Bảng so sánh giữa các trường về cơ sở vật chất

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên ngành quản trị kinh doanh về chất lượng đào tạo tại một số trường đại học ở thành phố hồ chính minh (Trang 41 - 72)

Đơn vị ĐH 1 ĐH 2 ĐH 3 ĐH 4 ĐH 5 Tổng diện tích đất sử dụng m2 8800 15918 50852 x 3281 Tổng số sinh viên sv 4166 18948 21553 x 6800 Diện tích đất sử dụng/ sv m2/sv 2.11 0,84 2.35 x 2.39 Số máy tính được sử dụng máy 480 669 x x 300 Số đầu sách trong thư viện quyển 21000 91710 x x 12287 Diện tích bình qn m2/sv

ở ký túc xá

m2/sv

3,6 0,53 x x 4,5

Nguồn: Báo cáo 3 công khai của các trường, (x) khơng tìm thấy số liệu Từ kết quả khảo sát trên cho thấy các chỉ tiêu về cơ sở vật chất của các trường trong mẩu khảo sát là rất thấp so với quy định của nhà nước. Nguyên nhân của việc một số trường chưa đảm bảo được về cơ sở vật chất là do khơng có tiền đầu tư và cũng khơng có đất để

xây dựng. Mặc dù trong báo cáo các trường có nêu là số diện tích đất do trường quản lý cao hơn rất nhiều số diện tích đất sử dụng. Cụ thể trường ĐH 1 số diện tích đất quản lý là 249.406 m2 nhưng thực tế số diện tích đất sử dụng là 8800 m2 hay trường ĐH 5 số diện tích đất quản lý 111.100 m2 thực tế sử dụng 3281 m2. Nguyên nhân của điều này được các trường lý giải là do chưa có “đất sạch” để xây trường. Nhà nước chỉ giao đất trên quy hoạch còn các trường phải tự thương lượng với dân để giải phóng mặt bằng và tái định cư cho những người đang sống trong khu vực đó. Ngồi ra, về kinh phí xây dựng một số trường cơng cịn gặp nhiều khó khăn, do chưa tự chủ được về mặt tài chính cũng như tự chủ về mặt kêu gọi hợp tác đầu tư. Bên cạnh đó, cả trường cơng và trường tư cũng gặp khơng ít khó khăn về thủ tục xin cấp phép xây dựng và các quy định trong tổ chức đầu thầu xây dựng và mua sắm máy móc thiết bị…

Điều này cho thấy sự quản lý của nhà nước về giáo dục đại học là chưa có sự quan tâm đúng mức. Ngoài ra, sự phối hợp giữa các Bộ, ngành và địa phương chưa có sự thống nhất trong việc cấp đất và cấp phép xây dựng. Đầu tư cho cơ sở vật chất là một công việc tốn rất nhiều kinh phí của trường, nếu khơng được nhà nước đầu tư thì các trường khơng thể tự thân vận động được. Trong khi đó đầu tư cho giáo dục cả nước mỗi năm chỉ ở mức 12 – 13% trong tổng chi ngân sách. Mặc dù đã có chính sách xã hội hóa giáo dục tuy nhiên, việc liên kết hợp tác với các nhà đầu tư hoặc các tổ chức, cá nhân đứng ra xin lập trường hiện nay cịn gặp nhiều khó khăn do các thủ tục về hành chính theo quy định của nhà nước. Điều này một phần cũng do hiện nay chúng ta chưa có luật về giáo dục đại học (mới dự thảo lần thứ 4) vì vậy cũng gây khó khăn cho các tổ chức, các nhân muốn tham gia đầu tư vào giáo dục đại học, bởi thiếu sự rỏ ràng và nhất quán trong chính sách. Mặc dù hiện nay trong luật giáo dục có quy định về giáo dục đại học, tuy nhiên những quy định này vẫn còn mang tính chung chung chưa thật sự cụ thể cho bậc giáo dục đại học. Như trong điều 68 của luật giáo dục về Quyền của người học, còn quy định chung chung chưa nêu rỏ được quyền của sinh viên học cao đăng, đại học, như quyền được tự chọn mơn học (theo học chế tín chỉ) hay quyền được liên thơng từ cao đẳng nghề lên đại học…Vì vậy, cần thiết phải có luật giáo dục đại học để quy định rỏ ràng hơn.

3.5.2. Về hoạt động đào tạo và giảng dạy

Kết quả khảo sát sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ đào tạo của các trường cũng cho thấy, sinh viên cũng chưa hài lòng lắm về hoạt động đào tạo và giảng dạy của các trường trong mẩu khảo sát. Nguyên nhân của tình trạng này là do một số trường chưa đảm

bảo được tỷ lệ giữa giáo viên cơ hữu/sinh viên và tỷ lệ cán bộ, nhân viên/sinh viên. Điều này dẫn đến sự quá tải trong phục vụ và nâng cao chất lượng đào tạo của trường. Ngồi ra, chương trình đào tạo của nhiều trường còn thiếu linh hoạt và khả năng ứng dụng thực tiễn chưa cao, làm cho sinh viên ra trường khó hồ nhập vào thực tế. Bảng số liệu sau sẽ cho thấy thực tế về các chỉ tiêu trên của các trường trong mẩu khảo sát.

Bảng 3.11: Bảng so sánh một số chỉ tiêu về hoạt động đào tạo và giảng dạy giữa các trường

Đơn vị ĐH 1 ĐH 2 ĐH 3 ĐH 4 ĐH 5 Tổng số giảng viên cơ hữu Người 221 479 x x 134 Tổng số cán bộ, nhân viên Người 60 949 x x 81 Tổng số sinh viên SV 4166 18948 21553 x 6800 Số sinh viên/ giảng viên SV/GV 18,85 39,56 x x 50,74 Số sv /cán bộ, nhân viên SV/CB 69,43 19,96 x x 83,95

Từ kết quả của bảng trên cho thấy một số trường trong mẫu khảo sát có tỷ lệ sinh viên/ giảng viên quá cao so với quy định của nhà nước, điều này đã làm giảm sự hài lòng của sinh viên về hoạt động đào tạo và giảng dạy của trường. Ngoài ra, cũng do một số quy định của nhà nước mà một số trường, nhất là các trường công lập chưa thể chủ động trong việc mời các đại diện doanh nghiệp hay các nhà nghiên cứu đến tham gia giảng dạy hay thuyết trình cho sinh viên. Một trong những quy định đó được các trường cho biết là quy định về thù lao của báo cáo viên, trường không thể tự quyết mà tất cả phải theo quy định chi tiêu công.

Lý giải vì sao sinh viên chưa hài lịng về chương trình đào tạo của trường, và cho rằng trường chưa tạo điều kiện để sinh viên có thể học nhanh tiến độ hay chương trình đào tạo của trường khó ứng dụng vào thực tế thì được một số trường cho biết; trường phải thực hiện theo chương trình khung của Bộ GD – ĐT, trường chỉ cố thể tự chủ trong 20% số tín chỉ của chương trình, vì vậy khó có thể đáp ứng được nhu cầu của xã hội luôn thay đổi. Thật vậy, Trong điều 41 (Luật giáo dục, 2005) quy định về chương trình, giáo trình giáo dục đại học, đã quy định; “Trên cơ sở thẩm định của Hội đồng quốc gia thẩm định ngành về chương trình giáo dục đại học, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định chương trình khung cho từng ngành đào tạo đối với trình độ cao đẳng, trình độ đại học bao gồm

cơ cấu nội dung các môn học, thời gian đào tạo, tỷ lệ phân bổ thời gian đào tạo giữa các môn học, giữa lý thuyết với thực hành, thực tập. Căn cứ vào chương trình khung, trường

cao đẳng, trường đại học xác định chương trình giáo dục của trường mình.” Ngồi ra,

Theo dự thảo 14 chiến lược giáo dục ở mục giáo dục đại học đã nêu: “…Nâng tỷ lệ sinh

viên trên một vạn dân lên 450 vào năm 2020. Mở rộng quy mô giáo dục đại học ngồi cơng lập, phấn đấu đến 2020 tỷ lệ sinh viên học trong các cơ sở giáo dục đại học ngồi cơng lập chiếm khoảng 40% tổng số sinh viên trong cả nước.” Nếu theo mục tiêu chiến

lược này thì số sinh viên sẽ tăng nhanh chóng trong 10 năm tới trong khi đó trong dự thảo khơng thấy nêu chỉ tiêu phát triển giảng viên. Điều này sẽ dẫn đến tỷ lệ giảng viên/sinh viên sẽ cao hơn nữa và chất lượng có thể sẽ khơng được đảm bảo.

Từ những nguyên nhân trên đề tài thấy rằng sở dĩ các trường chưa đáp ứng được sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo một phần là do các yếu tố thuộc về chính sách của nhà nước về giáo dục đại học. Cụ thể là sự quản lý của nhà nước về giáo dục đại học, thiếu sự quan tâm, thiếu sự phối hợp giữa các Bộ, ngành và địa phương. Thêm vào đó, hệ thống văn bản pháp luật cịn chưa đầy đủ và hồn chỉnh – chưa có luật giáo dục đại học và chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2020. Từ nhận định trên, phần tiếp theo của đề tài sẽ đưa ra một số gợi ý chính sách nhằm nâng cao chất lượng cho giáo dục đại học trong thời gian tới.

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH 5.1. Kết luận

Qua kết quả khảo sát thực tế sự hài lịng của sinh viên chính quy ngành Quản trị kinh doanh về chất lượng dịch vụ đào tạo của các trường ta thấy rằng:

- Thứ nhất, có thể áp dụng mơ hình Servperf để đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng giáo dục đại học. Tuy nhiên, về các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo (thang đo) đã được điều chỉnh từ 5 nhân tố với 22 biến theo mơ hình đề xuất của Servperf cịn 4 nhân tố với 24 biến theo nghiên cứu này là: Hoạt động đào tạo và giảng dạy, Cơ sở vật chất hữu hình, Sự đảm bảo và sự cảm thơng.

- Thứ hai, Kết quả khảo sát cho thấy đa số sinh viên đánh giá về chất lượng dịch vụ đào tạo của trường mình khơng cao và chưa hài lịng với các phương tiện hữu hình của trường mình như: khu vui chơi, giải trí, thư viện, ký túc xá và phịng học, phịng máy tính. Ngồi ra sinh viên cũng chưa hài lòng về phong cách phục vụ của nhân viên và các bộ phận có trách nhiệm của trường mình.

Thứ ba, Trong các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo của các trường thì nhân tố “sự đảm bảo” (ASS) là có mức tác động mạnh nhất, kế đến là nhân tố “cơ sở vật chất hữu hình”, thứ ba là nhân tố “sự cảm thơng” và thư tư là nhân tố “hoạt động đào tạo và giảng dạy”.

Thứ tư, các yếu tố thuộc về chính sách của nhà nước về giáo dục đại học như hệ thống văn bản luật, chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2020 và quản lý của nhà nước về giáo dục đại học. Thảo luận cho thấy chưa có luật giáo dục đại học (dự thảo lần thứ 4), chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2020 cũng còn nằm trong dự thảo (dự thảo lần thứ 14) và quản lý của nhà nước về giáo dục đại học chưa có sự thống nhất và phối hợp với các Bộ ngành và địa phương.

Từ những kết luận trên đề tài đưa ra một số gợi ý chính sách về giáo dục đại học cụ thể được trình bày ở phần tiếp theo.

5.2. Gợi ý chính sách

5.2.1. Hồn thiện hệ thống văn bản luật và chiến lược phát triển giáo dục

Chính phủ cần sớm ban hành luật giáo dục đại học và chiến lược phát triển giáo dục để làm cơ sở pháp lý cho các trường và các tổ chức, cá nhân trong xã hội tham gia và thực hiện nhằm đảm bảo chất lượng giáo dục của nước nhà. Điều quan trọng trong luật giáo dục,

theo quan điểm của đề tài cần giao quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm hơn nữa cho các trường để các trường chủ động nâng cao chất lượng đào tạo của mình, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Bởi nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước mỗi địa phương mỗi khác và mỗi giai đoạn cũng đều khác nhau. Vì vậy, nếu chậm thay đổi là không phù hợp với nhu cầu thực tế và xu hướng phát triển của đất nước. Trong khi đó nếu luật quy định chương trình khung do Bộ GD & ĐT quyết định và thống nhất cho tất cả các trường thì điều này ảnh hưởng đến “khả năng đáp ứng” của trường như trong kết quả khảo sát của đề tài và cũng ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục của đất nước.

Đối với chiến lược phát triển giáo dục, theo quan điểm của đề tài Chính phủ cần điều chỉnh lại chỉ tiêu về quy mô trong giáo dục đại học. Như phân tích của đề tài với quy mơ 450 sinh viên/vạn dân vào năm 2020 là khó thực hiện và nếu chạy theo chỉ tiêu này thì khó đảm bảo được chất lượng trong giáo dục đại học. Theo quan điểm của đề tài quy mô sinh viên đến năm 2020 có thể là 350 sinh viên trên vạn dân là phù hợp với xu hướng phát triển hiện nay (theo dự báo của đề tài).

5.2.2. Tăng cường quản lý của nhà nước về giáo dục đại học

5.2.2.1. Thường xuyên kiểm tra hoạt động đào tạo và đảm bảo chất lượng của các trường

Việc thiếu kiểm tra thường xuyên về hoạt động đào tạo và đảm bảo chất lượng của các trường trong thời gian vừa qua như theo nhận xét của Bộ GD & ĐT đã dẫn đến những trường không đảm bảo về chất lượng đào tạo vẫn hoạt động bình thường. Điều này ảnh hưởng khơng nhỏ đến chất lượng giáo dục đại học của cả nước. Theo quan điểm của đề tài ít nhất 2 năm một lần Bộ GD & ĐT cần khảo sát thực tế tình hình hoạt động và đảm bảo chất lượng của các trường. Có như vậy mới có thể phát hiện những sai sót và kịp thời điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu phát triển của đất nước và đảm bảo chất lượng đào tạo trong giáo dục đại học. Việc khảo sát chất lượng đào tạo của các trường không nhất thiết Bộ GD & ĐT phải làm mà có thể “th ngồi”

5.2.2.2.Quy hoạch mạng lưới các cụm trường

Hiện nay do thiếu quy hoạch và phối hợp giữa các Bộ ngành và địa phương nên các trường khơng có đất để xây dựng hoặc xây dựng manh múng gây lãng phí. Để đảm bảo tăng về quy mô sinh viên và cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động đào tạo của các trường theo quan điểm của đề tài cần thiết phải xây dựng các cụm trường tập trung, trong đó có 1 hệ

thống thư viện, phịng thí nghiệm, thực nghiệm,… dùng chung cho sinh viên các trường trong khu vực đó. Điều này có thể tránh lãng phí mà đáp ứng được nhu cầu về cơ sở vật chất phục vụ học tập, nghiên cứu của sinh viên và giáo viên một cách hiện đại và đầy đủ. Điều này cũng giảm được những khó khăn trong việc phối hợp các Bộ ngành và địa phương bởi không ảnh hưởng đến nhiều địa phương

5.2.3. Mở cửa cho các trường nước ngoài vào đầu tư

Song song với việc hợp tác khu vực chính phủ nên cho phép các trường nước ngoài được đầu tư tại Việt Nam. Điều này gớp phần tạo sự cạnh tranh giữa các trường trong nước với các trường nước ngoài trong việc nâng cao chất lượng đào tạo. Hiện nay có một số trường nước ngoài vào Việt Nam nhưng chỉ dừng lại ở liên kết đào tạo, điều này cũng gớp phần nâng cao chất lượng đào tạo trong nước nhưng chưa triệt để, chưa tạo được sự cạnh tranh để nâng cao chất lượng của các trường và các trường nước ngoài chỉ liên kết với các trường trong nước thông qua các chương trình đào tạo mà chưa có sự đầu tư đáng kể về cơ sở vật chất hay trang thiết bị để phục vụ cho giảng dạy và nghiên cứu.

Việc mở cửa cho các trường nước ngoài vào đầu tư tại Việt Nam cũng gớp phần vào việc giảm tỷ lệ sinh viên đi du học và có thể hướng đến “xuất khẩu giáo dục” của Việt Nam. Bởi khi có nhiều trường nước ngồi vào Việt Nam họ khơng chỉ tuyển sinh trong nước mà có thể sẽ tuyên sinh ở các nước khác. Điều này sẽ giúp cho Việt Nam tận dụng được nguồn lực của các nước và nhanh chóng hội nhập với thế giới.

Tài liệu tham khảo Tiếng Việt

1. Nguyễn Kim Dung, Phạm Xuân Thanh (2003), “Về một số khái niệm thường dùng trong đảm bảo chất lượng giáo dục đại học”, Tạp chí Giáo dục, số (66), tháng 9/2003.

2. Nguyễn Tiến Đạt (2007), Kinh nghiệm và thành tựu phát triển giáo dục và đào tạo

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên ngành quản trị kinh doanh về chất lượng đào tạo tại một số trường đại học ở thành phố hồ chính minh (Trang 41 - 72)