Tình trạng hút thuốc lá

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IIIB, IV bằng hóa trị phác đồ cisplatin kết hợp với paclitaxel hoặc etoposide (Trang 112 - 114)

CHƯƠNG 4 : BÀN LUẬN

4.1.2. Tình trạng hút thuốc lá

Thuốc lá là nguyên nhân chính gây UTP đã được chứng minh, tỷ lệ nam giới Việt nam hút thuốc lá thường cao hơn phụ nữ rất nhiều do thói quen, phong tục nên phụ nữ ít khi hút thuốc lá, thuốc lào. Trong nghiên cứu của chúng tôi (bảng 3.3) ghi nhận chung tình trạng nghiện hút thuốc lá, thuốc lào của cả 2 giới như sau: Nhóm paclitaxel - cisplatin tỷ lệ nghiện hút thuốc lá, thuốc lào là 59,5%. Trong số 50 BN nghiện hút thuốc lá, thuốc lào chiếm 47 BN (94%) là nam giới và 3 BN (6%) là nữ giới. Tỷ lệ nghiện hút thuốc lá, thuốc là ở nam giới là 55,95% (47/84 BN), tỷ lệ này ở nữ là rất thâp 3,57% (3/84 BN). Nhóm etoposide - cisplatin tỷ lệ nghiện hút thuốc lá, thuốc lào 61,9% (52/84 BN). Trong đó có 51 BN nam giới chiếm 98,1% và 1 BN là nữ giới chiếm 1,9%. Tỷ lệ nghiện hút thuốc lá, thuốc là ở giới nam là 60,71% (51/84 BN) Sự phân bố về tình trạng nghiện hút thuốc lá, thuốc lào trong 2 nhóm NC là như nhau, khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,752 > 0,05.

Một số tác giả cho kết quả về tỷ lệ nghiện hút thuốc lá, thuốc lào tương tự như nghiên cứu của chúng tôi hoặc thấp hơn như Vũ Văn Vũ (1999) tỷ lệ

100

nghiện thuốc lá, thuốc lào 58,6%, tỷ lệ nam giới nghiện thuốc lá thuốc lào 77%, nữ giới nghiện 9,3 [169]; Lê Thu Hà (2017) là 43,3% , tỷ lệ hút thuốc lá ở nam giới 83,3%, 100% bệnh nhân nữ không hút thuốc lá [165].

Trong một số nghiên cứu khác lại cho tỷ lệ nghiện thuốc lá, thuốc là khá cao như Bùi Quang Huy (2008) tỷ lệ hút thuốc lá, lào 71,2%, tỷ lệ nam giới hút thuốc lá rất cao 88,89%, khơng có phụ nữ hút thuốc lá [151], Nguyễn Hoài Nga và CS (2014) tỷ lệ hút thuốc là 90,2%, tỷ lệ nghiện hút thuốc lá ở nam giới là 88,1% và nữ giới 2,1% [20].

Shi Y và CS (2014) tổng kết từ 1482 BN ung thư biểu mô tuyến của phổi với 7 quốc gia và vùng lãnh thổ Châu Á cho thấy tỷ lệ nghiện thuốc lá ở cả hai giới thấp chỉ chiếm 47,2%, nhưng ở nam giới vẫn cao 70,4% trong đó nghiện nhẹ 45,7%, chủ yếu là nghiện nặng > 50 bao/năm [57].

Thói quen hút thuốc lá là khác nhau giữa hai giới nam và nữ, giữa các nền văn hóa và vùng lãnh thổ, trước kia tỷ lệ nghiện thuốc lá cao ở Mỹ và các nước Bắc Âu với 51% ở nam và 12% ở nữ, thì nay có xu hướng giảm và bắt đầu tăng ở các nước đang phát triển đặc biệt là nữ giới. Theo kết quả của Hội Ung thư Mỹ cho thấy việc giảm hút thuốc bằng tăng cảnh báo và chương trình tuyên truyền về tác hại của thút thuốc lên sức khỏe cũng như nhờ việc phát hiện sớm và điều trị đúng cách đã giúp giảm tỷ lệ bệnh nhân ung thư phổi qua 2 thập kỷ vừa qua của Mỹ. Đặc biệt tỷ lệ chết do ung thư phổi giảm 43% từ năm 1990 đến 2014 ở nam giới và 17% từ 2000 đến 2014 ở nữ giới [3].

Tình trạng hít thuốc lá thụ động cũng được báo cáo trong NC của Nguyễn Hoài Nga và cộng sự trên 1534 BN có tiền sử hút thuốc lá thụ động thì có đến 90,4% bệnh nhân là nữ giới đã từng sống và làm việc trong mơi trường có khói thuốc nhiều năm [19]. Tiếc là trong nghiên cứu này chúng tôi khơng ghi nhận được thơng tin đó.

101

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IIIB, IV bằng hóa trị phác đồ cisplatin kết hợp với paclitaxel hoặc etoposide (Trang 112 - 114)