Bảng kết quả hồi quy

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên ngành quản trị kinh doanh về chất lượng đào tạo tại một số trường đại học ở thành phố hồ chính minh (Trang 38)

Mơ hình Hệ số chưa chuẩn hóa Hệ số đã chuẩn hóa t Mức ý nghĩa Hệ số thống kê tuyến tính B Độ lệch

chuẩn Hệ số Beta Dung sai VIF

1 0,560 0,150 3,732 0,000

EDU 0,094 0,064 0,082 1,468 0,143 0,415 2,409

TAN 0,193 0,043 0,203 4,532 0,000 0,644 1,552

ASS 0,389 0,052 0,385 7,471 0,000 0,486 2,059

EMP 0,196 0,062 0,169 3,169 0,002 0,451 2,216

Kết quả phân tích hồi quy bội được phương pháp loại trừ dần ước lượng cho thấy các biến độc lập trong mơ hình đều dự đoán tốt cho biến phụ thuộc. Từ bảng 3.8 ta có phương trình hồi quy như sau:

SAT = 0,560 + 0,082 EDU + 0,203 TAN + 0, 385 ASS + 0,169 EMP

Cũng từ số liệu của bảng 3.6 ta thấy mơ hình khơng xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến, tức các biến độc lập không tác động lên nhau. Điều đó được thể hiện qua hệ số phóng đại phương sai (VIF) của các biến đều < 10.

3.4.3. Kiểm định giả thuyết nghiên cứu

Các giả thuyết nghiên cứu cần được kiểm định là từ H1 đến H4. Theo kết quả hồi quy ở bảng 3.6 ta thấy rằng:

Giả thuyết H1: “Khi hoạt động đào tạo của trường được sinh viên đánh giá tăng hoặc giảm thì sự hài lịng của sinh viên cũng tăng hoặc giảm tương ứng” không bị bác bỏ với mức ý nghĩa 15% (sig. < 0,15). Mặc dù, nhân tố này có mức ý nghĩa tương đối cao so với mức ý nghĩa cho phép 0,05. Ttuy nhiên, đây là nhân tố quan trọng có ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục đại học nên đề tài vẫn giử lại trong mơ hình.

Giả thuyết H2: “Khi các phương tiện vật chất hữu hình của trường được sinh viên đánh giá tăng hoặc giảm thì sự hài lịng của sinh viên cũng tăng hoặc giảm tương ứng” không bị bác bỏ với mức ý nghĩa 5% (sig. < 0,05).

Giả thuyết H3: “Khi sự đảm bảo của trường được sinh viên đánh giá tăng hoặc giảm thì sự hài lòng của sinh viên cũng tăng hoặc giảm tương ứng” không bị bác bỏ với mức ý nghĩa 5% (sig. < 0,05).

Giả thuyết H4: “Khi sự cảm thôngcủa trường được sinh viên đánh giá tăng hoặc giảm thì sự hài lòng của sinh viên cũng tăng hoặc giảm tương ứng” không bị bác bỏ với mức ý nghĩa 5% (sig. < 0,05).

3.4.4. Thứ tự ưu tiên của các nhân tố trong mơ hình

Các hệ số hồi quy chuẩn hóa cho biết mức độ tác động của từng biến độc lập lên biến phụ thuộc. Trong mơ hình yếu tố sự đảm bảo (ASS) có mức độ tác động mạnh nhất đến sự hài lòng của sinh viên do hệ số hồi quy của biến này lớn nhất (β = 0,385). Điều này có nghĩa là khi nhân tố sự đảm bảo tăng lên 1 đơn vị thì sự hài lịng của sinh viên tăng lên 0,385 đơn vị. Thứ hai, là biến cơ sở vật chất (TAN) có hệ số hồi quy chuẩn hóa là (β=0,203). Thứ ba là biến sự cảm thông (β = 0,169). Cuối cùng là biến hoạt động đào tạo và giảng dạy (β=0,082).

3.4.5. Đánh giá sự phù hợp của mơ hình

Thước đo sự phù hợp của mơ hình tuyến tính thường dùng là hệ số xác định R2. Nguyên tắc đánh giá là nếu giá trị R2 càng gần đến 1 thì mơ càng thích hợp, R2 càng gần 0 mơ hình càng kém phù hợp với tập dữ liệu mẫu. Kết quả được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.7: Bảng đánh giá sự phù hợp của mơ hình

Mơ hình 1

R 0,701(a)

R Bình phương 0,491

R Bình phương điều chỉnh 0,486

Theo bảng số liệu trên ta thấy R2 = 0,491 và R2 điều chỉnh là 0,486. Điều này nói lên rằng độ thích hợp của mơ hình là 48,6%, hay nói cách khác là 48,6% độ biến thiên của biến phụ thuộc (sự hài lịng) được giải thích chung bởi các biến độc lập trong mơ hình.

3.4.6. Kiểm định giả thuyết về độ phù hợp của mơ hình

Để kiểm định độ phù hợp của mơ hình hồi quy tổng thể, ta đặt giả thuyết H0: β1= β2= β3= β4= 0. Nếu giả thuyết H0 bị bác bỏ điều đó có nghĩa các biến độc lập hiện có trong mơ hình

có thể giải thích được thay đổi của biến phụ thuộc. Hay nói cách khác mơ hình ta xây dựng phù hợp với tập dữ liệu.

Kiểm định F sử dụng trong bảng phân tích phương sai được sử dụng trong kiểm định này. Nếu mức ý nghĩa < 0,05 ta có thể bác bỏ giả thuyết H0 và có thể kết luận mơ hình hồi quy tuyến tính được xây dựng phù hợp với tập dữ liệu. Kết quả phân tích phương sai được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.8: Bảng phân tích phương sai ANOVA

Mơ hình

Tổng Bình

phương df

Trung bình

Bình phương F Mức ý nghĩa

1 Hồi quy 105,159 4 26,290 95,236 0,000(a)

Phần dư 109,039 395 0,276

Tổng 214,197 399

Trong bảng phân tích phương sai ANOVA ta thấy mức ý nghĩa = 0,0001 là rất nhỏ. Điều đó cho thấy rằng ta có thể bác bỏ giả thuyết H0. Và có thể kết luận mơ hình phù hợp với tập dữ liệu.

3.4.7. Kiểm định giả thuyết về sự bằng nhau của trung bình nhiều tổng thể (Phân tích phương sai ANOVA) tích phương sai ANOVA)

Để đánh giá sự cảm nhận của sinh viên các trường về chất lượng dịch vụ đào tạo của trường mình như thế nào, giả thuyết được đưa ra là:

H0 : Khơng có sự khác biệt về sự đánh giá chất lượng dịch vụ đào tạo giữa sinh viên các trường. Kết quả kiểm định được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.9: Bảng kết quả phân tích ANOVA

Biến Tổng Bình phương df Trung bình Bình phương F Mức ý nghĩa

SAT 11,012 4 2,753 5,352 0,000

EDU 22,928 4 5,732 16,173 0,000

TAN 39,554 4 9,888 19,757 0,000

ASS 17,156 4 4,289 8,791 0,000

Qua kết quả phân tích ANOVA ta thấy rằng mức ý nghĩa của các nhân tố đều nhỏ hơn 0,05. Điều đó cho thấy sinh viên của mỗi trường khác nhau sẽ cảm nhận về chất lượng dịch vụ đào tạo của trường mình sẽ khác nhau. Điều này là phù hợp với thực tế, vì mỗi trường có những đặc điểm và điều kiện khác nhau vì vậy chất lượng dịch vụ đào tạo của họ cũng sẽ khác nhau.

3.5. Thảo luận các kết quả nghiên cứu

Từ kết quả nghiên cứu trên cho thấy rằng, chất lượng đào tạo của các trường chưa đáp ứng được với yêu cầu của sinh viên và xã hội. Thể hiện ở các mặt hoạt động giảng dạy và đào tạo, cơ sở vật chất, sự cảm thông và sự đảm bảo. Vậy, đâu là nguyên nhân thuộc về chính sách đã tác động đến chất lượng giáo dục đại học hiện nay? Trong phần này đề tài chỉ đi phân tích một số nguyên nhân thuộc về chính sách có liên quan đến kết quả nghiên cứu của đề tài thể hiện ở hoạt động giảng dạy và đào tạo, cơ sở vật chất của trường.

3.5.1. Về cơ sở vật chất

Theo số liệu công bố của các trường trong mẫu khảo sát cho thấy một số chỉ tiêu của các trường chưa đáp ứng được yêu cầu mong muốn của sinh viên cũng như yêu cầu đảm bảo chất lượng của nhà nước quy định. Điều này là nguyên nhân dẫn đến sự hài lòng của sinh viên về cơ sở vật chất của trường không cao. Cụ thể được minh chứng ở bảng sau:

Bảng 3.10: Bảng so sánh giữa các trường về cơ sở vật chất

Đơn vị ĐH 1 ĐH 2 ĐH 3 ĐH 4 ĐH 5 Tổng diện tích đất sử dụng m2 8800 15918 50852 x 3281 Tổng số sinh viên sv 4166 18948 21553 x 6800 Diện tích đất sử dụng/ sv m2/sv 2.11 0,84 2.35 x 2.39 Số máy tính được sử dụng máy 480 669 x x 300 Số đầu sách trong thư viện quyển 21000 91710 x x 12287 Diện tích bình qn m2/sv

ở ký túc xá

m2/sv

3,6 0,53 x x 4,5

Nguồn: Báo cáo 3 công khai của các trường, (x) khơng tìm thấy số liệu Từ kết quả khảo sát trên cho thấy các chỉ tiêu về cơ sở vật chất của các trường trong mẩu khảo sát là rất thấp so với quy định của nhà nước. Nguyên nhân của việc một số trường chưa đảm bảo được về cơ sở vật chất là do khơng có tiền đầu tư và cũng khơng có đất để

xây dựng. Mặc dù trong báo cáo các trường có nêu là số diện tích đất do trường quản lý cao hơn rất nhiều số diện tích đất sử dụng. Cụ thể trường ĐH 1 số diện tích đất quản lý là 249.406 m2 nhưng thực tế số diện tích đất sử dụng là 8800 m2 hay trường ĐH 5 số diện tích đất quản lý 111.100 m2 thực tế sử dụng 3281 m2. Nguyên nhân của điều này được các trường lý giải là do chưa có “đất sạch” để xây trường. Nhà nước chỉ giao đất trên quy hoạch còn các trường phải tự thương lượng với dân để giải phóng mặt bằng và tái định cư cho những người đang sống trong khu vực đó. Ngồi ra, về kinh phí xây dựng một số trường cơng cịn gặp nhiều khó khăn, do chưa tự chủ được về mặt tài chính cũng như tự chủ về mặt kêu gọi hợp tác đầu tư. Bên cạnh đó, cả trường cơng và trường tư cũng gặp khơng ít khó khăn về thủ tục xin cấp phép xây dựng và các quy định trong tổ chức đầu thầu xây dựng và mua sắm máy móc thiết bị…

Điều này cho thấy sự quản lý của nhà nước về giáo dục đại học là chưa có sự quan tâm đúng mức. Ngồi ra, sự phối hợp giữa các Bộ, ngành và địa phương chưa có sự thống nhất trong việc cấp đất và cấp phép xây dựng. Đầu tư cho cơ sở vật chất là một công việc tốn rất nhiều kinh phí của trường, nếu khơng được nhà nước đầu tư thì các trường khơng thể tự thân vận động được. Trong khi đó đầu tư cho giáo dục cả nước mỗi năm chỉ ở mức 12 – 13% trong tổng chi ngân sách. Mặc dù đã có chính sách xã hội hóa giáo dục tuy nhiên, việc liên kết hợp tác với các nhà đầu tư hoặc các tổ chức, cá nhân đứng ra xin lập trường hiện nay còn gặp nhiều khó khăn do các thủ tục về hành chính theo quy định của nhà nước. Điều này một phần cũng do hiện nay chúng ta chưa có luật về giáo dục đại học (mới dự thảo lần thứ 4) vì vậy cũng gây khó khăn cho các tổ chức, các nhân muốn tham gia đầu tư vào giáo dục đại học, bởi thiếu sự rỏ ràng và nhất quán trong chính sách. Mặc dù hiện nay trong luật giáo dục có quy định về giáo dục đại học, tuy nhiên những quy định này vẫn còn mang tính chung chung chưa thật sự cụ thể cho bậc giáo dục đại học. Như trong điều 68 của luật giáo dục về Quyền của người học, còn quy định chung chung chưa nêu rỏ được quyền của sinh viên học cao đăng, đại học, như quyền được tự chọn mơn học (theo học chế tín chỉ) hay quyền được liên thơng từ cao đẳng nghề lên đại học…Vì vậy, cần thiết phải có luật giáo dục đại học để quy định rỏ ràng hơn.

3.5.2. Về hoạt động đào tạo và giảng dạy

Kết quả khảo sát sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ đào tạo của các trường cũng cho thấy, sinh viên cũng chưa hài lòng lắm về hoạt động đào tạo và giảng dạy của các trường trong mẩu khảo sát. Nguyên nhân của tình trạng này là do một số trường chưa đảm

bảo được tỷ lệ giữa giáo viên cơ hữu/sinh viên và tỷ lệ cán bộ, nhân viên/sinh viên. Điều này dẫn đến sự quá tải trong phục vụ và nâng cao chất lượng đào tạo của trường. Ngồi ra, chương trình đào tạo của nhiều trường cịn thiếu linh hoạt và khả năng ứng dụng thực tiễn chưa cao, làm cho sinh viên ra trường khó hồ nhập vào thực tế. Bảng số liệu sau sẽ cho thấy thực tế về các chỉ tiêu trên của các trường trong mẩu khảo sát.

Bảng 3.11: Bảng so sánh một số chỉ tiêu về hoạt động đào tạo và giảng dạy giữa các trường

Đơn vị ĐH 1 ĐH 2 ĐH 3 ĐH 4 ĐH 5 Tổng số giảng viên cơ hữu Người 221 479 x x 134 Tổng số cán bộ, nhân viên Người 60 949 x x 81 Tổng số sinh viên SV 4166 18948 21553 x 6800 Số sinh viên/ giảng viên SV/GV 18,85 39,56 x x 50,74 Số sv /cán bộ, nhân viên SV/CB 69,43 19,96 x x 83,95

Từ kết quả của bảng trên cho thấy một số trường trong mẫu khảo sát có tỷ lệ sinh viên/ giảng viên quá cao so với quy định của nhà nước, điều này đã làm giảm sự hài lòng của sinh viên về hoạt động đào tạo và giảng dạy của trường. Ngoài ra, cũng do một số quy định của nhà nước mà một số trường, nhất là các trường công lập chưa thể chủ động trong việc mời các đại diện doanh nghiệp hay các nhà nghiên cứu đến tham gia giảng dạy hay thuyết trình cho sinh viên. Một trong những quy định đó được các trường cho biết là quy định về thù lao của báo cáo viên, trường không thể tự quyết mà tất cả phải theo quy định chi tiêu cơng.

Lý giải vì sao sinh viên chưa hài lịng về chương trình đào tạo của trường, và cho rằng trường chưa tạo điều kiện để sinh viên có thể học nhanh tiến độ hay chương trình đào tạo của trường khó ứng dụng vào thực tế thì được một số trường cho biết; trường phải thực hiện theo chương trình khung của Bộ GD – ĐT, trường chỉ cố thể tự chủ trong 20% số tín chỉ của chương trình, vì vậy khó có thể đáp ứng được nhu cầu của xã hội luôn thay đổi. Thật vậy, Trong điều 41 (Luật giáo dục, 2005) quy định về chương trình, giáo trình giáo dục đại học, đã quy định; “Trên cơ sở thẩm định của Hội đồng quốc gia thẩm định ngành về chương trình giáo dục đại học, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định chương trình khung cho từng ngành đào tạo đối với trình độ cao đẳng, trình độ đại học bao gồm

cơ cấu nội dung các môn học, thời gian đào tạo, tỷ lệ phân bổ thời gian đào tạo giữa các môn học, giữa lý thuyết với thực hành, thực tập. Căn cứ vào chương trình khung, trường

cao đẳng, trường đại học xác định chương trình giáo dục của trường mình.” Ngồi ra,

Theo dự thảo 14 chiến lược giáo dục ở mục giáo dục đại học đã nêu: “…Nâng tỷ lệ sinh

viên trên một vạn dân lên 450 vào năm 2020. Mở rộng quy mơ giáo dục đại học ngồi công lập, phấn đấu đến 2020 tỷ lệ sinh viên học trong các cơ sở giáo dục đại học ngồi cơng lập chiếm khoảng 40% tổng số sinh viên trong cả nước.” Nếu theo mục tiêu chiến

lược này thì số sinh viên sẽ tăng nhanh chóng trong 10 năm tới trong khi đó trong dự thảo khơng thấy nêu chỉ tiêu phát triển giảng viên. Điều này sẽ dẫn đến tỷ lệ giảng viên/sinh viên sẽ cao hơn nữa và chất lượng có thể sẽ khơng được đảm bảo.

Từ những nguyên nhân trên đề tài thấy rằng sở dĩ các trường chưa đáp ứng được sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo một phần là do các yếu tố thuộc về chính sách của nhà nước về giáo dục đại học. Cụ thể là sự quản lý của nhà nước về giáo dục đại học, thiếu sự quan tâm, thiếu sự phối hợp giữa các Bộ, ngành và địa phương. Thêm vào đó, hệ thống văn bản pháp luật còn chưa đầy đủ và hồn chỉnh – chưa có luật giáo dục đại học và chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2020. Từ nhận định trên, phần tiếp theo của đề tài sẽ đưa ra một số gợi ý chính sách nhằm nâng cao chất lượng cho giáo dục đại học trong thời gian tới.

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH 5.1. Kết luận

Qua kết quả khảo sát thực tế sự hài lòng của sinh viên chính quy ngành Quản trị kinh doanh về chất lượng dịch vụ đào tạo của các trường ta thấy rằng:

- Thứ nhất, có thể áp dụng mơ hình Servperf để đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng giáo dục đại học. Tuy nhiên, về các nhân tố ảnh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên ngành quản trị kinh doanh về chất lượng đào tạo tại một số trường đại học ở thành phố hồ chính minh (Trang 38)