II. Mục tiêu, đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu
2.1 Thực trạng FDI vào Việt Nam trong thời gian qua
2.1.3 Hậu quả của việc thu hút FDI
Khi nghiên cứu về hoạt động đầu tư nước ngoài, đưa ra những nhận định
sau đây về hậu quả của hoạt động đầu tư:
2.1.3.1 Đối với các nước xuất khẩu vốn:
Việc chuyển vốn ra nước ngoài ồ ạt làm cho cán cân thanh toán quốc gia bị giảm, khả năng đầu tư cho phát triển kinh tế trong nước bị hạn chế. Vốn và tài sản từ hoạt động bất hợp pháp: tham nhũng, kinh doanh bất chính… được chuyển ra
nước ngồi đầu tư khiến quốc gia bị thất thốt tài sản mà Chính phủ khó kiểm sốt và thu hồi rất tốn kém. Ở nước Nga, hàng loạt những tỷ phú xuất hiện từ hoạt động mua rẻ tài sản của Nhà nước, của nhân dân hoặc hoạt động đầu tư của ma-phi-a được chuyển ra nước ngoài đầu tư, làm nước Nga kiệt quệ, khả năng phục hồi và cải
thiện nền kinh tế chậm ở cuối thế kỷ 20.
Chảy máu chất xám, sự mất vị thế độc quyền về cơng nghệ cũng có ngun nhân từ chuyển vốn và cơng nghệ ra nước ngồi để đầu tư. Bên cạnh còn tạo ra thị trường cạnh tranh với sản xuất và kinh doanh trong nước.
2.1.3.2 Đối với nước nhập khẩu đầu tư:
Lợi dụng có sự chênh lệch về trình độ phát triển cơng nghệ kỹ thuật giữa các nước, những nước có trình độ phát triển cao hơn khi đầu tư ra nước ngoài ở một số dự án họ chuyển công nghệ cũ, lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường.
Bị thất thu thuế do sự chuyển giá ở các công ty đa quốc gia, mà sự kiểm sốt hiện tượng “chuyển giá” rất khó khăn.
Tài nguyên thiên nhiên bị khai thác kiệt quệ vì mục tiêu thu hồi vốn nhanh và lợi nhuận của các nhà đầu tư.
Các nhà đầu tư nước ngồi thơng qua các dự án FDI cạnh tranh gay gắt với
các nhà đầu tư nội địa, làm thị phần của các nhà đầu tư nội địa bị thu hẹp, một số bộ phận không nhỏ bị phá sản.
Sự thao túng về kinh tế và chính trị có thể xảy ra khi các tập đồn kinh tế nước ngồi dùng tiền lốp-pi các quan chức Chính phủ.
Tính tự chủ trong xây dựng cơ chế chính sách kinh tế bị giảm khi các nhà
đầu tư nước ngồi gây sức ép với Chính phủ của họ thơng qua con đường ngoại
giao, địi hỏi nước tiếp nhận đầu tư phải thay đổi cơ chế chính sách, luật lệ theo
hướng có lợi cho các nhà đầu tư FDI.
Tóm lại, vai trị hoạt động đầu tư nước ngoài rất to lớn đối với sự phát triển kinh tế của các quốc gia, đặc biệt đối với nước có nền kinh tế phát triển thấp. Tuy
nhiên, những thách thức từ hoạt động đầu tư nước ngồi cũng khơng nhỏ. Cho nên,
để chủ động nắm bắt cơ hội, hạn chế ảnh hưởng xấu từ hoạt động đầu tư FDI. Chính
phủ cần phải xây dựng chiến lược tổng thể thu hút vốn đầu tư FDI, trong đó đề cập vấn đề quy hoạch phát triển vùng, phát triển ngành, kiểm sốt mơi trường kinh
doanh. Ngoài ra, cải tổ bộ máy Nhà nước theo hướng gọn nhẹ, hiệu quả, hạn chế phát sinh tham nhũng cũng là nhân tố quan trọng nâng cao hiệu quả thu hút vốn đầu tư FDI.