Đánh giá Hiện trạng quản lý chất thải nguy hại tại TPHCM 1 Công tác quản lý CTNH tại các cơ sở sản xuất

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải nguy hại ở thành phố hồ chí minh (Trang 50 - 52)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2. Đánh giá Hiện trạng quản lý chất thải nguy hại tại TPHCM 1 Công tác quản lý CTNH tại các cơ sở sản xuất

4.2.1. Công tác quản lý CTNH tại các cơ sở sản xuất

Việc quản lý CTNH hiện nay được thực hiện theo thông tư Số: 12/2006/TT- BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Theo thông tư này các đơn vị sản xuất có phát sinh CTNH được gọi là các chủ nguồn thải, trách nhiệm của chủ nguồn thải là phải đăng ký sổ chủ nguồn thải CTNH với Sở TN - MT thành phố bất kể lượng CTNH đơn vị thải ra nhiều hay ít và phải áp dụng các biện pháp phịng ngừa giảm thiểu phát sinh CTNH, đồng thời phải chịu trách nhiệm cho đến khi chúng được xử lý, tiêu hủy an tồn thơng qua việc lựa chọn chủ vận chuyển, xử lý đủ điều kiện cũng như theo dõi, giám sát việc chuyển giao và xử lý, tiêu hủy. Tuy nhiên, hiện nay số lượng đơn vị sản xuất có phát sinh CTNH đăng ký sổ chủ nguồn thải với Sở TN – MT thành phố là rất ít khoảng 460 đơn vị trên tổng số khoảng 17.000 đơn vị tỷ lệ là 2,5%. Nguyên nhân là do các đơn vị sản xuất này không biết chất thải nào là CTNH để phân loại và có biện pháp quản lý riêng, các đơn vị thấy lượng CTNH của mình ít nên khơng đến Sở TN – MT đăng ký dù việc đăng ký này hồn tồn khơng mất phí, nhưng nếu bị phát hiện khơng đăng ký sổ chủ nguồn thải thì các đơn vị này có thể bị phạt từ 10.000.000 – 15.000.000 đồng. Chính điều này đã gây khó khăn trong việc thống kê lượng CTNH phát sinh của thành phố để có những chính sách quản lý cụ thể.

Có thể nói với số lượng cơ sở sản xuất nhiều và rải rác khắp địa bàn thành phố như vậy đã gây rất nhiều khó khăn trong cơng tác quản lý, kiểm tra, giám sát tình hình quản lý CTNH tại các doanh nghiệp, chỉ có những doanh nghiệp trong các KCN & KCX là được sự phối hợp của Ban quản lý các KCN & KCX thành phố trong công tác quản lý. Tuy nhiên, việc quản lý CTNH ở các KCN & KCX cũng có rất nhiều vấn đề như:

Sở Tài nguyên và Môi trường TP thường tổ chức các buổi tập huấn định cho các DN trong các KCN & KCX nhằm phổ biến các kiến thức về CTNH, cách phân loại lưu giữ CTNH đúng quy cách, cũng như các quy định của nhà nước về quản lý CTNH để các DN biết và tuân thủ theo đúng pháp luật. Tuy nhiên theo thống kê năm 2007 của Sở TN – MT thì số DN tham gia lớp tập huấn này chỉ đạt khoảng 66,4% nghĩa là còn khoảng 280 DN không tham gia điều này dẫn đến hậu quả là các nhà máy

có thể khơng biết rõ chất thải nào là CTNH để có biện pháp lưu trữ, xử lý đúng quy định dẫn đến những hậu quả mơi trường khó lường.

Bảng 4.5. Các DN trong KCN & KCX Tham Gia Tập Huấn Quản Lý CTNH KCN/KCX Tổng số Tham dự tập huấn Cấp sổ Tỷ lệ (%)

Tân Bình 133 61 12 0.4586

Lê Minh Xuân 157 56 24 0.3567

Tây Bắc Củ Chi 35 20 1 0.5714

Linh Trung 1-2 73 65 8 0.8904

Tân Tạo 91 90 24 0.989

Hiệp Phước 40 38 8 0.95

Vĩnh Lộc 110 65 21 0.5909

Tân Thới Hiệp 23 18 3 0.7826

Tân Thuận 118 110 19 0.9322

Bình Chiểu 22 17 7 0.7727

Cát Lái 29 12 1 0.4138

Tổng 831 552 128 0.6643

Nguồn tin: Sở TN - MT TPHCM, 2007 Trong tổng số 12 KCN, KCX thì KCN Tân Tạo các doanh nghiệp tham gia tập huấn gần như đầy đủ chỉ có 1 DN khơng tham gia, tỷ lệ tham gia tập huấn thấp nhất thuộc về KCN Lê Minh Xuân chỉ có 35,7% DN tham gia, KCN này cũng là điểm đen về ô nhiễm môi trường thành phố. Qua kiểm tra môi trường của Ban quản lý các KCX & KCN thành phố phát hiện có một doanh nghiệp đổ CTNH là phế liệu độc hại ra vỉa hè gây chết xanh, và một doanh nghiệp để dầu nhớt rơi vãi theo đường cống xuống hố ga nước mưa theo đường nước sinh hoạt, đây chỉ là một vài điển hình về những vi phạm của các DN trong quản lý CTNH. Công tác quản lý CTNH tại các KCN & KCX được trình bày bởi bảng sau:

Bảng 4.6. Tình Hình Quản Lý CTNH trong Các KCN & KCX

KCN/KCX (1) (2) (3)

KCN Tân Bình 45 34 12

KCN Tân Tạo 77 32 24

KCN Tây Bắc Củ Chi 18 12 3

KCN Tân Thới Hiệp 8 7 3

KCN Bình Chiểu 12 10 7

KCN Vĩnh Lộc 59 40 32

KCN Cát Lái II 5 2 24

KCN Lê Minh Xuân 68 23 13

KCX Linh Trung I 11 6 7

KCX Linh Trung II 16 5 5

KCX Tân Thuận 28 17 19

Ghi chú:(1): số DN có phát sinh chất thải nguy hại; (2): số DN có hợp đồng thu gom, vận chuyển, xử lý với đơn vị được cơ quan chức năng cấp phép; (3): số DN có đăng ký sổ chủ nguồn thải.

Nguồn tin: HEPZA Hiện nay, tỷ lệ các DN trong các KCN, KCX có phát sinh CTNH thực hiện đăng ký Sổ chủ nguồn thải theo đúng là rất ít. Theo biên bản kiểm tra mơi trường của HEPZA thì có một số DN cho rằng khối lượng CTNH của DN rất ít nên họ khơng đến Sở TN – MT thành phố đăng ký sổ chủ nguồn thải điều này gây khó khăn trong việc thống kê số lượng CTNH phát sinh tại các KCN, KCX. Bên cạnh đó, có một số lượng khơng nhỏ các DN lại thu gom CTNH rồi đổ chung theo đường rác sinh hoạt cụ thể là KCN Bình Chiểu có 1 DN, KCN Vĩnh Lộc có 11 DN, KCN Lê Minh Xuân có 3 DN, KCX Linh Trung II có 2 DN, điều này gây ra hậu quả khá nghiêm trọng vì CTNH khơng được xử lý được gom chung với rác sinh hoạt sẽ được đổ tại các bãi rác gây ảnh hưởng đến mơi trường đất, nước, khơng khí. Tuy hiện nay chưa có một thống kê cụ thể nào về khối lượng CTNH đã được các DN đổ chung với rác sinh hoạt nhưng nếu không kiểm tra giám sát các DN này sẽ dẫn đến những tác động môi trường tiêu cực mà đối tượng chịu ảnh hưởng nhiều nhất chính là người dân sống xung quanh các bãi rác.

Nhìn chung xuất phát từ những vấn đề trên có thể thấy những khó khăn hiện nay của các doanh nghiệp có phát sinh CTNH hiện nay đó là: khơng nắm rõ các quy định của nhà nước về quản lý CTNH, không biết chất thải nào là chất thải nguy hại, để phân loại, lưu trữ, xử lý. Thiếu hay khơng có cán bộ có hiểu biết về CTNH tại doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải nguy hại ở thành phố hồ chí minh (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w