Các phòng khác

Một phần của tài liệu Bản thuyết minh về thực phẩm đóng hộp (Trang 37 - 51)

Phòng thay đồ nữ: 3 x 2 (m) Phòng thay đồ nam: 3 x 2 (m) Phòng vệ sinh: 3 x 2 (m)

Phòng chứa hộp, rửa và sấy hộp: 6 x 6 (m) Khu vực tiệt trùng, lau khô hộp: 6 x 12 (m) Phòng chứa sản phẩm: 6 x 6 (m).

Chương 7: TÍNH ĐIỆN – NƯỚC 7.1 Điện:

Điện sử dụng trong phân xưởng nhằm 2 mục đích: - Để vận hành thiết bị gọi là điện động lực.

- Để thắp sáng và các hoạt động khác gọi là điện dân dụng.

7.1.1 Điện động lực:

Công suất điện động lực được xác định dựa trên năng suất của động cơ.

Bảng 7.1: Tổng kết công suất điện của thiết bị chính trong phân xưởng

STT Tên Công suất

(kWh)

Thời gian hoạt động (h/ngày)

Số lượng Tổng công suất (kWh)

1 Máy chặt thịt 7,5 0,2 1 1,5

2 Máy xay thô thịt 5,6 1/3 1 1,9

3 Máy xay thô gan 5,6 0,2 1 1,12

4 Máy xay nhuyễn 4 1/3 1 1,33

5 Thiết bị rót hộp 4 5/6 1 3,33

6 Thiết bị ghép mí 1,5 5/6 2 5

7 Thiết bị tiệt trùng 15 2 1 30

9 Máy làm đá vảy 2,5 22 1 55

Tổng cộng 99,18

Công suất điện động lực của phân xưởng là 99,18 kWh.

7.1.2 Điện dân dụng:

Chọn công suất chiếu sáng riêng: p = 20 W/m2. Suy ra công suất chiếu sáng cho cả phân xưởng: P = 540 . 20 = 10800 W.

Chọn bóng đèn loại 75W. Suy ra số bóng đèn trong phân xưởng: n = 10800:75 = 144. Chọn số bóng đèn trong phân xưởng là 150 bóng đèn.

Thời gian sản xuất 1 ngày là 16h. Vậy công suất chiếu sáng: A = 75. 150. 16 = 180000 Wh = 180 kWh.

Vậy tổng công suất điện phân xưởng tiêu tốn trong 1 ngày sản xuất là: 99,18 + 180 = 279,18 kWh.

7.2 Nước:

7.2.1 Chỉ tiêu nước sử dụng trong sản xuất thực phẩm:

Chất lượng nước được đánh giá thông qua 3 nhóm chỉ tiêu: cảm quan, hóa lý, vi sinh. - Chỉ tiêu cảm quan: trong công nghệ sản xuất thực phẩm, nước được sử dụng trong sản xuất phải đạt các yêu cầu sau: trong suốt, không màu, không vị.

- Chỉ tiêu hóa lý: chỉ tiêu hóa lý của nước có liên quan đến thành phần các hợp chất hóa học có trong nước. Hàm lượng của chúng thường được xác định bằng những phương pháp công cụ.

+ Độ cứng: là do các muối Ca và Mg hòa tan trong nước tạo nên. Trong sản xuất, yêu cần nước có độ cứng toàn phần nhỏ hơn 300 mg CaCO3/l.

+ Giá trị pH của nước: là do nồng độ các ion H+ tự do quy định nên. Trong sản xuất, yêu cầu nước có pH nằm trong vùng trung tính pH = 6 – 7.

+ Hàm lượng cặn hòa tan trong nước: nhỏ hơn 10mg/l. - Chỉ tiêu vi sinh:

+ Tổng số vi khuẩn hiếu khí: < 220 khuẩn lạc/ ml. + Coliform: không có.

7.2.2 Tính toán lượng nước sử dụng:

Nước sử dụng trong phân xưởng để phục vụ thiết bị tiệt trùng, vệ sinh thiết bị, nước dùng để phục vụ sinh hoạt của công nhân.

Nước dùng để làm nước đá vảy: 1 m3/ ngày. N1 = 1 m3

Nước dùng cho thiết bị tiệt trùng: 6 m3/ ngày. N2 = 6 m3

Nước để vệ sinh các thiết bị trong phân xưởng: mỗi thiết bị 1 m3/ ngày N3 = 6 m3

Nước để rửa hộp: 10 m3/ ngày N4 = 10 m3

Nước dùng để vệ sinh các dụng cụ khác (xe chứa bán thành phẩm, xe đẩy…): 10 m3/ ngày

N5 = 10 m3

Nước dùng cho sinh hoạt của công nhân: mỗi công nhân sử dụng 20l/ngày N6 = 20 x 38 = 760 l = 0,76 m3

Lấy N6 = 1 m3

Tổng lượng nước sử dụng trong phân xưởng trong một ngày:

7.2.3 Xử lý nước thải:

Như vậy, có thể thấy, lượng nước thải của nhà máy thải ra trong 1 ngày sản xuất là khá lớn. Để xử lý nước thải phân xưởng sản xuất pate, có nhiều máu và mỡ với nồng độ chất gây ô nhiễm cao phải đồng thời áp dụng nhiều phương pháp như: phương pháp hóa lý (tách rác, tách mỡ bằng tuyển nổi, lắng tụ, khử trùng, lọc áp lực); phương pháp hóa sinh (nguyên tắc kỵ khí, thiết bị lọc sinh học có vật liệu đệm; nguyên tắc hiếu khí: bể aerotank sục khí với bùn hoạt tính có cấy men vi sinh).

Công trình xử lý bao gồm các hạng mục xây dựng về thiết bị như sau: - Bể gom, máy bơm nước thải

- Máy nén, bơm cao áp, motor truyền động - Bể điều hòa, máy bơm

- Bơm nước thải

- Bể bùn hoạt tính, máy thổi khí - Bể lắng, motor giảm tốc

- Bể chứa bùn, bơm bùn tuần hoàn

Hệ thống xử lý nước thải của phân xưởng sử dụng kết hợp 2 phương pháp: vật lý và hóa sinh trong công nghệ xử lý nước thải.

Thuyết minh quy trình:

Nước thải trong quá trình sản xuất chảy về bể gom nhờ cao độ của công trình qua hệ thống cống dẫn nước thải.

Trước khi vô bể gom nước thải qua song chắn rác để loại bỏ các chất thô có trong nước thải. Song chắn rác thường được đặt nghiêng 60o so với chiều chuyển động của dòng nước, đây là điều kiện thoát nước tốt nhất mà vẫn giữ lại được rác thô.

Nước từ bể gom được bơm vào bể điều hòa. Bể điều hòa có tác dụng ổn định về lưu lượng và nồng độ của dòng nước, tạo điều kiện cho các công đoạn sau hoạt động ổn định. Tại bể điều hòa có bơm thổi khí để tăng lượng O2 trong nước.

Từ bể điều hòa có hai bơm bơm nước thải qua bể keo tụ tạo bông. Ở bể này có hai bơm định lượng bơm hóa chất PAC và có hai cánh khuấy khuấy đều thúc đẩy quá trình hấp phụ tạo bông hydroxit Al và Fe, tăng vận tốc lắng và giảm thời gian lắng. Từ đó thông qua bể lắng 1.

Bể lắng 1 là bể lắng ngang hình khối hộp chữ nhật. Tại đây, sạn cát và các chất có tỷ trọng cao sẽ được loại bỏ ra khỏi nước thải nhờ hai bơm bơm cặn lắng về bể chứa bùn.

Nước thải Song chắn rác

Bể gom

Bể điều hòa Bể keo tụ tạo bông

Bể lắng 1 Bể Aerotank Bể lắng 2 Nguồn tiếp nhận Máy thổi khí Máy thổi khí Tuần hoàn bùn Bể chứa bùn : đường nước : đường khí : đường bùn

Nước sau bể lắng 1 qua bể sinh học hiếu khí Aerotank, vi sinh vật phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải thành các chất đơn giản như CO2, H2O và bùn sinh khối. Khí được cung cấp liên tục nhờ có bơm thổi khí.

Sau khi xử lý sinh học, nước vào bể lắng 2 là bể lắng theo phương bán kính. Sau lắng, bùn được bơm tuần hoàn về bể sinh học, nước trong ra máng vào cống khu công nghiệp kết thúc qui trình xử lý nước thải tại phân xưởng.

Chương 8: KẾT LUẬN

Sau hơn 12 tuần làm việc, em đã hoàn thành đồ án môn học với đề tài “Thiết kế phân xưởng sản xuất đồ hộp thịt”. Đây là một đề tài rất hay và bổ ích vì:

- Việt Nam nói chung, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận nói riêng, đang phát triển kinh tế mạnh, những năm gần đây tổng sản phẩm quốc nội luôn tăng ở mức cao, đạt từ 7 – 10%. Đời sống kinh tế ngày càng phát triển cùng với nhịp sống công nghiệp hóa nên người tiêu dùng đang có xu hướng tăng mua thực phẩm chế biến sẵn. Vì vậy việc xây dựng thêm một phân xưởng sản xuất đồ hộp thịt trong tương lai là hoàn toàn có tính khả thi.

- Đề tài thiết kế là một đề tài đòi hỏi ở người thiết kế phải có kiến thức rộng và tổng quát, điều này giúp em củng cố kiến thức đã được học ở trường và tìm hiểu thêm được nhiều vấn đề mới. Nhưng đây là lần đầu tiên thực hiện một đề tài thiết kế xây dựng, trình độ chuyên môn còn hạn chế, cũng như chưa có kinh nghiệm trong thực tế sản xuất nên bản thiết kế này chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót.

- Tuy nhiên trong phần chọn thiết bị, do khả năng tìm tài liệu trên mạng internet và ở sách vở còn hạn chế cũng như các nhà sản xuất không mong muốn giới thiệu chi tiết các công nghệ mà họ sản xuất nên một số thiết bị không có thông số kích thước rõ ràng, nguyên lý hoạt động của một số thiết bị không được trình bày.

- Bên cạnh đó bản thiết kế có những ưu điểm sau:

+ Trang thiết bị khá hiện đại, năng suất cao nên giảm được số công nhân và đảm bảo tính liên tục của dây chuyền.

+ Có phòng chứa nguyên liệu chính và phụ ở ngay trong phân xưởng thuận tiện cho sản xuất.

+ Có bể Clor để khử trùng trước khi vào phân xưởng, bồn nước để công nhân rửa tay, vòi nước để vệ sinh thiết bị thường xuyên đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

+ Có các phòng thay quần áo, phòng vệ sinh phục vụ sinh hoạt cho công nhân.

Vì vậy để bản thiết kế tốt hơn em rất mong nhận được sự chỉ dẫn tận tình của quý thầy cô và các bạn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Trần Văn Chương (2001) – Công nghệ bảo quản - chế biến sản phẩm chăn nuôi và cá – NXB văn hóa dân tộc.

[2] Vũ Văn Cừ (2003) – Quy hoạch khu công nghiệp, thiết kế mặt bằng tổng thể nhà máy nhà

và công trình công nghiệp – NXB Xây dựng.

[3] Hà Huy Khôi (2003) – Dinh dưỡng hợp lý và sức khỏe – Nhà xuất bản Y học.

[4] Đống Thị Anh Đào (2008) – Kỹ thuật bao bì thực phẩm – NXB Đại Học Quốc Gia TPHCM.

[5] Đống Thị Anh Đào – Bài giảng môn học Quản trị chất lượng thực phẩm – Đại Học Bách Khoa TPHCM, Tài liệu lưu hành nội bộ.

[6] Nguyễn Thị Hiền – Công nghệ chế biến thịt cá – Đại Học Bách Khoa TPHCM, Tài liệu lưu hành nội bộ.

[7] Nguyễn Thị Hiền – Thiết kế máy và nhà máy thực phẩm – Đại Học Bách Khoa TPHCM, Tài liệu lưu hành nội bộ.

[8] Lê Văn Việt Mẫn và cộng sự (2010) - Công Nghệ Chế Biến Thực Phẩm – NXB Đại Học Quốc Gia TPHCM.

[9] Ngô Hồng Quang, Vũ Văn Tẩm (2005) – Thiết kế cấp điện – NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

[10] Lê Ngọc Tú (chủ biên) (2001) – Hóa học thực phẩm – NXB Khoa học và kỹ thuật Hà Nội.

[11] Lê Bạch Tuyết và cộng sự (1996) – Các quá trình công nghệ cơ bản trong sản xuất

thực phẩm – NXB Giáo dục, Hà Nội.

[12] Trần Xoa, Nguyễn Trọng Khuôn, Hồ Lê Viên (1992) – Sổ tay quá trình và thiết bị công nghệ hóa chất, tập 1 – NXB Khoa học & Kỹ thuật, Hà Nội.

[13] Trần Xoa, Nguyễn Trọng Khuôn, Hồ Lê Viên (1992) – Sổ tay quá trình và thiết bị công nghệ hóa chất, tập 2 – NXB Khoa học & Kỹ thuật, Hà Nội.

[14] TCVN 186 – 66 – Đồ hộp thịt và cá - Phương pháp kiểm nghiệm vi sinh vật. [15] TCVN 7047: 2002 – Thịt lạnh đông - Qui định kỹ thuật.

[16] Một số website intetnet:

17.1 www.dpi.hochiminhcity.gov.vn (Sở kế hoạch đầu tư thành phố Hồ Chí Minh) 17.2 www.argoviet.gov.vn (Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn)

17.3 www.vissan.com.vn 17.4 www.foodscience.afisc.csiro.au 17.4 www.defrost.dk 17.5 www.inwestpol.pl 17.6 www.kochequipment.com 17.7 www.leekingyih.com 17.8 www.temp.com.ua 17.9 www.dixiecanner.com 17.10 www.boydfood.com 17.11 www.magurit.de 17.12 www.almash.net.md 17.13 www.indosa.ch 17.14 www.fao.org 17.15 www.atecplastic.com

17.16 www.uni-graz.at

17.18 www. scotsmanindustries.com 17.19 www.sturdy.com.tw

Một phần của tài liệu Bản thuyết minh về thực phẩm đóng hộp (Trang 37 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w