Kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới trong việc phát triển chiều sâu tà

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH chiều sâu tài chính nhằm nâng cao thu hút FDI cho việt nam (Trang 26 - 33)

II. Mục tiêu, đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu

1.3 Kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới trong việc phát triển chiều sâu tà

Nhờ có sự gia tăng chiều sâu tài chính thơng qua định chế tài chính và thị trường vốn sẽ sàng lọc và hỗ trợ các dự án hiệu quả của các công ty FDI đầu tư vào Việt Nam từ đó dẫn đến tăng năng suất và tăng tích lũy vốn dẫn đến tăng trưởng

kinh tế. Phát triển tài chính theo chiều sâu là sự gia tăng tỷ lệ giá trị các tài sản tài chính gồm: tiền gửi, tiền vay, phiếu nợ ngắn hạn, trái phiếu, cổ phiếu…so với tổng sản phẩm nội địa. Hệ thống tài chính hữu hiệu là tạo khuyến khích tiết kiệm và làm tăng đầu tư. Nhà đầu tư có thể tiếp cận ngoài khả năng bản thân và do vậy làm tăng lượng vốn đầu tư.

1.3 Kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới trong việc phát triển chiều sâu tài chính: chiều sâu tài chính:

Kinh nghiệm phát triển chiều sâu tài chính của Trung Quốc:

Trước khi gia nhập WTO, Chính phủ Trung Quốc đã ban hành, sửa đổi, bổ

sung hàng loạt các văn bản quy phạm pháp luật về tài chính, ngân hàng theo quy

định của Hiệp định về thương mại – dịch vụ (GATS) tiến hành đổi mới hệ thống

ngân hàng theo lộ trình riêng, tạo ra sự cạnh tranh trong khu vực này và kết quả là hệ thống ngân hàng Trung Quốc đã khá tự tin để chuẩn bị cho việc thực hiện cam

kết tại GATS. Cụ thể :

Năm 1987 – 1988: cho phép TCTD nước ngoài thành lập tại một số thành phố và

đặc khu kinh tế.

Năm 1988 – 1991: phát triển nhanh các trung gian tài chính phi ngân hàng và hợp tác xã tín dụng, cho phép các ngân hàng cạnh tranh theo cơ chế thị trường có kiểm sốt.

Năm 1991 – 1996 : đa dạng hóa khu vực tài chính, thành lập sở giao dịch chứng khốn và thị trường liên ngân hàng, thành lập ngân hàng Chính phủ, cho phép các TCTD nước ngồi được thành lập ở lĩnh vực phi ngân hàng như bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ, mở rộng phạm vi hoạt động của ngân hàng nước ngoài(ngân hàng nước ngoài được kinh doanh bằng nhân dân tệ và hoạt động tại 23 thành phố của

Trung Quốc), đồng thời ban hành các quy định về mở cửa và giám sát các TCTD nước ngoài.

Năm 1997 – 2001: giải quyết các vấn đề danh mục đầu tư của các NHTM. Chuẩn bị cho việc gia nhập WTO đã đẩy nhanh cải cách NHTM nhà nước và tiếp tục nới lỏng hoạt động cho TCTD nước ngồi, thực hiện chương trình tái cơ cấu và hợp nhất

trong khu vực tài chính, ngân hàng, tăng cường giám sát, buộc các NHTM tuân thủ nghiêm ngặt quy định của ngân hàng Trung ương, đẩy mạnh cơ cấu lại khu vực tài chính trong nước, khuyến khích cạnh tranh trong nước bằng cách thành lập thêm nhiều ngân hàng thuộc sở hữu Chính phủ, mở cửa cho phép cạnh tranh quốc tế trong khu vực tài chính, tiếp tục cải cách pháp luật về ngân hàng, tài chính nhằm tăng khả năng cạnh tranh khu vực tài chính, ngân hàng sau khi là thành viên WTO. Theo cam kết tại WTO, Trung Quốc đã thực hiện chỉnh sửa hàng loạt các luật và quy định luật, đồng thời thành lập một cơ quan đặc biệt để báo cáo kịp thời với

WTO về các chính sách kinh tế và thương mại liên quan, việc thực hiện để đảm bảo tính minh bạch của các chính sách đó. Song song với hồn chỉnh mơi trường pháp lý, Chính phủ và ngân hàng Trung Quốc đã thực hiện hàng loạt các giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của khu vực ngân hàng và hỗ trợ cho khu vực ngân hàng, doanh nghiệp phát triển như: phát triển thị trường tài chính theo nguyên tắc thị trường, nâng cao quản trị tại các NHTM bằng nhiều biện pháp khác nhau (tinh giảm khoảng 73% lãnh đạo, mời chuyên gia nước ngoài tham gia quản trị điều

hành, giảm biên chế nhất là đối với số cán bộ trình độ thấp,…), giảm tốc độ cho vay, tăng cường đào tạo….

Kể từ khi Trung Quốc gia nhập WTO dòng vốn chảy vào Trung Quốc đã gia tăng đáng kể. Trong cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu nền kinh tế Trung Quốc

đã chứng minh khả năng chịu những cú sốc từ nước ngồi bởi vì Trung Quốc kiểm

sốt nghiêm ngặt các giao dịch vốn. Chính sách kích cầu của chính phủ đã thực hiện một cách có hiệu quả phục hồi tăng trưởng kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, nền

kinh tế Trung Quốc trong cuộc khủng hoảng cũng mang theo với họ đáng kể rủi ro và thách thức đối với tăng trưởng bền vững của nó. Cuối năm 2008 nền kinh tế tuy có suy giảm, do ảnh hưởng khủng hoảng tài chính của các nước trên thế giới, nhưng nhờ chính sách kích cầu của chính phủ, nền kinh tế Trung Quốc nhanh chóng tăng lên từ quý hai năm 2009.

Một số điều kiện làm cho nền kinh tế Trung Quốc ít bị tổn thương và phục hồi một cách nhanh chóng trong cuộc khủng hoảng là do sự kiểm soát chặt chẽ các giao dịch vốn, sự tích tụ lớn một lượng dự trữ ngoại hối, hệ thống ngân hàng hoạt động ổn định, ngoài ra nguồn vốn tiết kiệm trong nước dồi dào. Cho đến nay các Ngân hàng

trong nước huy động các khoản tiết kiệm cho việc phục hồi kinh tế của đất nước. Dòng vốn đầu tư nước ngồi chảy vào thơng qua thị trường chứng khoán và các

khoản đầu tư khác gia tăng đáng kể điều này gây khó khăn cho việc quản lý dự trữ ngoại hối một cách an toàn và hiệu quả, Do dòng vốn chảy vào ồ ạt gây khó khăn cho Trung Quốc duy trì nền kinh tế ổn định. Vì vậy Trung Quốc ln thực hiện

những nguyên tắc sau: ổn định hệ thống ngân hàng, tiết kiệm trong nước, nợ nước ngoài giảm, dự trữ ngoại hối tăng. Trong năm 2009 thâm hụt ngân sách của Trung Quốc 3%, nợ công 18,6%, trong khi các nước lần như Ấn Độ tương ứng là: 9,6%; 74,2%, Malaysia :5,5%; 55,4%, Philipines: 3,9%; 48,9%... Tỷ lệ tiết kiệm của Trung Quốc ở mức trên 50% vào năm 2007, cao nhất trong số các nước lớn trên thế giới

Do lo sợ cuộc khủng hoảng tài chính, chính phủ Trung Quốc quyết định cải

cách mạnh mẽ hệ thống ngân hàng. Sau 4 năm kể từ khi Trung Quốc gia nhập WTO các ngân hàng nước ngoài mới được thâm nhập vào thị trường Trung Quốc. Cho

đến năm 2006, các ngân hàng nước ngồi cịn phải chịu những giới hạn về yêu cầu

vốn lưu động, yêu cầu an toàn vốn cao, cho vay ngoại tệ phải chịu sự cho phép rất chặt chẽ về ngoại hối, lãi suất các khoản tiền gửi bằng ngoại tệ vẫn bị hạn chế. Với sự cam kết của Chính phủ Trung Quốc đã bảo hộ được hệ thống ngân hàng trong

nước, cơ chế cho các ngân hàng hoạt động được sửa đổi, bổ sung một cách thận

trọng đã cho phép các ngân hàng trong nước có thời gian để cải cách, nâng cao năng lực cạnh tranh trước khi chơi cùng sân với các ngân hàng nước ngồi.

Kể từ khi gia nhập WTO chính phủ Trung Quốc đã giúp ngân hàng trong

nước cải thiện đáng kể khả năng thanh toán và quản trị như: bơm vốn, miễn giảm thuế, đặc biệt sắp xếp xử lý các khoản nợ xấu vì vậy các ngân hảng ít chịu sự tác

động của cuộc khủng hoảng.

Khi chính phủ Trung Quốc quyết định kích thích tăng trưởng kinh tế trong

quý 4/2008 các ngân hàng tích cực cung ứng các khoản vay. Trong quý 1/2009 sự gia tăng của các khoản vay lên tới 4,6 nghìn tỷ nhân dân tệ, tương đương cả năm 2008, các khoản vay dài hạn chiếm 41% tổng các khoản vay. Theo yêu cầu của chính phủ ngân hàng gia tăng các khoản vay cho cơ sở hạ tầng chiếm 50% vì vậy lượng vốn đầu tư vào Trung Quốc tăng nhanh.

Ở Trung Quốc các sản phẩm tài chính mà mọi người đầu tư còn rất hạn chế,

các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài thường đầu tư vào cổ phiếu và tài sản, kết quả là bong bóng tài sản đặc biệt là trong thị trường bất động sản ở Trung Quốc đã tăng lên. Tuy nhiên, giá bất động sản cao đã trở thành một vấn đề xã hội mà cuối

cùng có thể làm suy yếu sự ổn định chính trị. Thị trường trái phiếu Trung Quốc là nhỏ, danh mục đầu tư của Trung Quốc được thực hiện thông qua thị trường chứng khốn, kết quả là dịng vốn tăng 31,2 tỷ USD trong năm 2009.

Đối với hợp tác tiền tệ khu vực, Trung Quốc thỏa thuận trao đổi tiền tệ song

phương giữa các quốc gia Asean +3. Do cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu Trung Quốc mới cam kết song phương thỏa thuận hoán đổi tiền tệ với Hàn Quốc, Hồng Kông, Malaysia, Belorussia, Indonesia, Argentina, Iceland và Singapore.

Kinh nghiệm của một số nước trong khu vực Đông Nam Á (ASEAN):

Phần lớn các nước ASEAN là thành viên WTO từ 1995, nhưng hầu như không phải thực hiện các nghĩa vụ của GATS. Trong cuộc khủng hoảng tài chính (năm 1997) đã buộc phải tiến hành cải cách hệ thống tài chính theo các quy định của GATS và đã được những kết quả đáng kể. Nhờ đó, hệ thống ngân hàng trong

các nước này đã giữ được vai trò chủ đạo trong việc huy động tiết kiệm ở mức rất

cao. Mặt khác, các nước ASEAN đã tiến hành đổi mới mạnh mẽ cơ chế hoạt động ngân hàng theo hướng mở rộng cửa, xóa bỏ rào cản cho các ngân hàng nước ngoài và các nhà đầu tư nước ngoài, nhờ vậy, đã thu hút một lượng đáng kể vốn đầu tư

trực tiếp nước ngồi và nợ vay chính thức của Chính phủ, giúp nền kinh tế thốt khỏi khủng hoảng và phát triển nhanh chóng.

Chính phủ các nước này đã thực hiện cải cách hệ thống ngân hàng một cách triệt để, tạo ra môi trường thuận lợi cho các sở hữu khác nhau về ngân hàng phát triển, đồng thời thâm nhập nhanh chóng vào thị trường thế giới.

* Từ thực tiễn phát triển chiều sâu tài chính của các nước, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:

- Nên đầu tư cho cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện tiếp cận các nguồn lực để thu hút nguồn vốn đầu tư.

- Thúc đẩy việc đa dạng hóa sản phẩm tài chính, những sản phẩm tài chính có thể bao gồm : quỹ thị trường tiền tệ, quỹ tương hỗ, quỹ bất động sản, trái phiếu

doanh nghiệp và trái phiếu chính phủ để các nhà đầu tư có thể lựa chọn sản phẩm phù hợp theo nhu cầu.

- Từng bước tự do hóa tiền gửi và lãi suất cho vay

- Tiến hành đổi mới cơ chế hoạt động của ngân hàng, xóa bỏ rào cản cho các

- Xóa bỏ tín dụng đối với các doanh nghiệp nhà nước hoặc các doanh nghiệp

có quan hệ riêng với điều kiện tín dụng dễ dãi, cịn các nhà đầu tư nước ngồi thì vay trong điều kiện khó khăn.

- Hạn chế sự ràng buộc chặt chẽ giữa Chính phủ và các ngân hàng về quản trị,

điều hành, kinh doanh tại các NHTM lớn.

- Tăng cường vai trò độc lập trong việc thanh tra, giám sát các định chế tài chính nhằm tạo niềm tin cho nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam.

- Thực hiện chính sách tỷ giá theo cơ chế thị trường, khuyến khích và thúc đẩy sự phát triển của thị trường vốn.

- Xây dựng môi trường kinh tế vĩ mô ổn định tạo điều kiện phát triển của hoạt

động tài chính.

- Xây dựng mơi trường pháp lý và thể chế tài chính phù hợp thơng lệ quốc tế vừa tạo điều kiện phát triển thị trường vừa góp phần kiểm sốt tốt các hoạt động tài chính trong xu thế tồn cầu hóa.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương này, đề tài giải quyết một số vấn đề về lý luận từ những khái niệm về chiều sâu tài chính, các nhân tố quyết định chiều sâu tài chính thơng qua các định

chế tài chính trung gian, thị trường vốn, thị trường chứng khoán.

Ngày nay các trung gian tài chính đóng vai trị rất đa dạng, nhưng có lẽ vai trị quan trọng nhất là chu chuyển nguồn lực tài chính từ nơi thừa đến nơi thiếu. Trong bối cảnh hội nhập, các định chế trung gian tài chính ngày càng mang tính quốc tế, khơng chỉ là kênh chuyển tải nguồn lực tài chính từ các chủ thể thừa vốn đến các chủ thể thiếu vốn trong nước mà còn là kênh chuyển tải nguồn lực tài chính từ các nhà đầu tư quốc tế đến những người đi vay quốc tế.

Trong đó phải kể đến việc thu hút nguồn vốn FDI vào nền kinh tế, để từ đó muốn thu hút FDI chúng ta sẽ gia tăng ảnh hưởng của của các nhân tố này đến việc thu

hút FDI thông qua mối quan hệ giữa chiều sâu tài chính và đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Qua phần lý luận trên chúng ta nhận thấy chiều sâu tài chính có vai trị vơ cùng to lớn trong việc thu hút FDI. Để hiểu rõ hơn về thực trạng của dòng vốn FDI và hiệu quả hoạt động của các định chế tài chính trung gian ta đi vào Chương 2: “ Nghiên

CHƯƠNG 2

NGHIÊN CỨU CHIỀU SÂU TÀI CHÍNH TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI THU HÚT FDI TẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH chiều sâu tài chính nhằm nâng cao thu hút FDI cho việt nam (Trang 26 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)