Lấy máu lần thứ nhất (Mo) ngay trước khi uống vắc xin để làm các xét nghiệm huyết học, sinh hóa: hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, SGOT, SGPT và urê huyết thanh;
Uống vắc xin Rotavin-M1 liều 1 (2ml/liều) ở thời điểm quyết định uống vắc xin Rotavin-M1 (ngày 0);
Theo dõi các triệu chứng lâm sàng xuất hiện trong 30 phút đầu và đến ngày thứ 30 sau sử dụng vắc xin theo đúng mẫu qui định;
Lấy máu lần thứ 2 (M2) ở thời điểm ngay trước khi uống vắc xin liều 2 để làm các xét nghiệm huyết học, sinh hóa (tương tự MO);
Uống vắc xin Rotavin-M1 liều 2 (2ml/liều), cách uống vắc xin liều 1 từ 30 + 3 ngày.
Lấy máu lần thứ 3 (M3) sau khi uống vắc xin liều 2 từ 30 + 3 ngày để làm các xét nghiệm huyết học, sinh hóa (tương tự, M2).
Ngày 0 M1, V1 M2, V2 M3
10 ngày 10 ngày Ngày
60±5 Ngày 30±3 Lấy mẫu phân hàng ngày Lấy mẫu phân các đợt tiêu chảy Lấy mẫu phân hàng ngày Lấy mẫu phân các đợt tiêu chảy
Lấy mẫu phân (P) 10 ngày liên tục (10 ngày tính từ sau khi uống mỗi liều vắc xin) và những trường hợp bị tiêu chảy trong thời gian theo dõi, làm xét nghiệm virut Rota đào thải ra phân. Nếu xác định được virut Rota trong phân, sẽ định týp, nếu là G1P[8] sẽ phải xác định là virut vắc xin hay virut hoang dại bằng phương pháp xác định trình tự gen và kỹ thuật tạo đám hoại tử để xác định virut còn sống hay đã chết.
2.3.1.4. Tiêu chuẩn đánh giá tính an tồn giai đoạn 1
Tính an tồn của vắc xin Rotavin-M1: bao gồm các phản ứng tại chỗ, phản ứng toàn thân và sự biến động của các chỉ số men gan SGOT, SGPT sau mỗi liều uống, khả năng đào thải virut vắc xin ở người tình nguyện.
Vắc xin được đánh giá là an tồn khi đáp ứng được các tiêu chí sau đây: - Khơng có tác dụng phụ nặng, nghiêm trọng: Sốc, tụt huyết áp, tử vong... - Không gây độc cho gan: SOGT, SGPT không tăng sau uống VX.
- Không gây độc cho thận: Urê huyết thanh không tăng sau uống VX. - Các chỉ số hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu... không thay đổi sau uống VX. - Khơng hoặc có ít tác dụng phụ tồn thân và tại chỗ sau uống VX: sốt, dị ứng, đau cơ khớp, nôn, tiêu chảy...
Phương pháp xác định các chỉ tiêu đánh giá tính an tồn
Các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng xuất hiện trong vòng 30 phút và 28 ngày sau uống VX được theo dõi theo đúng quy định của Tổ chức Y tế thế giới (WHO – 1997, 2000) [29], [30].
+ Lâm sàng: Tính an toàn được đánh giá bằng tỷ lệ người xuất hiện phản
ứng phụ trong vòng 30 phút và 28 ngày sau uống VX. Công thức: Số người uống VX có phản ứng phụ
Tỷ lệ phản ứng phụ (%) = 100 Tổng số người uống VX
+ Xét nghiệm: Ngoài các dấu hiệu lâm sàng, tính an tồn cịn được
VX: Hồng cầu, huyết sắc tố, bạch cầu, công thức bạch cầu, tiểu cầu, SGOT, SGPT và urê huyết thanh.
VX được đánh giá đạt yêu cầu về tính an toàn nếu các chỉ số SGOT, SGPT và urê huyết thanh không tăng so với trước uống VX.
VX được đánh giá đạt yêu cầu về tính an tồn nếu sau uống VX: . Hồng cầu, huyết sắc tố, tiểu cầu không giảm.
. Sự biến động của bạch cầu, công thức bạch cầu. Phân tích số liệu:
- Các số liệu được xử lý trên phần mềm Stata 9.1
- Các thơng tin định lượng được phân tích bằng thuật tốn t-student.
2.3.1.5. Kỹ thuật nghiên cứu
- Xác định các phản ứng phụ xuất hiện trong 30 phút và 28 ngày sau uống VX bằng kỹ thuật khám lâm sàng (do các bác sỹ Trung tâm Y tế huyện Thanh Sơn thực hiện).
- Các xét nghiệm huyết học được thực hiện trên máy UNFPA BC- 1800 và Sysmex KX-21 tại khoa Sinh hóa (Bệnh viện Đa khoa Thanh Sơn, Phú Thọ).
- Các xét nghiệm sinh hóa được thực hiện trên máy BS-300 Chemistry Analyzer (Mindray) tại khoa Sinh hóa (Bệnh viện Đa khoa Thanh Sơn, Phú Thọ).
- Các xét nghiệm kháng nguyên virut Rota trong mẫu phân của đối tượng sau uống vắc xin bằng kỹ thuật Elisa được thực hiện tại khoa Sinh học phân tử và miễn Dịch, Viện Vệ Sinh dịch tễ Trung ương.
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu giai đoạn 2.
Giai đoạn 2 được thiết kế nghiên cứu mù có đối chứng.
2.3.2.1. Phân nhóm nghiên cứu:
200 trẻ được phân bổ ngẫu nhiên và đồng đều vào 5 nhóm nghiên cứu kí hiệu B, C, E, N, R với số lượng bằng nhau 40 trẻ/nhóm.
Sơ đồ tuyển chọn và phân nhóm trẻ tham gia giai đoạn 2 như sau: