Đối với nền kinh tế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại vietcombank đồng nai (Trang 29 - 30)

1.2 HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI CÁC DNNVV

1.2.4.3 Đối với nền kinh tế

Mỗi năm Việt Nam mới có thêm từ 65 đến 70 nghìn việc làm; chi phí tạo ra một chỗ làm mới của doanh nghiệp nhà nước tới 436,5 triệu đồng, nhưng doanh nghiệp tư nhân chỉ hết 224,4 triệu đồng, rẻ gần một nửa; để tạo 1 đơn vị giá trị GDP, khu vực kinh tế tư nhân chỉ cần 3,74 đơn vị đầu tư, trong khi khu vực nhà nước cần 8,28 đơn vị và DN khu vực FDI cần 4,99 đơn vị; doanh thu trên tổng số tài sản khu vực tư nhân cũng cao hơn các khu vực khác. Trong khi DN tư nhân 1 tỉ đồng tài sản tạo ra 1,18 tỉ đồng doanh thu thì khu vực DN Nhà nước chỉ tạo ra 0,80 tỉ đồng và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tạo ra 0,89 tỉ đồng. Vì vậy, các DNNVV nếu được đặt đúng vị trí, được đối xử bình đẳng như các doanh nghiệp nhà nước thì sẽ phát huy sức mạnh không hề nhỏ, cống hiến ngày càng lớn cho nền kinh tế.

Khi dễ dàng tiếp cận được nguồn vốn tín dụng của NH với chi phí lãi vay hợp lý thì các DNNVV có thể mở rộng sản xuất kinh doanh, phát triển ổn định, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng cường khả năng cạnh tranh với hàng hóa nước ngồi, góp phần cung cấp nhiều hơn những sản phẩm chất lượng tốt cho nền kinh tế, gia tăng xuất khẩu, đóng góp quan trọng vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của đất nước.

Các DNNVV phần lớn tham gia sản xuất các mặt hàng thủ công, truyền thống, thu hút nhiều lao động địa phương, đặc biệt là lao động chưa qua đào tạo, góp phần tạo nhiều việc làm mới cho người dân, giảm thất nghiệp và các vấn đề xã hội tiêu cực phát sinh do nạn thất nghiệp gây ra, góp phần xóa đói giảm nghèo tăng cường an sinh xã hội. Hiện các doanh nghiệp này sử dụng trên 50% lao động xã hội. DNNVV cần được coi là một trụ cột của nền kinh tế tự chủ, đóng góp vào năng lực cạnh tranh của quốc gia. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cần quan tâm hơn

nữa tới khu vực này thay vì chỉ ưu ái các doanh nghiệp lớn trên địa bàn như hiện nay.

Với tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay, doanh nghiệp là đối tượng chịu hệ lụy trực tiếp và đối tượng thứ hai chính là ngân hàng. Ngân hàng là định chế trung gian, doanh nghiệp vay vốn nếu làm ăn thua lỗ, không đủ điều kiện hồn vốn, thì ngân hàng sẽ ảnh hưởng trực tiếp và khả năng đổ vỡ ngân hàng là điều dễ thấy. Ngồi ra, cịn một hệ lụy rất lớn tác động đến toàn xã hội là khi hệ thống doanh nghiệp bị phá sản nhiều, một lượng lớn những người lao động sẽ bị nợ lương, nghỉ việc, nợ bảo hiểm xã hội, nợ tiền điện, tiền viễn thông, vấn đề thu ngân sách gặp khó khăn, an ninh, trật tự xã hội cũng bị ảnh hưởng… tất cả những hệ lụy đó sẽ tác động lên tiến trình phát triển của đất nước.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại vietcombank đồng nai (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)