báo cáo Ngân hàng Liên doanh VID Public
Tuy nhiên trong 4 năm thì năm 2010 là năm có tốc độ tăng trưởng dư nợ tín
dụng lớn nhất, đạt trên 60% so với năm 2009 (nhìn vào biểu đồ dưới đây). Sở dĩ như
vậy là vì năm 2010 là năm kinh tế thế giới phục hồi sau khủng hoảng tài chính tồn cầu. Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tốc độ phục hồi sau khủng hoảng một cách khá nhanh.
Biểu đồ tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân qua các năm của NH VIDP -10,00 0,00 10,00 20,00 30,00 40,00 50,00 60,00 70,00 2009/2008 2010/2009 2011/2010
Tăng trưởng dư nợ bình quân (%)
(Hình 2.14)
Trong dư nợ cho vay ở NH VIDP chủ yếu tập trung vào các ngành sản xuất,
dịch vụ và kinh doanh. Nhưng tốc độ tăng trưởng bình quân về dự nợ cho vay của
ngành nông nghiệp và vận tải là là 2 ngành có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất.
Biểu đồ tăng trưởng dư nợ bình quân qua 4 năm của NH VIDP theo các ngành sản xuất:
-20.00 0.00 20.00 40.00 60.00Sản xuất Sản xuất
Dịch vụ và kinh doanh Xây dựng và bất động sản Nông nghiệp và lâm nghiệp Vận tải Ngành khác
Tăng trưởng dư nợ bình quân (%)
So với các ngân hàng được đem ra so sánh thì NH VIDP là ngân hàng có tổng
dư nợ cho vay thấp nhất. Hơn nữa tỷ lệ nợ xấu của NH VIDP cũng chiếm tỷ lệ cao nhất là 4,31%, thấp nhất là ngân hàng Sacombank tỷ lệ nợ xấu chỉ chiếm 0,5%. Tuy nhiên, tủy lệ nợ xấu của NH VIDP phản ánh khá trung thực thực trạng nợ xấu tại ngân hàng trong khi các NHTM khác đã bị ủy ban giám sát tài chính quốc gia điều chỉnh tỷ lệ nợ xấu lên rất cao so với con số tự báo cáo do có tình trạng “làm sạch báo cáo tài chính”. Xét về tốc độ tăng trưởng, so với các ngân hàng khác thì NH VIDP có tốc độ tín dụng năm 2011 so với năm 2010 đứng vị trí thứ 5, đứng sau là ACB và Sacombank. Ngân
hàng MB là ngân hàng có tốc độ cho vay đạt tỷ lệ cao nhất, đạt trên 60% so với năm
2010. Các ngân hàng đã liên tục đưa ra các chương trình, chính sách thu hút các đối
tượng khách hàng, nhưng các thủ tục thẩm định cho vay ngày càng chặt chẽ hơn, nhất là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các đối tượng khách hàng vay với mục đích là mua bất động sản và đầu tư chứng khoán.
Bảng 2.11: Dư nợ cho vay của các ngân hàng năm 2011
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu NH
VIDP ACB MB Sacombank SHB Vietinbank VCB
Tổng dư nợ 4.692.824 102.809.156 58.108.072 80.539.487 28.806.884 293.434.312 209.418.000 Nợ xấu 202.059 1.045.235 937.382 463.176 978.687 2.204.171 4.257.959 Tỷ lệ nợ xấu (%) 4,31 1,02 1,61 0,5 3,40 0,75 2,03 Tốc độ tăng trưởng dư nợ (%) -1,11 -1,12 38 -3 19 2,23 18,4
Nguồn: Báo cáo Ngân hàng Liên doanh VID Public
2.2.3. Năng lực công nghệ
nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt Nam mà NH VIDP không là ngoại lệ. Theo tính tốn và kinh nghiệm thì cơng nghệ thơng tin có thể làm giảm tối đa đến
76% chi phí hoạt động ngân hàng. Đây là con số lý tưởng mà bất kỳ ngân hàng nào
cũng muốn có nhưng nó địi hỏi phải đầu tư rất lớn. Nắm được tầm quan trọng đó trong thời gian qua NH VIDP đã nỗ lực đầu tư công nghệ hiện đại. Tuy nhiên, kết quả đạt được rất hạn chế. NH VIDP chưa có được mạng lưới thanh tốn thẻ, chưa có chương
trình quản lý thơng tin tín dụng hiệu quả, mạng lưới máy rút tiền tự động (ATM) rất
hạn chế, chương trình thanh tốn online cịn gặp nhiều vấn đề bất cập.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong mọi lĩnh vực hoạt động của ngân hàng NH VIDP trong tương lai sẽ hỗ trợ đắc lực cho việc chuyển đổi mơ hình kinh doanh
của ngân hàng đồng thời đưa ra sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới dựa trên nền tảng
công nghệ cũng như nâng cao chất lượng của các sản phẩm hiện có nhằm tiếp tục duy trì sự khác biệt cho NH VIDP.
Đến nay phần lớn các nghiệp vụ ngân hàng và các giao dịch của NH VIDP với
khách hàng chưa được thực hiện bằng máy tính và thiết bị cơng nghệ thông tin hiện đại. Biết rằng công nghệ thông tin sẽ tác động mạnh vào quá trình đổi mới cơ chế chính
sách và đổi mới phương pháp quản lý, chỉ đạo điều hành, thanh tra giám sát hoạt động ngân hàng, giúp NHNN thực thi hiệu quả chính sách tiền tệ, thực hiện tốt quản lý, sử dụng hiệu quả các nguồn vốn trong hoạt động kinh doanh, góp phần thúc đẩy tăng
trưởng toàn bộ nền kinh tế. Riêng trong hoạt động bán lẻ, cơng nghệ là chìa khóa then chốt để đưa các dịch vụ bán lẻ đến với công chúng nhanh nhất. Tuy nhiên, với khả
năng vốn hạn hẹp, NH VIDP chưa mạnh dạn đầu tư vào công nghệ để hỗ trợ hoạt động ngân hàng như đã nêu trên.