Hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH chiều sâu tài chính nhằm nâng cao thu hút FDI cho việt nam (Trang 47)

II. Mục tiêu, đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu

2.2 Nghiên cứu và phân tích chiều sâu tài chính của Việt Nam trong thời gian qua

2.2.1 Hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng

- Về quy mơ và năng lực tài chính:

Tính đến năm 2010 quy mơ tài sản và vốn chủ sở hữu của các ngân hàng Việt Nam trong những năm qua đã có sự tăng trưởng mạnh tuy nhiên cịn thấp hơn nhiều so với mức trung bình trong khu vực. Khối NHTMQD có quy mơ vượt trội, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng chậm hơn so với khối NHTMCP

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) là chỉ tiêu quan trọng phản ánh năng lực tài chính của ngân hàng. Chỉ tiêu này dùng để xác định khả năng của ngân hàng trong việc thanh tốn các khoản nợ có thời hạn và đối mặt với các rủi ro khác như rủi ro tín dụng, rủi ro vận hành.

CAR= [(Vốn cấp I + Vốn cấp II)/(Tài sản đã điều chỉnh rủi ro)] x 100%

Theo thơng tư số 13/2010/TT-NHNN thì NHNN Việt Nam ban hành quy định nâng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của NHTM từ 8% lên 9% cho thấy NHNN đã nâng cao hơn nữa khả năng bảo đảm an toàn cho hệ thống ngân hàng tiếp cận và áp dụng hệ thống chuẩn mực đánh giá an toàn ngân hàng. Trong những năm trở lại đây, sự

tăng trưởng nhanh về quy mô vốn đã giúp các ngân hàng cải thiện đáng kể năng lực tài chính và hệ số này. Hệ số CAR của nhiều NHTM đã vượt 9% mà NHNN đặt ra tại Thông tư 13. Tại NHTMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), hệ số CAR năm 2009 là 8,11%, năm 2010 là xấp xỉ 10% (so với mức vốn điều lệ mới dự kiến tăng thêm năm 2010 là 17.587 tỷ đồng). Bên cạnh đó, Thơng tư số 13 có hiệu lực từ ngày 1/10/2010, đây cũng là thời điểm các NHTM phải đáp ứng vốn điều lệ tối

thiểu 3.000 tỷ đồng (hạn chót là 31/12/2010).

Để củng cố năng lực tài chính, tăng tỉ lệ CAR, nâng cao năng lực cạnh tranh

trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, các TCTD đã tích cực tăng vốn điều lệ một cách mạnh mẽ. Tổng vốn điều lệ của các TCTD trong vòng 9 năm tăng hơn 16,5

285.740 tỷ đồng vào cuối năm 2010. Hệ số CAR của toàn hệ thống cuối năm 2010

đạt 11,95%.

Bảng 2.4: Vốn chủ sở hữu và tổng tài sản của một số ngân hàng lớn nhất Việt Nam năm 2010

Tỷ đồng Quy đổi triệu USD Tỷ đồng Quy đổi triệu USD 1 Vietcombank 20,669 1,060 307,496 15,769 2 BIDV 24,220 1,242 366,268 18,783 3 Agribank 34,263 1,757 540,410 27,713 4 ACB 11,376 583 205,102 10,518 5 Sacombank 13,633 699 141,799 7,272 Tên ngân hàng STT Vốn chủ sở hữu Tổng tài sản Nguồn: Báo cáo thường niên của các ngân hàng

Sự tăng trưởng nhanh về quy mô vốn giúp các NHTM Việt Nam cải thiện đáng kể năng lực tài chính. Hệ số an tồn vốn trung bình của các ngân hàng TMQD tăng từ 7% năm 2006 lên 9% trong năm 2010, tỷ lệ này của các NHTMCP bình quân trên 10%. Trong khi đó, tỷ lệ này của khu vực Châu Á Thái Bình Dương là 13.1%, của khu vực Đông Á là 12.3%

Bảng 2.5 : Hệ số CAR (Capital Adequacy Ratio) của một số NHTM Việt Nam

ĐVT: % Ngân hàng 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Agribank 0.41 4.97 7.2 7.2 >8 >8 BIDV 3.97 4.82 11 8.94 9.53 9.46 VCB 9.57 12.6 9.2 8.9 8.11 9 Vietinbank 6.07 5.18 11.62 10.9 8.06 >8 ACB 12.1 10.8 16.1 12.64 9.73 10.06 Sacombank 15.4 11.8 11 12.16 11.07 11.82

Nguồn: Báo cáo thường niên của các ngân hàng

Trên cơ sở tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu trên sẽ đáp ứng nhu cầu đầu tư nước ngoài

đặc biệt là đầu tư trực tiếp trong việc đầu tư kinh doanh tại Việt Nam trong việc gửi

tiền trước những rủi ro của ngân hàng và tăng tính ổn định cũng như hiệu quả của hệ thống tài chính tồn cầu. Hay nói cách khác, khi ngân hàng đảm bảo được tỉ lệ này tức là nó đã tự tạo ra một tấm đệm chống lại những cú sốc về tài chính, vừa tự

bảo vệ mình, vừa bảo vệ những người gửi. Chính vì lý do trên, các nhà quản lý ngành ngân hàng các nước luôn xác định rõ và giám sát các ngân hàng phải duy trì một tỉ lệ an tồn vốn tối thiểu, ở Việt Nam tỉ lệ này hiện đang là 9%, giống như

chuẩn mực Basel mà các hệ thống ngân hàng trên thế giới áp dụng phổ biến.

Khi tính tốn tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu, người ta xét đến hai loại vốn: vốn cấp I(vốn nòng cốt) và vốn cấp II(vốn bổ sung), trong đó vốn cấp I được coi là có

độ tin cậy và an toàn cao hơn. Ngoài yêu cầu đảm bảo cho CAR từ 9% trở nên, các

ngân hàng còn phải đảm bảo tổng vốn cấp II không được vượt quá 100% vốn cấp I. Dù được xếp hạng khá cao về quy mô thị trường và khả năng sáng tạo, Việt Nam vẫn bị đánh giá khá thấp về mức độ bảo vệ nhà đầu tư và sự lành mạnh hệ

thống ngân hàng. Việc NHNN ban hành Thông tư 13 có hiệu lực từ ngày 1 tháng 10 năm 2010 (với những nội dung chính như tỷ lệ an tồn vốn cho các ngân hàng được nâng lên từ 8,0% đến 9,0%, hạn chế cho vay kinh doanh chứng khoán và kinh doanh bất động sản, yêu cầu vốn tối thiểu từ 3 nghìn tỷ đồng (tương đương 158

nghìn USD) vào cuối năm 2010) sẽ là những khung pháp lý ban đầu đảm bảo năng lực quản lý rủi ro, và chất lượng của danh mục đầu tư vay vốn của các ngân hàng.

- Về cơ cấu thị phần và hiệu quả hoạt động của NHTM:

Bảng 2.6: Thị phần cho vay và thị phần huy động từ năm 2008-2010

Vốn

huy động Cho vay

Vốn

huy động Cho vay

Vốn

huy động Cho vay

NHTMNN 56.06 55.66 49.1 54.13 45.34 51.28

NHTMCP & Quỹ TD 35.06 33.81 42.7 36.73 47.94 39.78 Liên Doanh &

Nước Ngoài 8.08 10.53 7.53 9.14 6.7 8.94

2008 2009

Nhóm ngân hàng

2010

Nguồn: NHNN, khơng tính Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam, Ngân hàng Phát triển Việt Nam và tổ chức tài chính vi mơ

Theo bảng số liệu trên ta nhận thấy thị phần huy động của các ngân hàng TMCP có tỷ lệ huy động xấp xỉ ngân hàng TMNN. Điều này cho thấy NHTMCP đã có sự thay đổi trong chiến lược kinh doanh, đặc biệt là trong những năm gần đây.

Về huy động vốn, lợi thế cạnh tranh lớn nhất của khối NHTMCP trong thời gian qua là những mức lãi suất hấp dẫn. Ngồi ra cịn phải kể đến những nỗ lực đầu tư hiện đại hóa cơng nghệ và phát triển sản phẩm.

Tổng tài sản của hệ thống các tổ chức tín dụng tăng bình qn năm khoảng 30% trong giai đoạn 2001-2010, đạt mức 4.213.439 tỷ đồng vào cuối năm 2010

(tăng 10,6 lần so với năm 2001) tương đương 212,6% GDP. Sự tăng trưởng của hệ thống các TCTD tập trung vào hai mảng truyền thống là cho vay và huy động. Tốc

độ tăng huy động vốn giai đoạn 2001 - 2010 tăng nhanh từ mức 239.467 tỷ đồng

năm 2001 lên 2.601.034 tỷ đồng vào cuối năm 2010, bình quân 30%/năm. Tốc độ tăng trưởng tín dụng ở mức khá cao, đạt trung bình 32%/năm giai đoạn 2001 –

2010, dự kiến tăng dưới 20% năm 2011 và dưới 20% những năm tiếp theo.

Dựa vào quy mô hoạt động ngành ngân hàng tại Việt Nam các doanh nghiệp FDI có thề chọn lựa ngân hàng có thể đáp ứng những u cầu của mình, ngồi ra cịn có thể tiếp cận được một hệ thống ngân hàng với nhiều tiện ích. Nếu ngân hàng Đơng Á và Vietcombank có vị trí trên thị trường thẻ, thì Eximbank và Techcombank đang thu hút một lượng khách hàng DN bằng những dịch vụ tiện ích mới, hỗ trợ xuất nhập khẩu.

Các doanh nghiệp FDI nếu sử dụng với lượng lao động lớn cho quá trình sản xuất kinh doanh có thể sử dụng việc trả lương qua thẻ sẽ tiết kiệm được thời gian và chi phí tránh những rủi ro có thể xảy ra, hoặc khi đầu tư kinh doanh trong việc mở rộng sản xuất cũng có thể tiếp cận nguồn vốn vay của các ngân hàng tại Việt Nam

- Về hiệu quả hoạt động qua một số chỉ tiêu sau: Trong giai đoạn những năm 2000 với sự phát triển của các sản phẩm DVNH góp phần giữ được nhịp độ tăng

trưởng của quy mơ tín dụng và nguồn vốn huy động tiền gửi bình quân đạt trên 35%/năm.

Bên cạnh sự tăng trưởng, hiệu quả hoạt động của các NHTM cũng được nâng

lên rõ rệt, đặc biệt là khối NHTMCP. Năm 2010 tỷ lệ ROA (tỷ suất lợi nhuận/tổng tài sản) trung bình của tồn hệ thống đạt 1,4 % (theo thơng lệ quốc tế bình quân là 1%) và tỷ lệ ROE (tỷ suất lợi nhuận / vốn chủ sở hữu) đạt 17 % (theo thơng lệ quốc

tế bình qn tỷ lệ này phải đạt 15%) so với mức trung bình trong khu vực lần lượt là 1,18% và 16,47%... Nợ xấu của toàn hệ thống ngân hàng là 2,2% để đạt theo tiêu chuẩn quốc tế là <3%/tổng dư nợ

Bảng 2.7: So sánh ROA & ROE của một số NHTM

Lợi nhuận/Tổng TS N2005 N2006 N2007 N2008 N2009 N2010

VCB 0.93 1.37 1.44 1.17 1.64 1.5

BIDV 0.66 0.68 0.99 0.8 1.04 1.13

ACB 2 1.99 3.27 2.7 2.1 1.7

Sacombank 4.32 2.08 2.91 1.49 1.79 1.5

Lợi nhuận/Vốn chủ sở hữu

VCB 15.35 21.12 21.2 18.03 25.58 22.59

BIDV 11.65 14.72 17.43 19.38 18.11 17.96

ACB 39.3 46.78 53.76 36.5 31.8 28.9

Sacombank 32.52 17.41 25.64 13.14 16.56 15.04

Nguồn: Tổng hợp từ BCTC của các NHTM

Với số liệu lợi nhuận trên tổng tài sản và lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu các nhà đầu tư ngoài việc tham gia đầu tư vào các lĩnh vực khác còn có thể tham gia đầu tư vào lĩnh vực ngân hàng. Đến nay, hệ thống các TCTD hoạt động tại Việt Nam gồm có 5 ngân hàng thương mại nhà nước: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Cổ phần Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Cổ phần Công thương Việt Nam (mặc dù Ngân hàng Công thương Việt Nam và Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã được cổ phần hóa nhưng Nhà nước vẫn sở hữu trên 51% vốn nên vẫn thuộc loại hình NHTM nhà nước), Ngân hàng Phát triển Nhà Đồng bằng sông Cửu Long, 37 NHTM cổ phần, 01 Quỹ tín dụng Nhân dân Trung ương và 1057 quỹ tín dụng nhân dân cơ sở, 5 ngân hàng liên doanh, 48 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 5 ngân hàng 100% vốn nước ngồi, 48 văn phịng đại diện của các ngân hàng nước ngồi, 17 cơng ty tài chính, 13 cơng ty cho thuê tài chính, một tổ chức tài chính vi mơ. Ngồi ra, cịn có Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam thực hiện nhiệm vụ huy động vốn và cho vay các đối tượng chính sách của Nhà nước, Ngân hàng Phát triển Việt Nam để thực hiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước.

Dịch vụ huy động tiền gửi: nhằm đáp ứng cho yêu cầu tăng trưởng của nền kinh tế đồng thời để nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường, trong những năm 2000 ngành ngân hàng đã cung ứng nhiều sản phẩm huy động vốn linh hoạt đa dạng và nhiều tiện ích. Ngồi các sản phẩm tiền gởi tiết kiệm với lãi suất cố định các

NHTM còn đưa ra các sản phẩm tiết kiệm theo bậc thang, tiết kiệm dự thưởng, tiền gửi với lãi suất linh hoạt. Từ đó tạo cho khách hàng nhiều sự lựa chọn, đặc biệt khi NHNN cho phép thực hiện cơ chế lãi suất thỏa thuận, các dịch vụ huy động vốn của NHTM khá linh hoạt theo diễn biến thị trường, tạo thuận lợi hơn cho khách hàng như:

Về kỳ hạn huy động: khách hàng đã có nhiều lựa chọn khác nhau ngồi tiền gửi khơng kỳ hạn, là những kỳ hạn 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng, 36 tháng…Trong những năm gần đây khi tình hình lạm phát có diễn biến phức tạp,

khách hàng không muốn gởi tiền với thời hạn dài, các ngân hàng đã triển khai ngay những hình thức huy động với thời hạn cực ngắn như theo ngày, tuần…

Về hình thức trả lãi: rất linh hoạt đáp ứng yêu cầu khách hàng như lãnh lãi đầu kỳ, cuối kỳ hoặc từng tháng, quý, năm… hoặc theo thời gian thỏa thuận.

Về loại tài sản huy động: các NHTM hiện nay thực hiện huy động vốn nhiều dạng tài sản như: nội tệ, ngoại tệ, vàng.

Về hình thức huy động: ngồi hình thức huy động truyền thống là huy động tiền gửi, các NHTM còn chào bán các loại sản phẩm huy động khác nhau như phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu ngân hàng, trái phiếu ngân hàng. Đặc biệt trong vài năm gần đây một số NHTM cịn đưa ra nhiều loại hình sản phẩm mới như tiết kiệm tích lũy với nhiều mục đích như cho giáo dục, an ninh, tiêu dùng, phương tiện vận chuyển, du lịch…Tiết kiệm điện tử dưới hình thức mở tài khoản tiền gửi, tiết

kiệm bậc thang, tiết kiệm gửi góp…Đồng thời kết hợp các hình thức huy động này với chuyển tiền tự động, sử dụng thẻ ATM, dịch vụ thanh toán lương, điện, nước

qua ngân hàng tạo thêm sự tiện ích đối với cơng chúng.

Về thời gian phục vụ: ngồi thời gian làm việc trong giờ hành chính một số ngân hàng thương mại đã tổ chức làm việc thêm ngày thứ bảy, đặc biệt các ngân

hàng nước ngồi cịn thực hiện làm việc khơng nghỉ trưa, một số NHTM cịn liên kết với các trung tâm thương mại để mở thêm những Kios ngân hàng để phục vụ

luôn các ngày lễ và chủ nhật. Ngoài ra một số NHTM cịn có các dịch vụ tại nhà tạo sự an tồn hơn cho khách hàng.

Thơng qua việc triển khai các sản phẩm dịch vụ giúp nhà đầu tư dễ dàng hơn trong việc tiếp cận các dịch vụ ngân hàng, từ đó ngân hàng sẽ thu hút được một

lượng khách hàng lớn trong nước và cả khách nước ngoài.

Nhờ sự cải tiến các sản phẩm huy động vốn, do đó quy mơ huy động vốn của các ngân hàng đã không ngừng tăng lên cả về quy mô, tỷ trọng. Từ năm 2001-2010 tổng vốn huy động liên tục gia tăng từ mức 239.467 tỷ đồng năm 2001 lên

2.601.034 tỷ đồng vào cuối năm 2010, bình quân 30%/năm . Một con số rất thuyết phục cho thành quả của hệ thống NHTM.

- Dịch vụ cho vay: Cùng với sự đa dạng các dịch vụ huy động, các NHTM đã phát triển nhiều hình thức tín dụng, đặc biệt khai thác đối tượng khách hàng cá nhân với các hình thức cho vay tiêu dùng khá linh hoạt như: cho vay mua nhà, ô tô, cho vay du học, đặc biệt nhiều NHTM còn khai thác với đối tượng khách hàng là tiểu

thương tại các chợ để cho vay trả góp…

Riêng đối với các doanh nghiệp, xu hướng trong những năm gần đây là

chuyển dịch đối tượng cho vay sang khu vực tư nhân đạt mức tăng trưởng bình

quân 35 – 38%, trong khi dư nợ trong khu vực DNNN chỉ tăng 12 – 14%.

Về cơ cấu ngành, quy mơ tín dụng ngân hàng phục vụ cho phát triển nông thôn vẫn chiếm tỷ trọng cao >25% với mức tăng bình quân là 30% năm, khu vực Công nghiệp chiếm 25% tỷ trọng, khu vực thương mại chiếm 16% cơ cấu và lĩnh vực xây dựng là 15% tỷ trọng.

48

Bảng 2.8: Quy mô huy động vốn của hệ thống NHTM từ 2001-2010

ĐVT: tỷ VNĐ

Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Huy động 239,467 284,966 356,270 473,756 582,720 775,018 1,054,024 1,269,677 1,650,580 2,601,034 % 25.10% 19.40% 25.80% 33.20% 23.10% 33.00% 51.30% 20.44% 30.00% 30.00%

Nguồn: Niên giám thống kê và NHNN

Bảng 2.9: Quy mô dư nợ của hệ thống NHTM từ 2001 - 2010

ĐVT: tỷ VNĐ

Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Dư nợ 189,000 231,000 297,000 420,000 553,000 694,000 1,069,000 1,340,000 1,845,000 2,306,000

% 39 43 48 59 66 71 93 84 111.2 116.4

Nhìn chung trong thời gian qua quy mô huy động và cho vay của hệ thống NHTM tăng trưởng khá đều đặn. Tuy nhiên, một vấn đề được đặt ra là tỷ lệ tín

dụng/vốn huy động của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn những năm 2000

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH chiều sâu tài chính nhằm nâng cao thu hút FDI cho việt nam (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)