Đặc điểm kinh tế xã hội của Thành Phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn ngân hàng để gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại một số ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 31 - 33)

Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong tọa độ địa lý khoảng 10o 10' – 10o38‟ vĩ độ Bắc và 1060

22' – 106054' kinh độ Đơng. Phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đơng và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang. Với tổng diện tích hơn 2.095 km2, thành phố được phân chia thành 19 quận và 5 huyện với 322 phường-xã, thị trấn. Thành phố Hồ Chí Minh hiện có 7.123.340 người (theo kết quả điều tra dân số ngày 1/4/2009), gồm 1.812.086 hộ dân, bình quân 3,93 người/hộ; trong đó nam có 3.425.925 người chiếm 48,1%, nữ có 3.697.415 người chiếm 51,9%.

Trong quá trình phát triển và hội nhập, thành phố Hồ Chí Minh ln là một trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, dịch vụ của cả nước, là hạt nhân của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, một trong ba vùng kinh tế trọng điểm lớn nhất nước. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, về quy mô thành phố chỉ chiếm 0,6% diện tích và 8,3% dân số nhưng đã đóng góp 20,2% tổng sản phẩm quốc gia, 26,1% giá trị sản xuất cơng nghiệp và 44% dự án đầu tư nước ngồi.

Kết quả quan trọng nhất là về mặt kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh đã vượt qua được giai đoạn khó khăn, duy trì được tốc độ tăng trưởng hợp lý, tiếp tục khẳng định vai trò đầu tàu, động lực phát triển của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam cũng như góp phần vào việc phát triển chung của cả nước.

Một kết quả có ý nghĩa lâu dài đối với sự phát triển là cơ cấu kinh tế Thành phố đang có sự chuyển dịch đúng hướng. Đến nay, TP. Hồ Chí Minh đã triển khai thực hiện 57/72 chương trình, đề án chuyển dịch cơ cấu và chuyển đổi mơ hình tăng trưởng, qua đó góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển theo hướng tăng tỷ trọng các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ có giá trị gia tăng và hàm lượng khoa học cao.

Giá trị tăng thêm của khu vực dịch vụ tăng đều qua từng năm và đã chiếm tỷ trọng lớn, nhất là ở 9 nhóm ngành thế mạnh như tài chính-Ngân hàng, du lịch, bưu chính viễn thơng, khoa học công nghệ, giáo dục... Năm 2013, tỷ trọng khu vực dịch vụ đã chiếm tới 58,4% trong tổng GDP của Thành phố.

2.2. Tổng quan về các NHTM trên địa bàn TPHCM 2.2.1. Tổng quan về các NHTM trên địa bàn TPHCM

Tính đến cuối năm 2013, tại Thành phố Hồ Chí Minh có 15 NHTMCP (TMCP) trong nước, 5 Ngân hàng 100% vốn nước ngồi, 2 Ngân hàng liên doanh có trụ sở chính tại TP. Hồ Chí Minh. Ngồi ra cịn có các chi nhánh và phịng giao dịch của các Ngân hàng khác đang hoạt động tại TPHCM.

Nhìn chung mạng lưới hoạt động của các NHTM tại TPHCM phát triển mạnh mẽ, các Ngân hàng cũng có hệ thống các chi nhánh, phịng giao dịch rộng khắp trên địa bàn thành phố, đặc biệt là hệ thống các phòng giao dịch của Ngân hàng Nơng nghiệp và phát triển nơng thơn đã có mạng lưới phân phối rộng khắp đến địa bàn các vùng sâu, vùng xa. Mạng lưới giao dịch của các NHTM phân phối gần các khu dân cư, khu sản xuất tạo điều kiện cho huy động vốn và cấp tín dụng phục vụ sản xuất kinh doanh. Đây là sự phát triển về cơ sở hạ tầng cũng như trang thiết bị nhằm mở rộng mạng lưới hoạt động cũng như tạo điều kiện để gần gủi với khách hàng và xây dựng thương hiệu cho Ngân hàng.

Cùng với thời kỳ hội nhập kinh tế, sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt, cũng như tình hình biến động thị trường tài chính những năm vừa qua thì hoạt động của NHTM trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh cũng gặp nhiều khó khăn, phức tạp, kinh doanh kém hiệu quả, lãi ít hoặc lỗ, nợ xấu phát sinh cao chủ yếu là các TCTD có cho vay bất động sản với các dự án lớn và mang tính đầu cơ. Tuy nhiên các chính sách tiền tệ của NHNN cũng như các chính sách của các NHTMCP trên địa bàn TPHCM như chính sách về lãi suất, chính sách tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, đặc biệt là chính sách tín dụng đối với 4 lĩnh vực ưu tiên đã được thành phố triển khai bằng chương trình kết nối Ngân hàng - DN trên địa bàn. Năm 2013, tổng vốn

huy động của các Ngân hàng trên địa bàn Thành phố tăng 11% so với năm trước; tăng trưởng tín dụng đạt 9%; tỷ lệ nợ xấu 5,49%. Kết quả kinh doanh của các Ngân hàng trên địa bàn có nhiều điểm khởi sắc tuy nhiên vẫn cịn nhiều khó khăn cùng với sự khó khăn chung của ngành Ngân hàng cả nước.

2.2.2. Cơ cấu tổ chức hoạt động của các NHTM

Cơ cấu tổ chức hoạt động của NHTM: đứng đầu là Ban quản trị , ban điều hành, Ban kiểm soát, các phòng ban, mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch.

- Ban quản trị: Ban quản trị là bộ máy quyền lực cao nhất của NHTM. Mọi hoạt động của NH đều đặt dưới quyền quản trị của HĐQT. Đối với NHTMCP thì HĐQT do Đại hội cổ đơng bầu ra, số thành viên từ 3 đến 11 người, nhiệm kỳ 2-5 năm.

- Ban Điều hành: Điều hành hoạt động của Ngân hàng đặt dưới quyền của Tổng giám đốc hoặc giám đốc. Là người chịu trách nhiệm trước Ban quản trị, trước Pháp luật về điều hành hoạt động của Ngân hàng hàng ngày theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được quy định.

- Ban kiểm soát: thực thi chức năng kiểm toán và kiểm soát nội bộ

Các Ngân hàng tổ chức mạng lưới hoạt động từ Hội sở, Chi nhánh đến Phòng giao dịch rộng khắp nhằm để tạo sự thuận tiện trong hoạt động, dể tiếp cận với người dân…đây vừa thể hiện được quy mô của Ngân hàng, vừa tạo niềm tin, sự gần gũi với khách hàng hơn…

2.2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của các NHTM trên địa bàn TPHCM (giai đoạn 2010-2013)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn ngân hàng để gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại một số ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 31 - 33)