CHƢƠNG 2 : KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG THANHTRA GIÁM SÁT NGÂN HÀNG
3.2. Tình huống cho vay Vinashin sự kém hiệu quả của hoạt động thanhtra tại chỗ:
3.2.2.1. Hạn chế của hoạt động thanhtra tại chỗ
Sự đổ vỡ của Vinashin làm cho các khoản cho vay hàng chục ngàn tỷ đồng của các ngân thương mại đối với tập đoàn này trở thành những khoản nợ xấu, làm gia tăng rủi ro cho hệ thống ngân hàng, làm giảm đi vai trị “cảnh sát hiệu quả” trong q trình phân bổ nguồn lực của các trung gian tài chính, ảnh hưởng bất lợi đến nền kinh tế. Kết cục này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó sự thiếu vắng của hệ thống giám sát hiệu quả đối với hoạt động của các tập đoàn kinh tế nhà nước cũng như giám sát hoạt động các NHTM giữ vai trò quan trọng. Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, “Nếu có một hệ thống giám sát tốt hơn, nghiêm ngặt hơn thì có lẽ nó cũng khơng đến nỗi q tệ như đến lúc Vinashin sụp đổ và Nhà nước phải thừa nhận”. Mặt khác, qua tình huống này cho thấy, sự kém hiệu lực, hiệu quả của hoạt động
thanh tra tại chỗ, một trong những phương thức để giám sát hệ thống ngân hàng của cơ quan
TTGSNH trong việc cảnh báo rủi ro, hạn chế tổn thất khi các NHTM cho vay các thành viên của Vinashin. Với dư nợ khoảng 26 ngàn tỷ đồng tại các ngân hàng thương mại, dĩ nhiên việc cho vay các thành viên Vinashin của các ngân hàng thương mại phải luôn được TTGSNH quan tâm trong các kế hoạch thanh tra trực tiếp hoạt động đầu tư, cấp tín dụng khi tiến hành các cuộc thanh tra toàn diện hay thanh tra chuyên đề theo nguyên tắc trọng yếu.
Mục đích chính của hoạt động thanh tra tại chỗ nhằm đánh giá việc chấp hành các quy định của ngân hàng trong các lĩnh vực được thanh tra, đánh giá được mức độ chính xác của những thơng tin do NHTM báo cáo, và đánh giá thực trạng hoạt động, mức độ đảm bảo an toàn và các tổn thất đã và có thể xảy ra, từ đó kiến nghị các biện pháp chỉnh sửa, khắc phục các hạn chế, sai phạm. Ngồi ra, các mục đích phái sinh như xem xét tính phù hợp của việc áp dụng các quy định, chính sách để kiến nghị chỉnh sửa hay bổ sung, đưa ra khuyến nghị về các rủi ro mà các TCTD gặp phải. Nội dung thanh tra trong thời gian qua thường tập trung vào các hoạt động chính ảnh hưởng đến an tồn hoạt động, các hoạt động có nhiều hạn chế, sai phạm như hoạt động cho vay, bảo lãnh, kinh doanh ngoại tệ. Hình thức thanh tra tại chỗ được áp dụng theo chương trình kế hoạch hoặc đột xuất theo yêu cầu của lãnh đạo NHNN để làm rõ vấn đề
chứng khoán…của hệ thống ngân hàng. Việc lập kế hoạch thanh tra được dựa trên cơ sở thơng tin tích lũy qua hoạt động giám sát từ xa, các cuộc thanh tra tại chỗ trong quá khứ, và thông tin đại chúng. Sau khi các kế hoạch thanh tra được duyệt, các đoàn thanh tra được thành lập bởi quyết định thanh tra của cấp có thẩm quyền (Chánh thanh tra, giám sát ngân hàng hoặc Thống đốc, Giám đốc chi nhánh NHNN), đồng thời tổ chức triển khai cuộc thanh tra theo trình tự, quy định của pháp luật về hoạt động thanh tra. Hoạt động thanh tra tại chỗ hiện nay tại cơ quan TTGSNH do vụ I (Vụ Thanh tra các TCTD trong nước), vụ II (Vụ Thanh tra các TCTD nước ngoài), và TTGSNH chi nhánh tỉnh, thành phố đảm nhận.
Việc thanh tra tại chỗ của NHNN đối với các ngân hàng thương mại nói chung, trong đó có các ngân hàng đã cấp tín dụng cho các đơn vị thành viên Vinashin thường được tiến hành định kỳ tùy theo chương trình kế hoạch cụ thể của cơ quan TTGSNH và phòng TTGSNH ở các chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi các ngân hàng thương mại đặt trụ sở hoặc mở các chi nhánh trực thuộc. Tuy nhiên, qua hoạt động thanh tra tại chỗ, TTGSNH vẫn không phát hiện việc Vinashin sử dụng vốn vay các ngân hàng thương mại để trả các khản nợ cũ đến hạn, dùng vốn ngắn hạn để đầu tư dài hạn như đã đề cập ở trên, để đưa ra những kiến nghị, cảnh báo nhằm hạn chế những rủi ro, tổn thất hoạt động cấp tín dụng của hệ thống ngân hàng đối với tập đoàn này cũng như đối với các tập đoàn kinh tế nhà nước.
Hoạt động thanh tra tại chỗ của TTGSNH trong thời gian chủ yếu mang nặng tính tuân thủ, theo nghĩa chú trọng đến việc chấp hành các quy định của pháp luật, quy định của NHNN về tổ chức, an toàn hoạt động và các vấn đề khác liên quan đến hoạt động ngân hàng. Trong quá trình xây dựng kế hoạch thanh tra, xác định nội dung thanh tra chưa quan tâm đến việc tìm hiểu những thông tin liên quan đến các TCTD trước khi thanh tra, và chưa có căn cứ một cách khoa học. Các kết luận thanh tra chưa khái quát các vấn đề trọng yếu của TCTD cần quan tâm, chỉ kết luận được các vấn đề mang tính sự vụ, cụ thể, chỉ kết luận và xác định được các tổn thất hoặc rủi ro đã xảy ra, việc cảnh báo các rủi ro có thể xảy ra cịn hạn chế. Việc xử lý sau thanh tra trong một số trường hợp chưa kịp thời, chưa kiên quyết, thiếu thống nhất. Sự phối hợp trong thanh tra, giám sát giữa TTGSNH trung ương với TTGSNH chi nhánh tỉnh, thành phố chưa hiệu quả, chưa chủ động (Đỗ Văn Nhường, 2007).