Các phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Đánh giá thực trạng, diễn biến môi trường nước vịnh Cửa Lục và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm (Trang 67 - 69)

1.2 .Cơ sở lý luận

2.2. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu

2.2.3. Các phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thống kê và kế thừa các tài liệu, cơng trình nghiên cứu trước đó.

Vận dụng tốn thống kê nhằm thống kê các thông số, chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội có ảnh hưởng tác động đến môi trường trong khu vực những năm gần đây, kế thừa các

cơng trình đã nghiên cứu về Vịnh Cửa Lục trên nhiều lĩnh vực khác nhau.

- Phương pháp phân tích tổng hợp

Dựa vào các thơng tin tài liệu đã thu thập được để xây dựng hiện trạng, diễn biến môi trường và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường tại vịnh Cửa Lục đáp

ứng mục tiêu đề ra.

- Phương pháp xin ý kiến tư vấn chuyên gia

Thông qua các cuộc trao đổi, hội nghị, hội thảo và xin ý kiến trực tiếp một số chuyên gia thuộc các lĩnh vực trên địa bàn và một số ngành đã từng tham gia nghiên cứu, khảo sát đánh giá tình hình mơi trường tại Vịnh Cửa Lục và xin ý kiến đánh giá cụ thế sát với tình hình thực tế hiện trạng môi trường trên địa bàn.

- Sử dụng kết quả quan trắc môi trường

Sử dụng các tài liệu quan trắc môi trường trong các báo cáo hiện trạng môi

trường Tỉnh Quảng Ninh và của các dự án quy hoạch có liên quan đã thực hiện

trong những năm gần đây để so sánh với các tiêu chuẩn chất lượng môi trường Việt

Nam để đánh giá chất lượng, diễn biến, biến động môi trường nước của khu vực.

- Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa

Thông qua công tác khảo sát, điều tra thực địa khu vực bao quanh vịnh giới hạn bởi các đường vành đai từ cầu Bãi Cháy- Giếng Đáy (về phía Tây nam) - Lê Lợi theo vành đai phía Bắc – Cầu Bang - đường Cao Xanh (phía đơng), đồng thời mở rộng thêm đến đường phân thủy của lưu vực về phía bắc vịnh để thu thập thêm

58

một số tài liệu về hiện trạng, diễn biến, biến động về tài nguyên, môi trường và các yếu tố tác động ảnh hưởng đến môi trường nhằm phục vụ việc kiểm tra, kiểm

chứng, chỉnh lý, bổ sung số liệu phục vụ nghiên cứu.

- Phương pháp đánh giá, phân vùng chất lượng nước

Tiêu chí để khoanh vùng ơ nhiễm mơi trường chính là các chỉ tiêu cụ thể (định

lượng) để đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường khác nhau, các vùng ô nhiễm khác nhau, được phân chia bằng đường ranh giới có mức ô nhiễm môi trường khác nhau.

Để đánh giá mức độ của ô nhiễm môi trường hay phân loại chất lượng môi trường ở

các nước trên thế giới, người ta thường sử dụng Chỉ số chất lượng môi trường nước biển ven bờ là SWQI.

Đánh giá CLN qua từng thông số riêng biệt bằng cách so sánh với Quy chuẩn

kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển ven bờ: QCVN 10:2008/BTNMT

Đánh giá biến động CLN tổng quát dựa vào chỉ số CLN (SWQI) theo khơng

gian (mặt cắt) và thời gian (trung bình các tháng trong năm, các mùa trong năm và giữa các năm với nhau). Đồng thời, đánh giá khả năng quản lý nguồn nước mặt phù hợp đối với các mục đích khác nhau dựa vào chỉ số CLN (SWQI).

59

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Đánh giá thực trạng, diễn biến môi trường nước vịnh Cửa Lục và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)