Xuất các giải pháp quản lý 1 Đề xuất thu phí phát sinh CTNH

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải nguy hại ở thành phố hồ chí minh (Trang 60 - 65)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.4. xuất các giải pháp quản lý 1 Đề xuất thu phí phát sinh CTNH

4.4.1. Đề xuất thu phí phát sinh CTNH

Đây là phí đánh vào các chủ nguồn thải, những người trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình đã tạo ra chất thải nguy hại. Phí phát sinh chất thải nguy hại này đã được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Anh, Canada,.v.v.

Ở nước ta các công cụ kinh tế cho vấn đề quản lý chất thải nguy hại chưa được quan tâm đúng mức, mới chỉ dừng lại ở mức độ xử phạt nếu không đăng ký sổ chủ nguồn thải và phí bảo vệ mơi trường đối với chất thải rắn ban hành ngày 27/11/2007. Do vây, đã nảy sinh rất nhiều vấn đề liên quan đến CTNH cụ thể là các doanh nghiệp không kê khai lượng CTNH phát sinh tại doanh nghiệp của mình điều này gây khó khăn trong công tác thống kê và quản lý lượng CTNH phát sinh, bên cạnh đó các doanh nghiệp khơng đăng ký sổ chủ nguồn thải, không ký hợp đồng xử lý CTNH đúng quy định của nhà nước hoặc có ký thì cũng là để đối phó với cơ quan chức năng sau đó

họ khơng chịu chuyển giao CTNH cho đơn vị thu gom, vận chuyển, xử lý. Chính những điều trên là một trong những nguyên nhân dẫn đến lượng CTNH không được kiểm sốt, cũng như khơng được xử lý gây ra những hậu quả khó lường đối với mơi trường sống và sức khỏe của người dân.

Hiện nay chi phí cho cơng tác quản lý CTNH như việc cấp sổ chủ nguồn thải, các khoản chi phí cho cơng tác tập huấn, tun truyền, tổ chức các buổi hội thảo về quản lý CTNH, giới thiệu các công nghệ xử lý CTNH cho các doanh nghiệp đều được bao cấp bởi ngân sách nhà nước do đó cịn nhiều giới hạn về các nguồn lực như nguồn nhân lực quản lý có trình độ có hiểu biết về quản lý CTNH, thiếu vốn cho những dự án hay cơng trình nghiên cứu về CTNH,.v.v.

Xuất phát từ những vấn đề trên đây, đồng thời cũng học tập kinh nghiệm quản lý chất thải của các nước trên thế giới đề tài đề xuất tính phí phát sinh CTNH nhằm buộc các doanh nghiệp phải trả một khoản phí cho những loại CTNH mà mình tạo ra, đồng thời nguồn phí thu được cũng là một khoản kinh phí đáng kể để phục vụ cho công tác quản lý CTNH trên địa bàn thành phố. Khoản kinh phí này sẽ được dùng vào những mục đích cụ thể sau:

Trước hết, khoản phí thu được sẽ dùng để trang trải chi phí cho cơng tác kiểm tra, giám sát công tác quản lý CTNH trên địa bàn thành phố

Một khoản dùng để hỗ trợ các doanh nghiệp trong công tác quản lý CTNH bao gồm: nhận biết, phân biệt, lựa chọn các thức lưu giữ, bảo quản CTNH đúng quy định

Một khoản dùng để hỗ trợ các dự án, nghiên cứu công nghệ xử lý CTNH phù hợp với điều kiện cụ thể ở nước ta.

Bên cạnh đó, nguồn thu phí cũng sẽ cung cấp tín dụng cho các doanh nghiệp vay vốn đầu tư công nghệ, áp dụng sản xuất sạch hơn nhằm làm giảm lượng CTNH phát sinh tại doanh nghiệp.

Đề xuất cơng thức tính phí

Phí tạo ra chất thải nguy hại = Phí cơ bản (đ/tấn) ×Mi ×Ki Trong đó

- Mi: là lượng phát sinh trong một năm của chất thải nguy hại loại i;

- Ki: là hệ số dựa theo phương pháp xử lý CTNH loại i mà doanh nghiệp áp dụng hoặc căn cứ trên hợp đồng xử lý của doanh nghiệp với đơn vị xử lý.

Phí cơ bản sẽ được tính bằng tổng chi phí trong một năm cho cơng tác kiểm tra giám sát tình hình quản lý CTNH tại tất cả các doanh nghiệp, các đơn vị thu gom, vận chuyển, xử lý tiêu hủy chia cho tổng số nguồn thải trên địa bàn thành phố. Tổng chi phí này bao gồm

Chi phí trả lương cho cán bộ phụ trách = (mức lương trung bình 2.500.000/người/năm + tiền thưởng + chế độ bảo hiểm) ×25 người ×12 = 900.000.000 đồng.

Cơng tác kiểm tra giám sát tình trạng phát sinh, và cách thức quản lý CTNH tại các doanh nghiệp địi hỏi phải có đội ngũ cán bộ có trình độ trung cấp trở lên thuộc chun ngành hóa học , mơi trường hoặc tương đương và phải được tập huấn về những vấn đề liên quan đến CTNH, vì vậy mức lương cơ bản mà đề tài đề xuất cũng căn cứ mức độ phức tạp và khó khăn của cơng việc.

Chi phí hoạt động (chi phí đi kiểm tra, giám sát) = 50.000.000/tháng ×12 = 600.000.000 đồng

Chi phí hoạt động này bao gồm những chi phí cho việc đi kiểm tra, giám sát như chi phí xe cộ, chi phí xăng dầu, các chi phí khác có liên quan.

Tổng lượng phát sinh chất thải nguy hại từ các ngành cơng nghiệp: hiện nay chưa có một con số thống kê chính xác nào về tổng lượng chất thải nguy hại trên toàn thành phố, tất cả đều dựa trên những công thức dự báo và những điều tra ở quy mơ nhỏ. Theo ước tính của Sở Tài ngun và Môi trường thành phố năm 2007 tổng lượng CTNH phát sinh toàn thành phố là 200 tấn/ngày tương đương với khoảng 73.000 tấn/năm trong đó lượng CTNH từ cơng nghiệp chiếm tỷ trọng khoảng 70% tức là khoảng 60.000 tấn.

Mức phí cơ bản = (900.000.000 + 600.000.000)/50.000 = 30.000 đồng/tấn Hệ số phí

Hệ số phí này sẽ được tính dựa vào phương pháp xử lý mà doanh nghiệp áp dụng đối với từng loại CTNH hay dựa vào phương pháp xử lý mà đơn vị lý hợp đồng xử lý CTNH đã ghi trong hợp đồng xử lý CTNH.

Việc đưa hệ số phí này vào nhằm khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng các cơng nghệ xử lý CTNH thân thiện với mơi trường và có khả năng tiêu hủy hết hoặc phần lớn độc tính của CTNH. Nếu doanh nghiệp áp dụng các phương pháp xử lý

CTNH thân thiện với mơi trường sẽ giúp khoản phí đóng của doanh nghiệp được giảm đi đáng kể nhất là với những doanh nghiệp có lượng CTNH lớn. Hệ số phí được đề nghị ở bảng sau Bảng 4.12. Hệ số K đề nghị TT Phương pháp xử lý Hệ số K đề nghị 1 Khơng có bằng chứng rõ ràng 3,00 2 Chơn lấp 2,50 3 Xử lý nhiệt (đốt) 2,00 4 Ổn định - Hóa rắn 1,75 5 Xử lý hóa học/hóa lý 1,75

5 Tái sinh/tái chế/tái sử dụng tại doanh nghiệp 1,50

6 Trung hòa axit/bazơ 1,00

Nguồn tin: đề xuất Cơ sở đề nghị hệ số k

Trong trường hợp CTNH được xử lý ngay tại doanh nghiệp

K = 3: Đây là mức hệ số cao nhất nó cũng đồng thời là một mức phạt cao nhất đối với doanh nghiệp khi không đưa ra được bằng chứng cho việc xử lý CTNH tại doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp không ký hợp đồng xử lý CTNH với đơn vị có chức năng xử lý, tiêu hủy CTNH đúng quy định của Nhà nước. Việc khơng đưa ra được bằng chứng cũng có thể khiến nhà quản lý hiểu rằng doanh nghiệp không xử lý CTNH do mình tạo ra và có thể thải trực tiếp ra mơi trường bên ngồi.

K = 2,5: Về mặt kinh tế việc chơn lấp có thể giúp doanh nghiệp giảm chi phí phát sinh, nhưng xét về khía cạnh mơi trường việc chơn lấp CTNH sẽ gây những tác động khó lường về sau. Chính vì vậy hệ số K đánh vào cũng phải cao.

K = 2,0: Nếu DN sử dụng phương pháp đốt CTNH . Phương pháp đốt CTNH có ưu điểm là phân hủy hoàn toàn chất hữu cơ, thời gian xử lý nhanh, tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này là trong quá trình đốt sinh ra các khí CO2, Sox, NOx, Cl2,

P2O5, ngồi ra q trình đốt CTNH là chất hữu cơ chứa cịn sinh ra khí rất độc hại như dioxin và furan nếu như lị đốt khơng đảm bảo về kỹ thuật hay chế độ vận hành không được kiểm sốt chặt chẽ. Do vậy mức hệ số này có thể nhẹ hơn hai phương pháp xử lý ở trên nhưng vẫn ở mức cao.

K = 1,75: Trong trường hợp doanh nghiệp xử lý hay ký hợp đồng xử lý sử dụng phương pháp ổn định – hóa rắn. Ổn định – hóa rắn là q trình làm tăng các tính chất vật lý của chất thải, giảm độ độc hại của chất thải. Làm ổn định là quá trình nhằm làm cho chất ô nhiễm bị gắn từng phần hay hồn tồn bởi các chất kết dính hoặc chất biến đổi khác, quá trình này sẽ làm giảm khả năng phát tán và giảm độ độc hại của chất thải. Hóa rắn là q trình sử dụng các chất phụ gia thay đổi bản chất vật lý của chất thải. Hai quá trình này chỉ có thể làm giảm chứ khơng làm mất hồn tồn độ độc hại của CTNH nó. Phương pháp xử lý hóa học và hóa lý được dùng chủ yếu trong xử lý nước thải có chứa chất độc hại Xét về khả năng làm giảm tính độc thì hai phương pháp này có thể làm giảm tính độc của chất thải nguy hại nhưng chưa hồn tồn làm mất. Bên cạnh đó, hai phương pháp này đòi hỏi những yêu cầu kỹ thuật đúng cách thì mới giảm được độc tính của CTNH. Tuy nhiên so với ba cách xử lý ở trên thì hai phương pháp này có nhiều ưu điểm hơn do đó sẽ chịu mức hệ số thấp hơn ba phương pháp trên.

K = 1,5: khi doanh nghiệp tái sinh, tái sử dụng lại CTNH mà khơng thải ra bên ngồi. Việc tái sinh tái chế này nó vừa giúp giảm chi phí cho doanh nghiệp, vừa làm giảm gánh nặng cho xã hội cho việc xử lý nó. Do đó hệ số k sẽ được giảm xuống để khuyến khích doanh nghiệp tái sử dụng lại CTNH.

K = 1: khi phương pháp xử lý là trung hịa CTNH để nó khơng cịn độc hại nữa. Khi đó CTNH thải ra sẽ khơng gây nguy hại cho môi trường.

Việc xác định tổng lượng CTNH phát sinh trong một năm và phương pháp xử lý đối với từng loại CTNH được căn cứ vào đơn đăng ký chủ nguồn thải, chứng từ chất thải nguy hại và báo cáo quản lý CTNH của các chủ nguồn thải.

Ví dụ: tính phí phát sinh phải nộp tại DN X.

Theo báo cáo “Quản lý CTNH của chủ nguồn thải” tổng hợp trong một năm của cơng ty Z có thơng tin như sau:

Bảng 4.13. Ví Dụ Tính Phí Phát Sinh CTNH

Tên chất thải Số lượng (tấn/năm) Phương pháp xử lý Chủ vận chuyển (V1,V2) và chủ xử lý, tiêu hủy (X)

Giẻ lau, bao tay dính dầu 0.7 Đốt Công ty ABC

Bùn từ hệ thống xử lý nước thải

2.5 Ổn định – hóa rắn Cơng ty ABC Thùng phuy, can nhựa

đựng hóa chất

1.2 Tái chế Cơng ty ABC

Các loại axit thải 0.5 Trung hịa Cơng ty ABC

Chất thải từ q trình tráng men mài bóng

2 Hóa rắn Cơng ty ABC

Nguồn tin: tổng hợp và cho ví dụ Tính phí phát sinh CTNH phải nộp trong một năm của cơng ty Z

Phí phải nộp trong năm của cơng ty Z = 30.000×0,7×2) + (30.000×2,5×1,75) +(30.000×1.2×1,5)+(30.000×0.5×1)+(30.000×2×1,75) = 332.265 đồng.

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải nguy hại ở thành phố hồ chí minh (Trang 60 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w