KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 ĐI ỀU KIỆN CHĂN NUÔI CỦA TRẠ

Một phần của tài liệu theo dõi một số chỉ tiêu sinh sản, sinh trưởng và phòng trị một số bệnh thường gặp ở nhím bờm trong điều kiện nuôi nhốt tại ba vì - hà nội (Trang 27 - 30)

4.1.1. Cơ cấu đàn vật ni

Bất cứ một mơ hình chăn ni nào khi đã bắt tay vào hoạt động đều mong muốn khai thác tối đa tiềm năng vốn có của trang trại mình, từ đó đưa ra các quyết định về số lượng vật nuôi, cơ cấu đàn giống sao cho phù hợp với điều kiện tự nhiên, văn hoá, xã hội, mơi trường của vùng, với mục đích cuối cùng là đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất.Do vậy việc tìm hiểu cơ cấu đàn nhím tại trai là rất cần thiết vì đó là cơ sở giúp người chăn ni đưa ra các biện pháp kỹ thuật hợp lý. Xuất phát từ quan điểm đó chúng tơi đã tiến hành khảo sát cơ cấu đàn vật ni tại Trại thu Ba vì.

Trại thú Ba vì được thành lập từ năm1996 và bắt đầu mơ hình ni nhím. Trại có diện tích là 9 ha, ni các lồi động vật như: hươu, nai, cầy, lợn rừng, nhím, gấu…Nhưng diện tích được sử dụng để ni nhím 1800 m2. Gồm 3 dãy nhà: dãy nhà ni nhím bố mẹ sinh sản, dãy nhà ni nhím hậu bị, dãy nhà ni nhím con. Trại thú Ba vì là một trong những nơi đầu tiên tiến hành ni nhím, nghiên cứu về nhím ở nước ta và cũng là nơi cung cấp nhím giống đảm bảo chất lượng nổi tiếng ở khu vực Miền Bắc. Với diện tích đang có trại cịn mở rộng nhân mạnh cơ cấu đàn để đáp ứng nhu cầu đang lên của thị trường.

Sau đây là cơ cấu đàn nhím tại trại tại thời điểm mà chúng tơi thực tập:

Bảng 4.1: Cơ cấu đàn nhím tại Trại thú Ba Vì

Loại nhím Số lượng (con)

Nhím bố 38

Nhím mẹ 38

Nhím hậu bị 20

Nhím con 30

Tổng đàn 126

Theo bảng 1 cho thấy: Nhím bố 38 con chiếm 30,16%, nhím mẹ 38 con chiếm 30,16%, nhím hậu bị 20 con chiếm 15,87 %, nhím con 30 con chiếm 23,81%.

4.1.2. Q trình chăm sóc ni dưỡng

Thức ăn là nhân tố quan trọng, cùng với di truyền nó quyết định sự thành bại trong chăn ni. Tuy thức ăn của nhím là khơng đáng kể nhưng để cho ăn đúng khẩu phần và đủ dinh dưỡng lại là điều chúng ta phải quan tâm. Nhu cầu dinh dưỡng của từng loại nhím được thể hiện qua bảng:

Bảng 4. 2: Khẩu phần ăn cho nhím ni tại trại thú Ba vì (đơn vị: kg/con/ngày)

Loại thức ăn Tuổi (tháng)

Thức ăn thơ

xanh Thức ăn tinh

Khống bổ sung (kg/tuần) Muối bổ sung (gram/con/ngày) 0-3 0,1 0,15 0,05 0,01 3-6 0,2 0,25 0,1 0,01 6-18 0,3 0,32 0,2 0,04 >16 0,5 0,3 0,21 0,04 Thời kỳ mang thai 0,5 0,4 0,25 0,04 28 28

Hai loại thức ăn : ngơ và sắn là 2 loại thức ăn điển hình được sử dụng ở trại. Khối lượng ngô, sắn cần cho các lứa tuổi nhím được thể hiện ở bảng.

Bảng 4.3: Khẩu phần ăn phân theo khối lượng cơ thể tại trại thú Ba Vì

Khối lượng

nhím(kg/con) Ngơ hạt(kg) Sắn củ tươi (kg)

2-4 0,2 0,15

4-6 0,25 0,2

6-8 0,3 0,2

>8 0,32 0,25

Trung bình 0,27 0,2

Hiện tại ở Trại thú trừ nhím có chửa và nhím cho con bú thì từ nhím cai sữa đến nhím trưởng thành đều cho ăn một khẩu phần đồng nhất. Cán bộ kỹ thuật ở đây cho rằng nhím bé ăn khoẻ hơn nhím lớn và nhím lớn (nhím sinh sản) khơng lên cho ăn quá nhiều bởi nếu béo thì sinh sản kém.

Nhím có khả năng sử dụng nhiều loại tức ăn củ quả, một số loại thức ăn thô xanh và một số phụ phẩm trong nông nghiệp: ngô hạt,củ sắn tươi, củ sắn dây, su hào,khoai tây, cám gạo, cơm nguội…

Các thức ăn dạng bột là thứ mà nhím khơng thích sử dụng trong bữa ăn của mình. Nếu ta cho cùng một lúc hai loại thức ăn dạng củ quả và bột thì bao giờ nhím cũng ăn thức ăn củ quả trước.

Nhìn chung khẩu phần ăn của nhím khá dạng và khẩu phần cho ăn khá tự do khơng tính đến nhu cầu sinh trưởng, duy trì, ni con… của từng loại nhím. Về thành phần dinh dưỡng của thức ăn ta thấy mức độ dinh dưỡng tương đương nhau giữa các loại nhím.

Trong chăn ni 70-80% giá thành thịt là xuất phát từ thức ăn vì thế việc nghiên cứu khẩu phần ăn hiệu quả nhất cho từng đối tượng nhím là điều phải làm trước tiên nếu như muốn duy trì và phát triển đối tượng vật ni này.

Như vậy, qua tìm hiểu q trình chăn ni của trại chúng tơi nhận thấy: Thức ăn của trại đã cung cấp đủ dinh dưỡng cho đối tưọng vật nuôi, giúp khai thác tốt tối đa tiềm năng chăn nuôi của trại, làm ổn định sức sinh trưởng, sinh sản của đàn vật ni. Cịn các yếu tố khác tác động ra sao, ảnh hưởng như thế nào chúng tơi tiếp tục tìm hiểu để làm rõ.

4.2. KẾT QUẢ THEO DÕI MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH SẢN, SINHTRƯỞNG CỦA NHÍM BỜM TRƯỞNG CỦA NHÍM BỜM

4.2.1. Các chỉ tiêu sinh sản

Qua theo dõi sổ sách của trại, kết hợp với kết quả thu được trong thời gian thực tập. Chúng tôi theo dõi được một số chỉ tiêu sinh sản của nhím hậu bị và nhím cái sinh sản.

Một phần của tài liệu theo dõi một số chỉ tiêu sinh sản, sinh trưởng và phòng trị một số bệnh thường gặp ở nhím bờm trong điều kiện nuôi nhốt tại ba vì - hà nội (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(53 trang)
w