Tỷ lệ lạm phát từ năm 2009 đến năm 2011

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố tác động đến rủi ro lãi suất trong huy động vốn và cho vay của các ngân hàng thương mại cổ phần (Trang 66)

Chỉ số lạm phát từ 2009 – 2011 Năm Tỷ lệ lạm phát (%) 2009 6,88 2010 11,75 2011 18,13

Nguồn: Báo cáo của Tổng cục Thống kê

Lạm phát tiếp tục tăng trong nửa cuối của năm 2011 (lạm phát cuối tháng 6/2011 đã là 20,82% so với cùng kỳ năm 2010) là lý do dự báo lãi suất danh nghĩa tăng lên trong thời gian tới, đặc biệt vào giai đoạn quý IV/2011. Mặc dù, Nghị quyết 11 của Chính phủ được thực hiện khá quyết liệt nhằm hạn chế gia tăng tổng cầu bằng chính sách kiểm sốt dư nợ tín dụng và cắt giảm chi tiêu cơng nhưng chu kỳ tác động tới mặt bằng giá sau giai đoạn suy thoái kinh tế khơng phải nằm ở phía tổng cầu. Lãi suất tăng vọt vào năm 2008 và kéo dài cho tới nay đã khiến cho hầu hết các doanh nghiệp phải giảm bớt quy mô sản xuất, chuyển đổi hướng kinh doanh hoặc đóng cửa. Với xu hướng tổng cung tăng, chỉ cần một lượng biến động nhỏ của tổng cầu, giá cả cũng tăng rất mạnh.

Lãi suất được duy trì ở mức cao như là biểu hiện tất yếu của chính sách tiền tệ và tài khóa thắt chặt theo tinh thần của Nghị quyết 11. Cho đến thời điểm cuối năm 2011, lãi suất cũng không cao hơn giai đoạn cuối năm 2010 hoặc giai đoạn căng thẳng lãi suất vào nửa cuối năm 2008. Cần nhìn nhận rằng, yếu tố đẩy lãi suất lên cao thời gian qua là bị ảnh hưởng bởi việc thực hiện chính sách thắt chặt cung tiền. Vì thế, có thể dự báo một mức lãi suất cao hơn nữa nếu NHNN và Chính phủ kiên quyết duy trì các chính sách thắt chặt chi tiêu mà không đi kèm với các giải pháp nền tảng làm thay đổi hẳn cấu trúc rủi ro và kỳ hạn của lãi suất.

Việc tuân thủ các tiêu chuẩn về cấp phép thành lập và hoạt động NH theo Thông tư số 09/2010/TT- NHNN. Thơng tư này bổ sung thêm các tiêu chí chặt chẽ

hơn cho việc thành lập NHTM so với Quyết định số 24/2007/QĐ-NHNN ngày 07/6/2007 về việc ban hành Quy chế cấp giấy phép thành lập và hoạt động NHTM và Quyết định số 46/2007/QĐ-NHNN ngày 25/12/2007 về việc sửa đổi, bổ sung một số Điều khoản Quy chế cấp giấy phép thành lập và hoạt động NHTM ban hành kèm theo Quyết định số 24/2007/QĐ- NHNN sửa đổi bổ sung Quyết định số 46/2007/QĐ-BTC. Theo đó, tổ chức và cá nhân phải thỏa mãn các tiêu chí liên quan đến vốn, nhân sự, công nghệ, quản trị rủi ro và năng lực điều hành trước khi được cấp phép thành lập tham gia hoạt động NH. Hiện tượng chạy đua tăng lãi suất trong hệ thống NH suốt thời gian từ 2008 đến nay, mà điểm xuất phát luôn bắt đầu từ các NHTMCP nhỏ, cũng chỉ để đáp ứng với yêu cầu trên của NHNN. Yêu cầu tối thiểu nhất về tiêu chuẩn vốn điều lệ 3000 tỷ đồng vào tháng 12/2010.

Việc NHNN ban hành thông tư 12/2010/TT-NHNN hướng dẫn TCTD cho vay bằng đồng Việt Nam đối với khách hàng theo lãi suất thỏa thuận làm tăng sức ép lên việc đổi mới cách thức điều hành, quản lý của nhà nước trên thị trường tài chính – NH, tạo sự cạnh tranh thiếu lành mạnh, tăng rủi ro và mất ổn định của hệ thống NH và kinh tế vĩ mô trong nước.

2.3.2. Nguyên nhân từ phía các NHTMCP

Diễn biến lãi suất căng thẳng trong nửa cuối năm 2009 một phần phản ánh khó khăn thanh khoản của hệ thống. Điều này dẫn đến một hệ quả ít thấy là tỷ lệ lãi biên của các NH giảm rất mạnh; nếu trong năm 2008 chênh lệch lãi suất huy động và cho vay đạt khoảng 3,7%, thì năm 2009 chỉ xoay quanh 1% (đối với cho vay sản xuất kinh doanh). Bên cạnh đó tăng trưởng tín dụng thực tế đã vượt xa. Cụ thể, đầu năm 2009, tăng trưởng tín dụng dự kiến từ 21% - 23%; giữa năm là định hướng khơng q 30%; cịn theo dự tính cả năm con số này thực tế lên tới trên 36%, tăng mạnh so với năm 2008 (21%) và ở mức cao trong khoảng thời gian 10 năm trở lại đây.

Bảng 2.8. Tốc độ tăng trƣởng tín dụng tại các NHTMCP

ĐVT: %

NH 2009 so với 2008 2010 so với 2009 2011 so với 2010

KLB 122,05 43,78 19,92 NAB 33,69 5,77 17,79 BVB 82,00 58,23 19,58 ACB 79,02 39,80 17,91 EXB 81,71 60,48 19,76 TCB 59,79 25,74 19,88 Nguồn: Tổng hợp từ BCTC của các NHTMCP

Các NH nhỏ trong mắt người gửi tiền ln là nhóm thanh khoản sẽ yếu hơn so với nhóm NH lớn một phần là do quy mơ và thương hiệu, mạng lưới giao dịch. Do vậy, một khi nhóm NH lớn có động thái tăng lãi suất tiền gửi huy động nhóm NH nhỏ sẽ bị ảnh hưởng rất mạnh và chạy theo những cuộc đua tăng lãi suất để lôi kéo khách hàng. Chúng ta có thể thấy một ví dụ là trường hợp tăng lãi suất huy động của Techcombank vào những ngày cuối năm 2010, ngay lập tức trong ngày có khoảng 8 NH tăng lãi suất .

Nguyên do không chỉ trực tiếp từ chênh lệch kỳ hạn các khoản tiền gửi và cho vay mà cịn gián tiếp từ chất lượng tín dụng thấp kéo theo tình trạng gia hạn nợ, giãn nợ hoặc nợ xấu làm tăng “duration gap” (khe hỡ kỳ hạn) của bảng cân đối. Trong thực tế, vấn đề này đơi khi đến từ các NHTMCP nhỏ vốn gặp khó khăn trong huy động vốn, buộc phải sử dụng công cụ duy nhất là lãi suất và các phương tiện khuyến mãi để hấp dẫn người gửi tiền. Để ngăn cản luồng vốn di chuyển, các NH lớn cũng buộc phải tăng lãi suất huy động. Kết quả là trào lưu tăng lãi suất xảy ra khơng hồn toàn xuất phát từ nhu cầu vốn mà từ nhu cầu giữ khách hàng. Thực

phản ánh tình trạng khơng có sự khác biệt đáng kể về chất lượng, loại dịch vụ và sản phẩm cũng như văn hóa phục vụ khách hàng giữa các NH. Tình trạng thơng tin thiếu minh bạch không cho phép khách hàng đánh giá mức độ rủi ro của NH và vì thế, khách hàng có xu hướng kỳ vọng mức lãi suất như nhau cho các NH khác nhau về mức rủi ro. Nhấn mạnh những lý do này để thấy rằng áp lực về lãi suất không chỉ xuất phát từ nhu cầu vốn cho sản xuất, tiêu dùng mà còn đến từ các yếu tố liên quan đến tình trạng độc canh tín dụng, cơng cụ cạnh tranh thiếu đa dạng và những vấn đề liên quan đến khả năng thu hồi vốn.

Một vấn đề nữa là đảm bảo vốn điều lệ 3000 tỷ vào ngày 31-12-2010.Thực tế, khơng ít NHTMCP phải chạy đôn chạy đáo để lo đủ yêu cầu về đảm bảo thanh khoản; và cả để đẩy tăng trưởng tín dụng lên cao, nhằm hoàn thành kế hoạch lợi nhuận mà đại hội cổ đơng đã thơng qua. Và chính từ nhu cầu vay vốn “nóng” của một số NHTMCP, đặc biệt các NH nhỏ nhằm đảm bảo khả năng thanh khoản mà hình thành nên hiện tượng các NHTM lớn “kiếm ăn” trên lưng NH nhỏ, các NH nhỏ muốn vay từ NH lớn phải chịu lãi suất rất cao.

Nợ xấu trong hệ thống NH tăng mạnh. Hệ thống các NHTMCP đã bộc lộ nhiều điểm yếu trong năm 2011. Đó là cuộc đua lãi suất huy động lên 20%/năm; căng thẳng thanh khoản khiến lãi suất LNH tăng lên 20%/năm.

Đến cuối tháng 8/2011, nợ không đủ tiêu chuẩn hơn 76.700 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu gia tăng đều đặn từ đầu năm do kinh tế khó khăn. Theo T.S Lê Xuân Nghĩa, Phó chủ tịch Uỷ ban Giám sát tài chính Quốc gia, đánh giá nếu hạch tốn đầy đủ con số nợ xấu có thể lên tới 100.000 tỷ đồng tương đương khoảng 5 tỷ USD, trong đó nợ nhóm 5 lên tới 47% và một tỷ lệ lớn nợ nhóm 5 đang ẩn trong nợ nhóm 4. Năm 2011, dự kiến nợ xấu chiếm 3,6-3,8% tổng dư nợ, thủ phạm nợ xấu cao tại các NHTMCP là do tín dụng bất động sản tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh với dự án từ năm 2008, 2009 suy giảm.Theo đánh giá của Fitch (Tổ chức đánh giá tín nhiệm

quốc tế) thì tỷ lệ nợ xấu Việt Nam khi áp dụng tiêu chuẩn Quốc tế về phân loại nợ sẽ cao hơn nhiều con số đã được công bố.

Hiện nay, hoạt động cho vay của NH vẫn là chủ yếu, chiếm khoảng 70% đến 90% tổng TSC và một tỷ lệ tương đương trong tổng thu nhập của hệ thống NH.

Bảng 2.9. Tỷ trọng thu nhập lãi thuần so với tổng thu nhập của các NHTMCP

NH Năm 2009 (%) Năm 2010(%) Năm 2011(%)

KLB 95,50 105,25 95,86 NAB 92,91 65,65 63,40 BVB 82,80 94,31 72,93 ACB 56,75 75,85 86,40 EXB 76,64 78,65 84,82 TCB 64,11 67,46 79,54 Nguồn: Tổng hợp từ BCTC của các NHTMCP

Hầu hết, các NHTMCP hiện nay mới chỉ tập trung vào hoạt động tín dụng, chưa tạo nên thói quen sử dụng dịch vụ NH cho các tầng lớp dân cư thông qua phát triển các cơng cụ thanh tốn, chi trả, lưu giữ, tư vấn đầu tư và quản lý tài chính cá nhân... Phần lớn các tầng lớp dân cư hiện nay nhìn nhận NH như là nơi đầu tư tiền tiết kiệm hơn là nơi cung cấp các dịch vụ tài chính và tư vấn. Vì thế, thói quen so sánh lãi suất tiền gửi NH với các loại hình đầu tư rủi ro khác luôn đặt NH vào thế phải cạnh tranh với các cơ hội đầu tư rủi ro như bất động sản, đầu tư chứng khốn, ngoại tệ, chính vì điều đó làm cho các NH ln phải chạy đua về lãi suất.

Phần lớn tài sản của nhóm NH nhỏ là ở những khoản cho vay. Đây là những tài sản rất khó để chuyển thành tiền mặt khi có nhu cầu. Chính ngun nhân này dẫn đến tính kém chủ động về nguồn tài chính hỗ trợ thanh khoản của nhóm NH nhỏ.

Ngồi ra, việc áp dụng lãi suất huy động ở mức cao cho tất cả các kỳ hạn, các NHTMCP lại cho khách hàng rút tiền linh hoạt nhằm hút vốn, hay giữ chân khách hàng, nên đã tự đẩy mình vào các điều kiện bất lợi và hết sức bị động trong việc huy động cũng như sử dụng vốn. Bên cạnh đó, các khoản tiền gửi với những điều khoản trả lãi cũng bị biến dạng đi rất nhiều, đã gây khó khăn cho cơng tác quản lý vốn và việc thiết kế chính sách lãi suất khơng chỉ đối với NHNN, mà cịn đối với cả các NHTMCP. Việc cạnh tranh không lành mạnh về lãi suất và sản phẩm tiền gửi bước đầu đã được hạn chế bằng sự chỉ đạo chặt chẽ và xử lý nghiêm các TCTD vi phạm lãi suất huy động theo qui định của NHNN. Khi thị trường 1 được kiểm soát chặt chẽ, NHNN tiếp tục điều chỉnh tăng một số lãi suất điều hành trên thị trường 2, ngay sau đó một số NHTMCP cần vốn phải vay trên thị trường 2 (Thị trường LNH) với lãi suất rất cao, ngày 17/10, lãi suất LNH đã lên tới 30%/ năm. Đây là biểu hiện của sự thiếu hụt thanh khoản của một số NHTMCP.

Chưa tách biệt giữa bộ phận tiếp xúc khách hàng và bộ phận thẩm định đề xuất cho vay, điều này dẫn đến nảy sinh rủi ro đạo đức đối với cán bộ thực hiện hồ sơ vay vốn. Ngồi ra, q trình giám sát sau cho vay còn chưa được thực hiện chặt chẽ, dẫn đến việc không phát hiện kịp thời những rủi ro phát sinh của khoản vay.

2.3.3. Xây dựng mơ hình các nhân tố ảnh hƣởng đến rủi ro lãi suất trong huy động vốn và cho vay của các NHTMCP động vốn và cho vay của các NHTMCP

2.3.3.1. Phát triển mơ hình

+ Phát triển mơ hình

Trong mơ hình nghiên cứu, đề tài đã xác định các nhân tố ảnh hưởng và xác lập phương trình phản ánh mức ảnh hưởng của các nhân tố đến rủi ro lãi suất trong kinh doanh của NHTMCP với 3 biến độc lập như sau:

- Mức cung tiền tệ ( M2): là tổng thể tiền tệ được sử dụng để giao dịch thanh toán trên thị trường.

- Lạm phát (CPI): tỷ lệ lạm phát được đo lường qua chỉ tiêu tỷ lệ giá tiêu dùng. -Tỷ giá hối đối (EX): hình thành quan hệ về sức mua giữa tiền của nước này so với một ngoại tệ khác.

+ Mơ hình đề nghị

Mơ hình được xây dựng dựa trên 3 nhân tố nhằm kiểm định các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh NH.

Y= 0 + 1 X1 + 2 X2 + 3 X3 + 2.3.3.2. Thiết kế nghiên cứu và xây dựng thang đo

+ Định nghĩa các biến trong mơ hình

(i) Biến 1: Mức cung tiền – ký hiệu là X1

(ii) Biến 2: Lạm phát – ký hiệu là X2

(iii) Biến 3: Tỷ giá USD/VND – ký hiệu là X3

(iv) Biến 4: Rủi ro lãi suất – ký hiệu là Y – biến này được đo lường bằng số

liệu thu thập được thông qua lãi suất huy động tại NHTMCP. + Xây dựng thang đo

Ba biến nguyên nhân và một biến kết quả trong mơ hình nghiên cứu đề nghị là các dữ liệu thứ cấp có sẵn, trích từ nguồn là các báo cáo thường niên, báo cáo tài chính chính thức của các NHTMCP và các báo cáo của NHNN và Tổng cục thống

+ Mẫu nghiên cứu và phương pháp thu thập thông tin

Ba biến ảnh hưởng như lạm phát(CPI), mức cung tiền(M2), tỷ giá hối đoái giữa USD/VND và một biến kết quả được thu thập từ nguồn dữ liệu thứ cấp từ BCTN, BCTC của các NHTMCP và các báo cáo của NHNN và Tổng cục thống kê.

Kích thước mẫu nghiên cứu chính thức gồm 72 mẫu được thống kê theo số liệu từng tháng với chiều dài từ tháng 1 năm 2006 đến tháng 12 năm 2011.

+ Xây dựng giả thuyết

Giả thuyết 1: +H0: Khơng có mối quan hệ giữa cung tiền và lãi suất huy động ( 2 biến độc lập nhau)

+H1: Có mối quan hệ giữa cung tiền và lãi suất huy động

Giả thuyết 2:+H0: Khơng có mối quan hệ giữa lạm phát và lãi suất huy động ( 2 biến độc lập nhau)

+H2: Có mối quan hệ giữa lạm phát và lãi suất huy động

Giả thuyết 3: +H0: Khơng có mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và lãi suất huy động ( 2 biến độc lập nhau)

+H3: Có mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và lãi suất huy động

2.3.3.3. Kết quả nghiên cứu

Trên cơ sở số liệu là các BCTN, BCTC của các NHTMCP và các báo cáo của NHNN và Tổng cục thống kê, học viên đã tiến hành xử lý số liệu liên quan các

nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất huy động, sau đó sử dụng phần mềm SPSS để phân tích tương quan và hồi quy nhằm xác định sự ảnh hưởng của 3 nhân tố: lạm phát, mức cung tiền, tỷ giá hối đoái giữa USD/VND đến lãi suất huy động của các NHTMCP. Kết quả phân tích hồi quy bội giữa lãi suất huy động và 3 nhân tố trên bằng phần mềm SPSS cho ở bảng sau:

Bảng 2.10. Mối quan hệ tƣơng quan giữa các biến nghiên cứu

Biến

Lãi suất huy

động Cung tiền Lạm phát

Tỷ giá hối đoái Lãi suất huy

động 1 Cung tiền -0,476 ** 1 Lạm phát 0,809 ** 0,241* 1 Tỷ giá hối đoái -0,562

** -0,914** 0,260*

1 **. Có ý nghĩa thống kê với P<0,01 (2-tailed)

*. Có ý nghĩa thống kê với P< 0,05 (2-tailed) Nguồn: Tính tốn từ chương trình SPSS

Nhìn vào ma trận tương quan giữa các biến trình bày trong bảng 2.10 cho thấy những mối quan hệ giữa biến phụ thuộc (Y) và các biến độc lập (X1, X2, X3). Theo đó, lãi suất huy động có quan hệ ngược chiều với mức cung tiền và tỷ giá hối đoái nhưng lại cùng chiều với tỷ lệ lạm phát. Kết quả này có ý nghĩa là lạm phát càng tăng thì lãi suất huy động của các NHTMCP càng cao, và ngược lại mức cung tiền và tỷ giá hối đối càng tăng thì lãi suất huy động càng giảm.

Sau khi nhập dữ liệu và kiểm tra mối tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc, kết quả hồi quy các nhân tố ảnh hưởng rủi ro lãi suất có được từ chương trình SPSS 20 thể hiện trong bảng 2.11.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố tác động đến rủi ro lãi suất trong huy động vốn và cho vay của các ngân hàng thương mại cổ phần (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)