Tổng hợp thông tin mẫu

Một phần của tài liệu Thực trạng vay vốn từ ngân sách xã hội của sinh viên khoa kinh tế quản trị kinh doanh trường đại học An Giang (Trang 25 - 47)

Sau khi làm sạch dữ liệu còn lại 30 bản hợp lệ, trong số đó thông tin về giới tính có số lượng nữ chiếm 53%, tỷ lệ nam chiếm 47%. Điều đó cho thấy rằng nam và nữ đều có quan tâm đến tín dụng của NHCSXH.

Tỉ lệ sinh viên học các ngành khác nhau chọn ra 30 mẫu không phân biệt giữa các lớp thì thông tin được thể hiện qua biểu đồ sau:

Thông tin về nơi cư ngụ của các sinh viên ở các khu vực khác nhau cũng chọn ngẫu nhiên khi tiến hành chọn ra mẫu thích hợp. Kết quả được thể hiện qua biểu đồ sau:

Kết quả trên biểu đồ cho ta thấy được số lượng các bạn ở vùng nông thôn chiếm tỷ lệ cao nhất 53% so với các vùng khác. Vì thực tế số bạn ở vùng nông thôn thì có hoàn cảnh gia đình khó khăn hơn, vật chất còn thiếu thốn nên tỷ lệ vay vốn cao hơn so với các vùng còn lại. Bên cạnh đó, kết quả khảo sát trên còn cho thấy số tiền hàng tháng mà gia đình cấp cho sinh viên trước khi vay vốn của NHCSXH thông qua những số liệu sau:

Số tiền hàng tháng mà sinh viên được gia đình cấp trước khi vay vốn của NHCSXH sau khi phỏng vấn chiếm tỷ lệ cao ở móc 800 nghìn đồng/tháng với 1 triệu đồng/tháng. Sở dĩ các bạn có mức thu nhập như vậy là bởi khi được hỏi đa phần các sinh viên này đều sống xa gia đình chi phí học tập và sinh hoạt cao hơn so với con số 600 nghìn đông/tháng. Bên cạnh đó, các bạn có mức chi tiêu 600 nghìn đồng/tháng thường là các bạn sống ở trong gia đình nên chi phí sinh hoạt, đi lại không tốn kém nhiều bằng các bạn sống xa nhà. Ngoài ra, trong trường hợp này có một số bạn vẫn sống xa nhà nhưng vẫn có mức cung cấp tiền 600 nghìn đồng/tháng từ gia đình, có thể là do gia đình quá khó khăn không có nhiều hơn để cung cấp hoặc các bạn tự đi làm thêm ở ngoài để trang trải. Còn trường hợp có mức cung cấp tiền trên 1 triệu đồng/tháng từ gia đình có lẽ các hộ gia đình này ít gặp khó khăn hơn nên mức cung cấp cao hơn.

4.3. Cách thức vay vốn của sinh viên tại NHCSXH

4.2.1 Điều kiện vay vốn: Để được vay vốn, sinh viên phải có các điều kiện sau:

Sinh viên đang sinh sống trong hộ gia đình cư trú hợp pháp tại địa phương nơi NHCSXH cho vay, sinh viên được vào học và đang theo học tại các trường đại học (hoặc tương đương đại học), cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và tại các cơ sở đào tạo nghề được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam. Ngoài ra, để được vay vốn từ NHCSXH phải là sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được UBND cấp xã nơi hộ gia đình của sinh viên sinh sống xác nhận.(14)

( Nguồn:

(14) Phương Nguyên, 19.9.2007, Sinh viên nghèo vay vốn thế nào? [Trực tuyến].Việt Báo (Theo_VTC). Đọc từ: http://vietbao.vn/Xa-hoi/Sinh-vien-ngheo-vay-von-the-nao/75165467/157/

Theo khảo sát kết quả nghiên cứu của hai đối tượng hiện tại đang vay vốn và đối tượng đã từng vay nhưng không được vay tiếp hiên tại đang có nhu cầu vay vốn cho thấy rằng, đối tượng thuộc gia đình có khó khăn về tài chính được UBND xác nhận chiếm tỷ lệ cao (90%) hơn so với hộ có thu nhập bằng 150% hộ nghèo (5%) và hộ gia đình mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại không có khả năng lao động (5%). Và không có đối tượng nào cho rằng thuộc hộ nghèo.

Kết quả trên cho thấy một điều rất khác lạ và đặc biệt vì khi chính sách vay vốn của NHCSXH đưa ra ưu tiên cho gia đình thuộc diện mồ côi, hộ nghèo và hộ có thu nhập bằng 150% hộ nghèo. Riêng hộ có gia đình khó khăn về tài chính cần phải xét duyệt và kiểm tra xem xét kỹ khi cho vay với đối tượng này. Vì trường hợp này rất dễ rơi vào tình trạng cho vay sai đối tượng. Nhưng theo kết quả nghiên cứu được thì đa phần các SV đều thuộc đối tượng có hoàn cảnh khó khăn về tài chính. Vì khi được hỏi các bạn cho rằng, ban đầu khi chính sách của NHCSXH đưa ra cho HSSV vay thì các bạn đều làm đơn yêu cầu xin vay vốn và ghi lý do là gia đình có hoàn cảnh khó khăn về tài chính, để xem “mình có được vay hay không nếu may mắn được NH xét thì nhẹ đi phần gánh nặng về chi phí học tập cho gia đình. Bên cạnh đó, thì chính sách hấp dẫn trên đã cho vay với lãi suất thấp và được những ưu đãi thuân lợi khác...” Chính vì thế, đã thúc đẩy phần nhiều các sinh viên khi trúng tuyển vào đại học đều muốn làm đơn vay vốn từ NH này. Và được biết một điều từ các bạn là vào khoảng thời gian chính sách mới bắt đầu đưa ra thì các bạn nộp đơn với lý do trên là được xét giải ngân ngay. Nhưng về sau, NH đã siết chặt hơn về đối tượng vay vốn. Vì thời gian gần đây, NH đang thiếu hụt nguồn vốn cho vay bởi những năm đầu NH đã cho vay sai đối tượng với số lượng lớn. Thế nên, các bạn sinh viên này đã lợi dụng vào những sai sót trên để được vay vốn trong thời gian đầu. Tuy nhiên, vẫn có một số sinh viên được vay vì gia đình có khó khăn đột xuất (tai nạn, dịch bệnh, thiên tai, hỏa hoạn..) trong khoảng thời gian theo học và hộ có khó khăn này chỉ được vay một lần với thời gian không quá 12 tháng (theo văn bản số 2541/NHCSXH-TDSV_V/v trả lời vướng mắc về thực hiện cho vay vốn tín dụng của NHCSXH).

Nhìn chung, với những lý do trên đã giải thích được tại sao kết quả khảo sát lại có phần lớn các bạn sinh viên đều thuộc đối tượng vay vốn là khó khăn về tài chính.

Mức cho vay cụ thể đối với từng sinh viên được căn cứ vào khả năng tài chính của NHCSXH và nhu cầu vay vốn của người vay, nhưng không thể vượt quá mức cho vay tối đa theo quy định của Thủ tướng chính phủ công bố từng thời kỳ.

Mức cho vay tối đa (áp dụng từ 01/10/2007 đến 25/08/2009) đối với mỗi sinh viên là 800.000 đồng/tháng, 8.000.000 đồng/năm học. Từ ngày 26/08/2009, áp dụng mức cho vay đối với mỗi sinh viên là 860.000 đồng/tháng, 8.600.000 đồng/năm học. Trường hợp sinh viên đã nhận vay vốn từ ngày 26/08/2009 với mức tối đa là 800.000 đồng/tháng/sinh viên, nếu có đủ nhu cầu vay bổ sung thì NHCSXH thực hiện cho vay bổ sung.(15)

Theo kết quả khảo sát được có 45% được vay với số tiền là 4 triệu đồng/học kì còn lại 55% là vay với mức trên 4 triệu đồng/học kì. Điều đó cho thấy đa phần các bạn được vay với mức trên 4 triệu đồng/học kì, và cụ thể sau khi tìm hiểu thì được biết mức tiền vay là 4.300.000 đồng/học kì. Kết quả trên cho thấy rằng mức vay vốn của sinh viên đã được NH điều chỉnh theo chiều hường tăng lên, vì trong giai đoạn kinh tế khó khăn mà học phí ngày càng tăng cao nên nhu cầu về số tiền vay của sinh viên cũng tăng cao. Điều đó, cũng đã giúp cho phần lớn những sinh viên này được giảm đi ít nhiều khó khăn và gánh nặng về chi phí học tập ngày một tăng cao.

4.2.3 Thời gian vay

Kết quả khảo sát cho thấy, vào thời gian bắt đầu vay vốn của sinh viên đa phần là năm thứ nhất chiếm 80%, và số còn lại bắt đầu vay vào năm thứ hai chiếm 20%. Khi được hỏi thì các bạn sinh viên cho rằng vay vào năm thứ nhất nhiều hơn, vì là năm đầu tiên có chính sách vay vốn của NHCSXH đưa ra với nhiều ưu đãi và cũng giúp đỡ phần nào giảm bớt những khó khăn về chi phí học tập. Điều đó cho thấy, chính sách này đã áp dụng kịp thời giúp đỡ về mặt tài chính cho đa phần sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được tiếp tục đi học. Số còn lại thì bắt đầu vay vào năm hai do một số sinh viên chưa bắt kịp thông tin về chính sách cho vay, một số thì làm đơn vay trễ thời hạn, hay là do gia đình gặp khó khăn, mất mùa, thiên tai đột xuất trong khoản thời gian vào năm học thứ 2 nên mới làm đơn vay vốn.

4.2.4 Mức độ hiểu biết của sinh viên về việc vay vốn

Khi bắt đầu vay vốn sinh viên đã có quan tâm và tìm hiểu những thông tin liên quan đến những vấn đề về thủ tục khi vay và cũng được ngân hàng hướng dẫn chi tiết trong hồ sơ vay vốn. Khi chính sách vay vốn hỗ trợ cho sinh viên bắt đầu đưa ra đã kích thích sinh viên quan tâm tìm hiểu nhiều hơn đến các thông tin cũng như các thủ tục khi đi vay. Một khảo sát cho thấy 85% sinh viên cho biết họ có biết thủ tục, con số này có sự chênh lệch khá cao so với 15% trả lời là không biết thủ tục khi đi vay.

(Nguồn: (15) Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam, 08.09.2009, NHCSXH điều chỉnh mức cho vay HSSV [Trực tuyến]. Đọc từ: http://www.vbsp.org.vn/viewarticle.php?artid=1393 (đọc ngày: 12.06.2011)

Theo đó, 50% cho rằng thủ tục đơn giản, 40% là không đơn giản và 10% còn lại do không biết thủ tục vay vốn như thế nào dẫn đến không biết thủ tục có đơn giản hay là không.

4.3. Các hình thức đảm bảo tiền vay

Kết quả khảo sát cũng cho thấy có 80% sinh viên vay vốn được gia đình đứng ra bảo lãnh bởi vay theo hình thức hộ gia đình và cha mẹ là người chịu trách nhiệm phần vốn vay cho sinh viên. Còn lại 20% là được bảo lãnh từ người thân khác là do được biết trường hợp này các sinh viên thuộc những đối tượng mồi côi cha lẫn mẹ. Kết quả trên cho thấy rằng, số đông sinh viên được được cha mẹ chịu trách nhiệm về số tiền vay trên. Điều đó, đã góp phần giảm bớt gánh nặng hoàn vốn và lãi cho NHCSXH sau này. Bên cạnh đó, vẫn có số ít thuộc trường hợp mồ côi nhưng cũng được người thân bảo lãnh để được vay vốn. Chính vì thế, cũng cho ta thấy rằng NHCSXH đã mở rộng hơn về hình thức đảm bảo tiền vay cho sinh viên (cụ thể là những SV mồ côi nhưng vẫn được người thân khác bảo lãnh).

Trong quá trình vay vốn từ khi người vay nộp hồ sơ được NHCSXH xét duyệt cho vay cho đến khi giải ngân tiền vay, thì người vay có quyền đề nghị cách thức nhận tiền lúc hợp đồng ban đầu có thể là nhận bằng tiền mặt, hoặc chuyển khoản cho người vay theo phương thức NHCSXH nơi cho vay chuyển tiền cho sinh viên nhận tiền mặt tại trụ sở NHCSXH nơi gần trường học của sinh viên, hoặc chuyển khoản cho sinh viên đóng học phí cho nhà trường.

Theo kết quả nghiên cứu, 55% sinh viên nhận theo phương thức từ địa phương và 45% còn lại là từ NHCSXH, không có đối tượng nào trả lời nhận tiền vay theo phương thức chuyển khoản và phương thức khác. Đa phần các sinh viên khi được hỏi thì các bạn cho rằng lúc hợp đồng ban đầu với ngân hàng địa điểm nhận tiền là từ địa phương. Một lý do khác, phần nhiều sinh viên nhận theo phương thức này là ở vùng nông thôn phương tiện đi lại và cơ sở vật chất ở địa phương còn thiếu thốn, cách xa trụ sở của ngân hàng việc nhận tiền ở địa phương là thuận tiện hơn cho người đi vay. Còn ở những vùng thành thị cơ sở vật chất hiện đại gần trụ sở của ngân hàng nên nhận tiền từ NHCSXH thuận tiện hơn là nhận thông qua trung gian là địa phương nhiều thủ tục phức tạp và mất thời gian hơn.

4.4. Nhu cầu vay vốn của sinh viên

Trong quá trình nghiên cứu đã gộp chung cả hai đối tượng là sinh viên chưa từng vay nhưng có nhu cầu vay với sinh viên đã vay nhưng hiện tại không vay được đang có nhu cầu vay bởi vì xét thấy nhu cầu của hai đối tượng này tương đương giống nhau. Kết quả thống kê cho thấy rằng sau khi khảo sát 20 mẫu trong đó có 11 mẫu đang có nhu cầu vay cấp thiết chiếm tỷ lệ 55%, 45% còn lại thì có nhu cầu nhưng không cấp thiết. Với tỷ lệ có nhu cầu vay vốn cao hơn có thể là do gia đình đang có khó khăn đột xuất cần đến khoản tiền để chi tiêu hay vì chưa đóng tiền học phí đang cần gấp để đóng học phí. Con số còn lại có nhu cầu nhưng không cấp thiết là do gia đình có thể trang trải được trong giai đoạn hiện nay. Bên cạnh đó, do sự biến động nền kinh tế lãi suất tăng cao kéo theo chi phí học tập ngày càng cao dẫn đến nhu cầu vay vốn ngày càng cấp thiết hơn.

Tùy theo hoàn cảnh gia đình của từng sinh viên thì các bạn có mong muốn vay tiền theo từng giai đoạn khác nhau. Xem số liệu thống kê qua bản sau:

Theo khảo sát có 65% sinh viên muốn vay theo từng năm chiếm tỷ lệ cao có lẽ do vay theo từng năm thuận tiện hơn vì tùy theo tình hình gia đình của các bạn, có thể trong năm học này gia đình các bạn gặp khó khăn nhưng năm học sau thì không còn khó khăn nữa. Chính vì vậy, họ không cần vay tiếp. Còn nhu cầu vay của các bạn suốt 4 năm học chiếm 20% có lẽ là do tâm lý các bạn sợ nếu vay theo từng năm ngân hàng sẽ không xét cho vay năm tiếp theo vì nhiều lý do khách quan khác. Thế nên, các bạn chọn vay theo thời hạn suốt 4 năm thì chắc chắn hơn. Còn nhu cầu vay theo từng học kỳ thì ít hơn chiếm 15% điều đó cho thấy số sinh viên muốn vay theo từng học kỳ là rất ít vì gia đình của các bạn thường là những gia đình khó khăn, phần lớn là muốn vay trong thời gian dài.

Đối với thời gian nhận tiền vay thì hầu hết các bạn đều muốn nhận một lần vào đầu năm học chiếm 85% trên tổng số mẫu khảo sát. Vì vào đầu năm học các bạn rất cần tiền để chuẩn bị nhập học tiền học phí và chi phí khác phải chi cho học tập nên các bạn chọn nhận một lần vào đầu mỗi năm học. Một số khác, thì muốn nhận một lần cho tiện không phải làm thủ tục hay đi lại ngân hàng nhiều lần. Còn nhận hai lần vào đầu mỗi học kì chiếm 10% con số này ít hơn bởi nếu nhận một lần thì chi tiêu nhiều quá không còn tiền để trang trải cho học kỳ tới. Tỷ lệ muốn nhận tiền hàng tháng chiếm 5% số sinh viên thuộc trường hợp này bởi tâm lý có nhiều thì tiêu nhiều, nên các bạn muốn nhận hàng tháng thì việc chi tiêu ổn định hơn và có thể dễ kiểm soát việc chi tiêu hơn. Khảo sát được thể hiện qua bảng sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo khảo sát ở phần trên thì đa phần là các bạn đều muốn nhận một lần vào đầu năm học và nhận theo phương thức nhận tiền trực tiếp, vì phương thức này thuận tiện và tiết kiệm thời gian hơn khi phải đến ngân hàng rút tiền, phương thức nhận tiền mặt được ưa chuộng nhất hiện nay.

Tóm lại, nhu cầu vay vốn của sinh viên hiện nay rất cao và cấp thiết bởi chi phí học tập ngày càng tăng cao, mức sống ngày càng nâng cao đòi hỏi cần phải chi tiêu cho nhiều khoản để phục vụ việc học nên ngày càng nhiều sinh viên có nhu cầu vay vốn để trang trải và giảm bớt gánh nặng về tài chính cho gia đình.

4.5. Những khó khăn trong quá trình vay vốn

Kết quả nghiên cứu về vấn đề khó khăn của sinh viên gặp phải khi vay vốn từ NHCSXH đa phần là giải ngân chậm (chiếm 75%), không có khó khăn (chiếm 15%), thủ tục phức tạp (chiếm 5%), số tiền vay ít (chiếm 5%). Sau đây là đồ thị về kết quả khảo sát:

Một phần của tài liệu Thực trạng vay vốn từ ngân sách xã hội của sinh viên khoa kinh tế quản trị kinh doanh trường đại học An Giang (Trang 25 - 47)