Những khó khăn trong quá trình vay vốn

Một phần của tài liệu Thực trạng vay vốn từ ngân sách xã hội của sinh viên khoa kinh tế quản trị kinh doanh trường đại học An Giang (Trang 31 - 47)

Kết quả nghiên cứu về vấn đề khó khăn của sinh viên gặp phải khi vay vốn từ NHCSXH đa phần là giải ngân chậm (chiếm 75%), không có khó khăn (chiếm 15%), thủ tục phức tạp (chiếm 5%), số tiền vay ít (chiếm 5%). Sau đây là đồ thị về kết quả khảo sát:

Chính sách tín dụng đối với sinh viên mà Chính phủ ban hành đã giúp đỡ rất nhiều cho những sinh viên gặp hoàn cảnh khó khăn, giúp sinh viên có thên niềm tin và nghị lực để tiếp bước đến con đường Đại học. Tuy nhiên trong quá trình vay vốn từ lúc lập hồ sơ

Nhận 1 lần vào đầu năm học. 85% Nhận 2 lần trong đầu mỗi học kỳ 10%

Nhận hàng tháng 5%

Tổng cộng 100%

cho đến lúc giải ngân đối với một số gia đình cũng vướng phải một số khó khăn, và chính những khó khăn này đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập của sinh viên.

Việc giải ngân chậm là khó khăn mà sinh viên gặp phải chiếm tỷ lệ cao nhất. Đã ảnh hưởng đến việc học tập của sinh viên và gây khó khăn cho nhiều hộ gia đình nuôi con ăn học, có những hộ phải vay vốn lãi suất cao, phải bán trâu , bò đóng góp cho con có điều kiện để học tập. Đó cũng là khó khăn cho sinh viên và cả gia đình của sinh viên. Một lý do khác mà sinh viên cho biết khó khăn về việc giải ngân chậm là nộp hồ sơ đã lâu, gần hết học kỳ mà vẫn chưa nhận được vốn vay, làm ảnh hưởng đến kết quả học tập như: trễ hạn đóng học phí, không mua được giáo trình, thiếu thốn về việc ăn ở, sinh hoạt, đi lại của sinh viên…

Về khó khăn của sinh viên khi thủ tục phức tạp (chiếm 5%) cũng được biết khi làm hồ sơ các bạn không được sự giúp đỡ hổ trợ nhiệt tình của Chính quyền địa phương hoặc của Tổ TK&VV. Đòi hỏi thủ tục rườm rà, trong quá trình làm thủ tục còm thiếu sót phải bổ sung nhiều lần dẫn đến mất thời gian, công sức và chi phí đi lại.

Bên cạnh đó, số tiền vay ít (chiếm 5%) khi phỏng vấn được các bạn cho biết khó khăn về số tiền vay ít là do số tiền vay này không đủ cho các bạn chi tiêu trong quá trình học tập. Khi học phí tăng cao và chi phí cho tài liệu hay dụng cụ học tập ngày một tăng lên dẫn đến số tiền vay này không đủ trong việc chi tiêu cho các khoản, đôi lúc gia đình các bạn phải vay ngoài để phụ vào.

Tuy nhiên, 15% còn lại cho rằng không có khó khăn gì trong quá trình đi vay. Vì khi vay có người đứng ra bảo lãnh nên phó thác hết cho người bảo lãnh mọi thủ tục cũng như việc nhận tiền, nên không quan tâm nhiều đến vấn đề này mà chỉ cần đợi tiền về là sử dụng.

Riêng đối tượng đã từng vay nhưng hiện tại không được vay tiếp, có nhu cầu vay ngoài những khó khăn trong quá trình đi vay lúc trước và hiện tại vẫn gặp một số khó khăn riêng. Theo khảo sát, hiện nay diễn biến tình hình cũng rất phức tạp. Trong tổng số mẫu nghiên cứu thì sinh viên không được vay chiếm 50% sinh viên không thuộc đối tượng vay, 40% sinh viên bị địa phương không xét duyệt, 10% sinh viên làm đơn trễ, và không có sinh viên nào cho rằng lý do không được vay vì nhà trường không xác nhận. Thông tin được biểu hiện qua biểu đồ sau:

Kết quả khảo sát được khó khăn mà đối tượng này gặp phải là do không thuộc đối tượng vay chiếm tỷ lệ cao. Do vậy, trong quá trình thực hiện một số cơ quan đoàn thể, chính quyền địa phương chưa xác định rõ trách nhiệm của mình, chưa làm tốt việc xác

nhận, lựa chọn đúng đối tượng khó khăn thụ hưởng chương trình làm cho một trong số đối tượng thuộc vào trường hợp này rơi vào tình trạng không được xét duyệt gây khó khăn cho sinh viên về việc đóng học phí hay chi tiêu cho việc học tập.

Bên cạnh đó, lý do dẫn đến khó khăn cho sinh viên trong việc địa phương không xét duyệt là nguồn vốn giải ngân lớn, thời gian cho vay kéo dài (9 năm đối với sinh viên đại học và 3 năm đối với HSSV học nghề), trong khi đối tượng được hưởng thụ ngày càng mở rộng. Đồng thời, việc xác định đối tượng được thụ hưởng còn tồn tại nhiều vấn đề. Mặc dù cơ chế dân chủ (cho dân bình bầu hộ nghèo) nhưng một số địa phương triển khai chưa đến nơi đến chốn, dẫn đến việc xác định đối tượng chưa chính xác(16). Làm cho một số đối tượng có nhu cầu vay bị thiệt thòi vì một số địa phương xác nhận không chính xác. Đặc biệt, việc xác định đối tượng nghèo và cận nghèo mang tính định tính, nên một số địa phương làm tắt theo kiểu tạo điều kiện cho tất cả sinh viên đều được vay. Một số địa phương chạy theo bệnh thành tích, nên mỗi địa phương chỉ đưa ra một số hộ nghèo nhất định, khiến nhiều HSSV khó khăn trong việc tiếp cận. Điều đó đi chưa chuẩn với những chính sách của Nhà nước(16). Đã làm không ít những sinh viên thuộc đối tượng này bị địa phương bỏ sót vì chạy theo bệnh thành tích. Theo khảo sát, có 40% sinh viên cho rằng không được vay tiếp tục là do địa phương không xét duyệt.

Một số khác cho rằng lý do không được vay là vì làm đơn trễ thời hạn (10%). Theo kết quả khảo sát, các sinh viên này cho rằng do cách thức vay không thống nhất, mỗi nơi làm mỗi kiểu gây không ít khó khăn cho nhà trường và sinh viên. Bên cạnh đó, thời điểm cho vay cũng không thống nhất, có nơi dễ dãi nên sinh viên có nhu cầu là được xác nhận suốt các học kỳ. Có ngân hàng triển khai việc cho vay diễn ra chỉ trong vòng một tuần lễ, nên khá nhiều sinh viên không được xét do quá thời hạn quy định.

Không có đối tượng nào cho rằng việc không được ngân hàng xét duyệt là do nhà trường không xác nhận cho sinh viên. Vì tất cả các trường đại học đều muốn tạo điều kiện giúp đỡ cho sinh viên của mình có cơ hội về tài chính để học tập tốt hơn. Nên đối tượng nào có nhu cầu muốn vay thì đều được sự xác nhận của nhà trường.

Nhìn chung, theo như kết quả nghiên cứu cho thấy cả hai đối tượng đều gặp phải khó khăn về giải ngân chậm chiếm tỷ lệ cao hơn so với không được địa phương xét duyệt, hay bị trễ thời hạn vay từ ngân hàng, hoặc không được nhà trường xác nhận. Tuy nhiên, riêng về đối tượng đã vay nhưng không được vay tiếp vẫn có nhu cầu vay thì gặp thêm một số khó khăn như: vay không đúng đối tượng chiếm tỷ lệ cao nhất; kế tiếp là một số sinh viên thì gặp khó khăn từ phía địa phương không được địa phương xét duyệt; và kế tiếp là một số sinh viên làm đơn trễ thời hạn.

4.7. So sánh mục đích sử dụng vốn vay 4.6.1 Mục đích của ngân hàng cho vay

Kết quả nghiên cứu được cho thấy có đến 75% sinh viên biết được mục đích cho vay của NHCSXH (đóng tiền học phí và trang trải cho việc học tập), chứng tỏ các bạn sinh viên có vay vốn rất quan tâm đến thông tin về ngân hàng chính sách. Còn lại 25% các bạn sinh viên khác không cần biết được mục đích cho vay của ngân hàng do các bạn không cần tìm hiểu, chỉ mong sao lấy được tiền vay nhanh nhất.

(Nguồm: (16) T.Huế-A.Đức, 14.09.2010, Chương trình tín dụng cho sinh viên năm 2010-2011: Mở rộng đối tượng cho vay [Trực tuyến]. Pháp luật đời sống. Đọc từ: http://www.doisongphapluat.com.vn/Story.aspx? lang=vn&zoneparent=0&zone=6&ID=5925 (đọc ngày: 13.06.2011)

Đa phần sinh viên nhận thức được mục đích ngân hàng cho vay khi cam kết hợp đồng ban đầu là vì trước khi đi vay sinh viên đã dự tính sử dụng tiền vay vào những việc gì cho học tập. Như vậy, nhu cầu về vay vốn của các bạn là khá cao, các sinh viên suy nghĩ về việc sử dụng số tiền này như thế nào rất cẩn trọng và rõ ràng, điều này rất quan trọng trong việc sử dụng tiền vay cho hợp lý. Chính vì thế, có đến 65% sinh viên cho rằng đã suy nghĩ về mục đích sử dụng tiền vay trước khi đi vay, và số còn lại có 35% sinh viên cho rằng sau khi đi vay mới suy nghĩ việc sử dụng tiền vay đó như thế nào.

4.6.2 Thực tế sử dụng tiền vay

Một kết quả khả quan là có 60% sinh viên sử dụng đúng với mục đích là học tập (đóng học phí và trang trải cho chi phí học tập) đây là một dấu hiệu đáng mừng vì các bạn sử dụng số tiền này đúng với mục đích cho vay của ngân hàng. Các sinh viên thuộc nhóm này phần lớn là ở khu vực nông thôn và có hoàn cảnh gia đình rất khó khăn, không có khả năng chi trả cho các khoản phí của mình trong suốt 4 năm học đại học. Một lý do khác là phần lớn các sinh viên nào được giải ngân sớm hơn vào đúng ngay đầu năm học thì sử dụng đúng với mục đích vay.

Tuy nhiên, số còn lại là 20% sử dụng cho việc giúp đỡ gia đình, 15% là sử dụng vào nhu cầu cá nhân và 5% là sử dụng vào mục đích khác. Nguyên nhân dẫn đến việc sử dụng vốn vay ngoài mục đích đi vay là:

−Thời điểm nhận nguồn vốn vay không đúng với thời gian nhập học nên trong thời gian đó người đi vay vốn sử dụng nguồn vốn này ưu tiên giải quyết những khó khăn đang gặp phải. Và nguyên nhân dẫn đến việc nhận vốn không đúng thời gian nhập học có thể là do ngân hàng giải ngân chậm so với đầu năm học.

−Do gia đình của người đi vay gặp khó khăn đột xuất như gia đình có người bệnh, tai nạn, mất mùa, xây nhà, chăn nuôi hay đem đi buôn bán…

−Do số tiền đi vay nhiều hơn so với mục đích đi vay, do đó người đi vay sử dụng khoảng tiền để sử dụng cho mục đích khác như chi tiêu cho nhu cầu cá nhân, giải trí, mua sắm tiện nghi máy vi tính, xe, điện thoại hay vật dụng khác.

Tuy nhiên, các sinh viên này đa phần là đang học tập nên việc chi tiêu cho học tập là chính, nếu có sử dụng cho những mục đích khác thì cũng sử dụng một phần vì do những lý do khách quan nhằm giải quyết những khó khăn trước mắt và cuối cùng sẽ sử dụng vốn theo đúng mục đích ban đầu. Đây là một trong những ưu điểm mà khi cho sinh viên vay vốn NHCSXH hoàn toàn yên tâm về nguồn vốn vay của mình.

4.6.3 So sánh mục đích sử dụng vốn vay

Từ những phân tích về mục đích của NHCSXH cho vay với thực tế sử dụng tiền vay của sinh viên thì thấy rằng không có sự khác biệt nhiều về mục đích thực tế sử dụng tiền so với mục đích cho vay của NH khi hợp đồng ban đầu. Đa phần các bạn cho rằng sử dụng tiền để phục vụ cho việc học tập. Bên cạnh đó, vẫn có tỷ lệ nhỏ các bạn sinh viên dùng số tiền không đúng với mục đích cho vay của NH. Hy vọng rằng các bạn sinh viên sử dụng tiền vay vào mục đích học tập để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay, và sẽ cải thiện được năng lực học tập của mình theo hướng tiến bộ hơn. Khi sử dụng đúng mục đích của NH thì chi phí cho việc học tập không là gánh nặng cho bản thân và gia đình của các bạn. Tuy nhiên, vẫn có một số lưu ý cho các bạn không sử dụng tiền vay đúng mục đích ban đầu khi hợp đồng với NH nên cẩn trọng trong quyết định của mình để sử dụng số tiền sao cho hiểu quả và không gây lãng phí.

Tuy nhiên, một kết quả khảo sát về yếu tố tác động đến việc sử dụng tiền vay của sinh viên thì được biết đa phần là bị tác động bởi hoàn cảnh gia đình là chiếm tỷ lệ cao nhất 70%. Điều đó cho thấy rằng, phần lớn hoàn cảnh gia đình của các sinh viên này là khó khăn. Chính vì thế, các bậc phụ huynh đều muốn vay tiền cho con đi học nên việc sử dụng tiền vay đều được kiểm soát từ cha mẹ. Trong việc chi tiêu tiền vay cũng cần cân nhắc đến hoàn cảnh gia đình. Còn việc sử dụng tiền không bị tác động gì hết chiếm tỷ lệ 20% số sinh viên được hỏi thì cho rằng khi nhận được tiền các bạn sinh viên hoàn toàn được quyền sử dụng độc lập không phụ thuộc vào ý kiến của gia đình. Còn lại 10% là các yếu tố ảnh hưởng khác. Vì bản thân các bạn có thể tự nhận ra mục đích cần thiết và đúng đắn cho mình, còn tác động do bạn bè thì hầu như không có bởi các bạn sinh viên có thể tự chủ được bản thân có lẽ cũng có tham khảo ý kiến từ bạn bè nhưng không ảnh hưởng nhiều. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bên cạnh đó, quyền sử dụng tiền vay của sinh viên cũng vậy, đa phần là do gia đình các bạn quyết định (65%). Bởi theo như khảo sát việc sử dụng tiền của các bạn đều bị tác động hoàn cảnh gia đình. Điều đó cho thấy rằng, yếu tố này quan trọng mang tính chất quyết định cho việc sử dụng vốn vay của các bạn. Với những hoàn cảnh khác nhau, thì các bạn sẽ có những mục đích sử dụng vốn vay khác nhau, gia đình là nơi các bạn chia sẽ mọi cảm xúc và quan trọng hơn đây là nơi sẽ góp phần đứng ra bảo lãnh tiền vay cho sinh viên. Chính vì thế, gia đình sẽ là yếu tố quyết định chính, đồng thời gia đình sẽ giúp các bạn đưa ra những quyết định chi tiêu phù hợp hơn.

Tóm lại, những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng tiền vay của các sinh viên đa phần đều hướng đến mục đích chi tiêu cho học tập của sinh viên, điều đó đúng với mục đích mà NHCSXH cho vay. Do vậy, đã làm cho chính sách của chính phủ đưa ra hiệu quả hơn, giúp ích cho rất nhiều sinh viên có hoàn cảnh khó khăn tiếp tục được học tập và ổn định hơn trong vấn đề chi tiêu cho học tập.

4.7. Tóm tắt chương

Kết quả khảo sát cho thấy tình hình vay vốn hiện nay rất phức tạp, một số sinh viên đã gặp vấn đề khó khăn trong qua trình đi vay tạo ra một số trở ngại cho phía sinh viên cùng với phía NHCSXH các đoàn thể có liên quan. Cùng với nhiều chính sách thay đổi và những yếu tố ảnh hưởng đã làm cho không ít sinh viên từng vay nhưng không được vay tiếp tục gây trở ngại cho các bạn trong việc vay vốn. Bên cạnh đó, một kết quả khả quan là đa phần sinh viên sử dụng tiền đúng mục đích mang lại hiệu quả tích cực, đồng thời cũng có không ít những sinh viên có nhu cầu vay vốn học tập để chi tiêu trong giai đoạn khó khăn hiện nay của nền kinh tế đang biến động.

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.4. Kết luận

Qua kết quả nghiên cứu xin đưa ra một số kết luận sau:

Các sinh viên khó khăn, cụ thể là sinh viên đã từng vay nhưng không được vay tiếp tục hiện đang có nhu cầu muốn vay và những sinh viên chưa từng vay hiện đang có nhu cầu vay đều muốn sử dụng nguồn vốn vay từ NHCSXH, nguồn vốn này chiếm một phần hoặc hoàn toàn là vốn phục vụ cho học tập. Vì thế, vốn vay là một phần quan trọng trong hoạt động học tập hiện nay của sinh viên khoa Kinh tế-QTKD trường đại học An Giang.

Một số sinh viên đã có những khó khăn trong quá trình vay vốn từ NHCSXH như: việc ngân hàng giải ngân chậm chiếm tỷ lệ cao đã gây khó khăn cho sinh viên về việc đóng học phí cho trường hay trong quá trình chi tiêu của sinh viên cũng gặp khó khăn. Riêng một khó khăn mà sinh viên gặp phải là trong quá trình làm hồ sơ vay thủ tục rườm rà, mất nhiều thời gian và chi phí.

Bên cạnh đó, việc sử dụng tiền vay của sinh viên có bước khả quan, mục đích sử

Một phần của tài liệu Thực trạng vay vốn từ ngân sách xã hội của sinh viên khoa kinh tế quản trị kinh doanh trường đại học An Giang (Trang 31 - 47)