Các giải pháp về thông tin, tuyên truyền và phổ cập.

Một phần của tài liệu nghiên cứu thực trạng rừng trồng sản xuất tại huyện định hoá thái nguyên và đề xuất các giải pháp phát triển (Trang 105 - 107)

- Đối với những diện tích đất trồng manh mún, nằm xen kẽ với các hộ dân

4.5.5. Các giải pháp về thông tin, tuyên truyền và phổ cập.

Đây là giải pháp cần được xem là trọng tâm, phải tổ chức thực hiện triệt để và có hiệu quả. Nội dung công tác thông tin, tuyên truyền cần tập trung vào các vấn đề chủ yếu sau đây:

- Cần tuyên truyền, giới thiệu tác dụng của rừng trong việc cung cấp lâm sản và LSNG cũng như chức năng bảo vệ môi trường sinh thái của rừng, công việc này đòi hỏi các cán bộ truyền thơng phải có trình độ nhất định. Để thực hiện được cần phải có sự phối hợp của nhiều tổ chức, đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động sâu rộng trong quần chúng nhân dân. Đồng thời người dân cũng cần hiểu có thể phát triển kinh tế hộ gia đình từ việc trồng RSX.

- Phổ biến chủ trương, đường lối phát triển lâm nghiệp hiện nay của Nhà nước, nhất là chủ trương đóng cửa rừng tự nhiên, giao đất giao rừng tới hộ gia đình, quyền lợi và nghĩa vụ của người trồng rừng và bảo vệ rừng,...

- Thông tin cho người dân địa phương biết về thực trạng trồng RSX của tỉnh Thái Nguyên và huyện Định Hố-Thái Ngun và các chương trình/ dự án, quy hoạch vùng nguyên liệu trên địa bản tỉnh, huyện, các giống cây trồng có năng suất và chất lượng cao,... để mọi người có cách nhìn nhận đúng đắn về vấn đề này. Ngoài ra, cần đẩy mạnh công tác thông tin thị trường, sản phẩm, giá cả,... cho người sản xuất.

- Phổ cập kỹ thuật, tổ chức cho người dân địa phương tham quan, học tập các mơ hình điển hình trồng rừng, các mơ hình trồng rừng sản xuất có hiệu quả kinh tế và bền vững, qua đó phát động phong trào trồng rừng trong nhân dân, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia góp vốn trồng rừng, bảo vệ và phát triển rừng.

Để công tác tuyên truyền và phổ cập đạt được kết quả cao cần phải áp dụng nhiều hình thức giới thiệu và phổ cập như loa đài, truyền thanh, tài liệu, tờ

rơi, áp phích, biển hiệu,... ở mọi nơi, mọi chỗ như trụ sở làm việc của xã, trường học, nhà văn hóa,... Nội dung các chương trình tun truyền phải phong phú, đa dạng; cần lồng ghép và phối hợp nhiều chương trình với nhau, gắn kết các thơng tin sản xuất nông, lâm nghiệp, đặc biệt là về các giống cây trồng và kỹ thuật mới, các hoạt động của các dự án bảo tồn, dự án lâm nghiệp xã hội,... cũng như các hoạt động văn hóa, xã hội của xã, thơn với việc tun truyền, khích lệ người dân tham gia trồng RSX. Bên cạnh đó, cần chú ý đào tạo đội ngũ cán bộ tuyên truyền, phổ cập viên cấp xã, thôn và tạo điều kiện cho họ làm việc cho họ làm việc; tăng cường sự phối hợp, chỉ đạo giữa các cấp chính quyền với các bộ phận làm công tác tuyên truyền, phổ cập. Trong giải pháp này cần đặc biệt ưu tiên cho các xã vùng cao, vùng sâu, vùng xa trong huyện- nơi có hệ thống cơ sở hạ tầng kém phát triển, nhận thức và mức sống của người dân còn nhiều hạn chế.

- Phát triển công tác khuyến nông khuyến lâm đến tận từng thơn, xã, mỗi xã cần phải có 1 cán bộ khuyến nơng cơ sở, mỗi cán bộ này phải được đào tạo chun mơn tốt, có kỹ năng tiếp cận với người dân, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật như: giống mới cho năng xuất cao, kỹ thuật mới, tư vấn vay vốn,...đến với người trồng rừng.

5.1. Kết luận

Chƣơng 5:

Một phần của tài liệu nghiên cứu thực trạng rừng trồng sản xuất tại huyện định hoá thái nguyên và đề xuất các giải pháp phát triển (Trang 105 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w