2 Ngân hàng điện tử: (internet banking, mobile banking, )

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH biện pháp mở rộng và phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại của các ngân hàng thương mại cổ phần tại việt nam (Trang 29 - 32)

2.2 TÌNH HÌNH CUNG CẤP DỊCH VỤ NGÂN HÀNG HIỆN ĐẠI

2.2.2. 2 Ngân hàng điện tử: (internet banking, mobile banking, )

Ngân hàng điện tử được hiểu là các nghiệp vụ, các sản phẩm dịch vụ ngân hàng truyền thống trước đây được phân phối trên các kênh mới như Internet, điện thoại, mạng không dây… Hiện nay, ngân hàng điện tử tồn tại dưới hai hình thức: hình thức ngân hàng trực tuyến, chỉ tồn tại dựa trên môi trường mạng Internet, cung cấp dịch vụ 100% thơng qua mơi trường mạng; và mơ hình kết hợp giữa hệ thống ngân hàng thương mại truyền thống và điện tử hoá các dịch vụ truyền thống, tức là phân phối những sản phẩm dịch vụ cũ trên những kênh phân phối mới. Hầu hết Ngân hàng điện tử tại Việt Nam chủ yếu phát triển theo mơ hình này. Hiện tại, các ngân hàng trong nước đang giới thiệu về dịch vụ Internet Banking. Bên cạnh các vấn đề về sự tiện lợi, vấn đề an toàn và bảo mật đang là điều các khách hàng đang sử dụng dịch vụ ngân hàng quan tâm.

Cho đến nay, hầu hết ngân hàng đều có website và một số cung cấp dịch vụ online để khách hàng gửi thắc mắc, góp ý cũng như xem tỷ giá, lãi suất tiền gửi tiết

kiệm, số dư tài khoản, liệt kê giao dịch phát sinh và hướng tới thực hiện chuyển khoản, thanh toán hố đơn... Hình thức giao dịch này giúp khách hàng có được sự tiện lợi do thực hiện các việc giao dịch bằng internet tại bất cứ nơi đâu.

Ngoài Internet Banking, một số dịch vụ khác như Phone Banking, SMS Banking, Mobile Banking và Home Banking cũng được các ngân hàng giới thiệu khá rầm rộ. Tuy ban đầu cịn gặp nhiều khó khăn, nhưng hiện nay các dịch vụ này đang ngày càng hoàn thiện và hầu hết các website ngân hàng hiện nay đều cung ứng các dịch vụ này cho khách hàng.

Tuy nhiên, các tiện ích từ dịch vụ này còn nhiều hạn chế do các dịch vụ này cịn đang trong q trình hồn thiện nên một số tiện ích khơng sử dụng được như sự giới thiệu ban đầu của Ngân hàng. Nguồn thông tin thu thập từ các bài báo cho thấy nhiều khách hàng còn chưa thể tiếp cận trọn vẹn được lợi ích do dịch vụ ngân hàng điện tử mang lại:

"Mở tài khoản trong Internet Banking chỉ xem được số tiền hiện có, riêng thanh tốn chi phí điện, nước, điện thoại... thì khơng thực hiện được mặc dù ngân hàng giới thiệu rất đầy đủ về các tiện ích này", ơng Cao Thanh Sang, khách hàng của Vietcombank, phàn nàn. "Gần đây, ngân hàng trực tuyến này lại báo nâng cấp, không thể truy cập".

“Nhu cầu sử dụng Internet Banking là có thật và cần thiết. Trong khi 90% sinh viên bỏ qua dịch vụ này cũng như các thông báo giao dịch qua e-mail thì giới nhân viên văn phịng thường xun online rất quan tâm đến tính năng tiện lợi, mọi lúc mọi nơi”, ông Nguyễn Gia Thuyết, nhân viên của Ngân hàng Đông Á (EAB), nhận xét. Riêng ngân hàng ACB, mỗi ngày có hơn nghìn lượt khách hàng truy cập xem số dư tài khoản và chi tiết giao dịch. (nguồn: http://vnexpress.net/gl/vi-tinh/2005/10/3b9e2e8f/)

Ngân hàng trực tuyến đòi hỏi tính an tồn và bảo mật rất cao. Tại Việt Nam, Luật thương mại điện tử vẫn chưa chính thức được ban hành (hiện chỉ có Luật giao dịch điện tử và nghị định về thương mại điện tử), vì thế những tiện ích của dịch vụ này

cịn nhiều hạn chế, chỉ cho phép xem số dư tài khoản và thông tin giao dịch, chưa thể thanh toán hoá đơn trên web. Hiện nay, một số NHTMCP như ACB, Vietinbank, ... đang đưa vào hoạt động dịch vụ Internet banking, sử dụng chứng chỉ số để giao dịch, điều này là bước đệm để phát triển các loại hình dịch vụ hiện đại hiện nay.

“Trên thế giới, Internet Banking và tiện ích thanh tốn hố đơn ngay trên web rất thu hút khách hàng, quan trọng hơn cả số lượng máy ATM và địa điểm giao dịch. Tuy nhiên, dịch vụ này phải ln đối diện với "phishing", "pharming" cũng như các hình thức lừa đảo trực tuyến khác nhằm đánh cắp thông tin cá nhân truy cập tài khoản và "rút ruột" chủ thẻ. Vì thế, khách hàng ln được nhà cung cấp dịch vụ cảnh báo. Trong khi đó, tại các ngân hàng Việt Nam chưa hề có dịng khuyến cáo nào về vấn đề này khi truy cập dịch vụ online banking.” (Nguồn:http://vnexpress.net/gl/vi-tinh/2005/10/3b9e2e8f/)

Để sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến, khách hàng cần phải cung cấp các thông tin cần thiết cho ngân hàng qua các bước như: điền vào phiếu đăng ký và trình chứng minh thư hoặc hộ chiếu trực tiếp tại ngân hàng để được cấp mã số truy cập và mật khẩu. Thông thường, ngân hàng thực hiện bảo mật bằng cách cấp chứng chỉ CA (Certificate Authentication) khi khách hàng đăng ký dịch vụ và chỉ thanh toán khi chữ ký điện tử của người tạo ra tập lệnh trên mạng và người xác nhận lệnh chuyển tiền được chứng thực.

Dịch vụ ngân hàng điện tử là việc thiết lập một kênh trao đổi thơng tin tài chính giữa khách hàng và ngân hàng nhằm phục vụ nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng của khách hàng một cách nhanh chóng, an tồn và thuận tiện. Sau một thời gian nghiên cứu, thử nghiệm và ứng dụng, hiện nay dịch vụ ngân hàng điện tử được các ngân hàng thương mại Việt Nam cung cấp qua các sản phẩm như home banking, internet banking, mobile banking..

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH biện pháp mở rộng và phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại của các ngân hàng thương mại cổ phần tại việt nam (Trang 29 - 32)