Mơ hình nghiên cứu 1

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập tại việt nam khảo sát trên địa bàn TPHCM (Trang 44)

X1: Quy mô của DNKT

X4: KSCL từ bên trong X5: KSCL từ bên ngồi X6: Năng lực chun mơn X7: Đạo đức nghề nghiệp

Chất lƣợng kiểm tốn

X2: Giá phí kiểm tốn X3: Nhiệm kỳ kiểm tốn

(+) (+) (+) (+) (-) (+) (+)

Đồng thời, tác giả đưa ra các giả thuyết nhằm kiểm định về các nhân tố ảnh hưởng đến CLKT trong bảng 2.1 như sau:

Giả thuyết Nội dung

H1 Qui mơ của DNKT có ảnh hưởng đến CLKT (+) H2 Giá phí kiểm tốn có ảnh hưởng đến CLKT (+) H3 Nhiệm kỳ kiểm tốn có ảnh hưởng đến CLKT (-) H4 KSCL từ bên trong có ảnh hưởng đến CLKT (+) H5 KSCL từ bên ngồi có ảnh hưởng đến CLKT (+)

H6 Năng lực chun mơn của KTV có ảnh hưởng đến CLKT (+) H7 Đạo đức nghề nghiệp của KTV có ảnh hưởng đến CLKT (+)

Bảng 2.1: Giả thuyết nghiên cứu 1

Các giả thuyết nghiên cứu này sẽ được kiểm định để bác bỏ hay chấp nhận, từ đó xác định các nhân tố ảnh hưởng đến CLKT.

TÓM TẮT CHƢƠNG 2

Chương 2 đã cung cấp những lý luận nền tảng về chất lượng và CLKT; chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến CLKT gồm nhân tố bên trong (như quy mơ của DNKT, giá phí kiểm tốn, dịch vụ phi kiểm toán mà DNKT cung cấp, nhiệm kỳ kiểm toán, KSCL từ bên trong, năng lực chuyên môn của KTV, đạo đức nghề nghiệp và tính cách của KTV) và nhân tố bên ngồi (như mục tiêu kiểm toán của khách hàng, các chuẩn mực, quy định pháp lý, sự cạnh tranh trên thị trường, KSCL từ bên ngoài); bên cạnh đó giới thiệu về Khn mẫu CLKT được ban hành bởi IAASB. Từ đó, đề xuất mơ hình nghiên cứu gồm 1 biến phụ thuộc (Chất lượng kiểm toán) và 7 biến độc lập (Quy mơ của DNKT, Giá phí kiểm tốn, Nhiệm kỳ kiểm toán, KSCL từ bên trong, KSCL từ bên ngồi, Năng lực chun mơn của KTV và Đạo đức nghề nghiệp của KTV).

Trên cơ sở nền tảng lý luận này, tác giả sẽ tiến hành khảo sát các nhân tố ảnh hưởng đến CLKT và đánh giá tình hình chất lượng hoạt động KTĐL tại Việt Nam. Qua đó, đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động KTĐL tại Việt Nam trong các chương tiếp theo.

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Quy trình nghiên cứu chung

Quy trình nghiên cứu chung của luận văn có thể được tóm tắt qua hình 3.1:

Vấn đề cấp thiết cần nghiên cứu

Các nhân tố ảnh hưởng đến CLKT nhằm nâng cao CLKT tại VN

Khe hở nghiên cứu

- Ngoài nước, chưa có nghiên cứu thực nghiệm tại VN

- Trong nước, chưa có nghiên cứu nào đưa ra được mơ hình các nhân tố ảnh hưởng đến CLKT

Câu hỏi nghiên cứu

Q1: Những nhân tố nào đang ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động KTĐL tại VN và xác định mức độ ảnh hưởng của chúng đến CLKT?

Q2: Chất lượng hoạt động KTĐL tại VN hiện nay như thế nào?

Q3: Làm thế nào để tác động đến các nhân tố ảnh hưởng đến CLKT nhằm nâng cao chất lượng hoạt động KTĐL tại VN?

Cơ sở lý thuyết

Mơ hình nghiên cứu Xây dựng thang đo

1. Thang đo CLKT

2. Thang đo Quy mơ DNKT 3. Thang đo Giá phí kiểm tốn 4. Thang đo Nhiệm kỳ kiểm toán 5. Thang đo KSCL từ bên trong 6. Thang đo KSCL từ bên ngồi 7. Thang đo Năng lực chun mơn 8. Thang đo Đạo đức nghề nghiệp

Nghiên cứu sơ bộ và tiến hành khảo sát Phân tích và kiểm định

1. Phân tích thống kê mơ tả 2. Phân tích Cronbach’s alpha 3. Phân tích nhân tố khám phá EFA 4. Phân tích tương quan

5. Phân tích hồi quy tuyến tính bội

Mơ hình các nhân tố ảnh hƣởng đến CLKT [3] [4] [5] [6] [7] [8] [2] [1]

Theo quy trình này, các cơng việc cụ thể phải thực hiện như sau:

 Phân tích tình hình thực tế để nhận ra vấn đề cấp thiết cần nghiên cứu, sau đó xác định khe hở nghiên cứu qua các nghiên cứu có liên quan (đã được giải quyết ở chương 1)

 Tổng kết cơ sở lý thuyết để làm nền tảng xây dựng mơ hình và giả thuyết nghiên cứu. Từ đó, đề xuất mơ hình nghiên cứu (đã được giải quyết ở chương 2)

 Xây dựng thang đo nghiên cứu dựa trên cơ sở lý thuyết và thiết kế bảng câu hỏi

 Thực hiện nghiên cứu sơ bộ để đánh giá sơ bộ thang đo và hình thành thang đo chính thức trong bảng câu hỏi

 Tiến hành khảo sát

 Thu thập, tổng hợp, mã hóa bảng trả lời vào phần mềm SPSS 20

 Thực hiện các kỹ thuật phân tích thống kê như thống kê tần số, đánh giá độ tin cậy và giá trị của thang đo, phân tích tương quan và kiểm định mơ hình nghiên cứu

 Kết luận và đưa ra những giải pháp

3.2 Mục tiêu khảo sát

Dựa vào mục tiêu nghiên cứu, tác giả đưa ra các mục tiêu khảo sát như sau: 1. Xác định những nhân tố đang ảnh hưởng đến CLKT tại VN

2. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó đến CLKT 3. Đánh giá tình hình chung của CLKT tại VN hiện nay

3.3 Phƣơng pháp khảo sát

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, tác giả tiến hành khảo sát bằng công cụ khảo sát là bảng câu hỏi. Đây là công cụ thu thập dữ liệu phổ biến nhất trong nghiên cứu định lượng (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Cơng cụ này cung cấp những dữ liệu định lượng về thái độ, ý kiến, hoặc xu hướng của tổng thể bằng cách khảo sát mẫu chọn từ tổng thể, dữ liệu thu thập từ mẫu sẽ giải thích cho tổng thể thơng qua các phương pháp phân tích thống kê và kiểm định.

Bên cạnh đó, để hỗ trợ cho mục tiêu nghiên cứu thứ ba, tác giả tiến hành tổng hợp kết quả báo cáo kiểm tra và tổng kết của 3 năm 2010, 2011 và 2012 được công bố trên trang web của VACPA. Những báo cáo này là kết quả của cuộc kiểm tra hoạt động KSCL các DNKT được thực hiện bởi BTC và VACPA. Qua đó, tác giả tiến hành tổng hợp và đánh giá tình hình chung của chất lượng hoạt động KTĐL tại VN. Lý do lựa chọn báo cáo từ năm 2010 là vì bắt đầu từ năm này, VACPA thực hiện chấm điểm hồ sơ kiểm toán BCTC và từ năm 2012 bắt đầu chấm điểm hệ thống KSCL. Vì vậy, việc xếp loại chất lượng dựa trên số điểm sẽ mang lại cái nhìn khách quan và rõ ràng hơn về chất lượng của các DNKT.

3.4 Thiết kế thang đo và xây dựng bảng câu hỏi 3.4.1 Thiết kế thang đo 3.4.1 Thiết kế thang đo

Mơ hình nghiên cứu được đề xuất trong chương 2 bao gồm:

Biến phụ thuộc: Chất lượng kiểm toán

7 biến độc lập:

(1) Quy mô của DNKT, (2) Giá phí kiểm tốn, (3) Nhiệm kỳ kiểm toán, (4) KSCL từ bên trong, (5) KSCL từ bên ngồi,

(6) Năng lực chun mơn của KTV, và

(7) Đạo đức nghề nghiệp của KTV

Nghiên cứu sử dụng thang đo Likert 5 mức độ với (1) rất không đồng ý, (2) không đồng ý, (3) bình thường, (4) đồng ý, và (5) rất đồng ý. Dựa vào phần cơ sở lý thuyết ở chương 2, các thang đo được xây dựng cụ thể như sau:

Biến phụ thuộc:

Thang đo chất lƣợng kiểm toán

Để đánh giá chất lượng hoạt động KTĐL hiện nay, tác giả xây dựng thang đo chất lượng kiểm toán. Cơ sở lý thuyết ở chương 2 đã cho thấy tùy thuộc vào góc nhìn của từng đối tượng khác nhau, từng mục đích sử dụng kết quả kiểm tốn khác nhau mà nhận thức về CLKT cũng khác nhau. Dưới góc nhìn của khách hàng, CKLT chính là ở mức độ thỏa mãn về các lợi ích mà họ nhận được thơng qua dịch vụ họ được cung cấp. Dưới góc nhìn của người sử dụng BCKT (nhà đầu từ, đối

tác...) thì CLKT là mức độ thoả mãn về tính khách quan và độ tin cậy vào ý kiến kiểm tốn của KTV để họ có thể đưa ra các quyết định kinh tế đúng đắn. Dưới góc nhìn của DNKT thì CLKT là đáp ứng được những yêu cầu, qui định theo chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, CMKiT và các qui định của pháp luật có liên quan. Bên cạnh đó, đáp ứng được yêu cầu của khách hàng trong sự cân đối giữa lợi ích và chi phí để mang lại lợi nhuận cho công ty. Dựa trên cơ sở này, tác giả đã xây dựng biến quan sát cho thang đo CLKT như sau:

Bảng 3.1: Thang đo chất lượng kiểm toán

Biến quan sát

CLKT1 Khách hàng cảm thấy thỏa mãn với những lợi ích mà họ nhận được thông qua các dịch vụ được cung cấp bởi DNKT

CLKT2 Người sử dụng BCKT (nhà đầu tư, đối tác...) cảm thấy thỏa mãn về tính khách quan và độ tin cậy của các BCTC được kiểm tốn để họ có thể đưa ra các quyết định kinh tế đúng đắn.

CLKT3 Dịch vụ được cung cấp bởi DNKT đã đáp ứng được yêu cầu của các qui định về kiểm toán, và thỏa mãn khách hàng trong sự cân đối giữa chi phí và lợi ích để mang lại lợi nhuận cho công ty.

Biến độc lập

(1) Thang đo quy mô của DNKT

Cơ sở lý thuyết trong chương 2 cho thấy DNKT có quy mơ càng lớn thì càng có khuynh hướng cung cấp dịch vụ kiểm toán được tốt hơn. Các nghiên cứu chỉ ra rằng DNKT lớn lo sợ thiệt hại về danh tiếng hơn DNKT vừa và nhỏ nên có xu hướng cung cấp CLKT cao hơn (Mansi và cộng sự, 2004) và DNKT lớn có quy trình kiểm tốn tốt hơn, trình độ nguồn nhân lực cao hơn và có phần mềm kiểm tốn hiện đại nên CLKT cao hơn (Shu, 2000). Qua đó, các biến quan sát của thang đo quy mô của DNKT được xây dựng như sau:

Bảng 3.2: Thang đo quy mô của DNKT

Biến quan sát

QM1 DNKT lớn có quy trình kiểm tốn tốt hơn nên mang lại CLKT cao hơn QM2 DNKT lớn lo sợ thiệt hại về danh tiếng hơn DNKT vừa và nhỏ nên sẽ

cung cấp CLKT cao hơn

QM3 DNKT lớn có trình độ nguồn nhân lực cao hơn nên có thể cung cấp CLKT cao hơn

QM4 DNKT lớn sử dụng phần mềm kiểm toán hiện đại nên có thể cung cấp CLKT cao hơn

(2) Thang đo giá phí kiểm tốn

Nhìn chung, các nhà nghiên cứu cho rằng việc hạ thấp giá phí kiểm tốn thường dẫn đến giảm CLKT. Giải thích cho điều này là do việc hạ thấp chi phí có thể tác động đến quỹ thời gian và chi phí dự phịng cho cuộc kiểm tốn cũng sẽ bị hạ thấp từ đó gây ra áp lực và khó khăn cho KTV trong việc phát hiện ra các sai phạm trọng yếu (Novie Susanti Suseno, 2013). Bên cạnh đó, một DNKT nếu có doanh thu từ một hay một số khách hàng chiếm tỷ lệ cao trong tổng doanh thu (hay nói cách khác là chịu áp lực về mặt tài chính) thì sẽ có ảnh hưởng lớn đến tính độc lập của các KTV. Điều này có thể dẫn đến các KTV sẽ tránh báo cáo hết những sai phạm của khách hàng. Theo dự thảo chuẩn mực về đạo đức nghề nghiệp sắp ban hành tại VN thì tỷ trọng này 15% doanh thu. Ngoài ra, theo Novie Susanti Suseno (2013), áp lực cạnh tranh của thị trường kiểm toán dẫn đến một số các DNKT nhỏ giảm giá phí kiểm tốn xuống thấp, làm cho các KTV có thể bỏ đi các thủ tục kiểm tốn cần thiết để phù hợp với giá phí. Do đó, tác giả xây dựng các biến quan sát cho thang đo giá phí kiểm tốn như sau:

Bảng 3.3: Thang đo giá phí kiểm tốn

Biến quan sát

GP1 Giá phí kiểm tốn thấp dẫn đến áp lực thời gian ngắn và chi phí dành cho cuộc kiểm tốn thấp làm ảnh hưởng đến khả năng phát hiện các sai sót, gian lận trên BCTC, qua đó có thể làm suy giảm CLKT

GP2 Giá phí kiểm toán của một khách hàng chiếm tỷ trọng lớn hơn 15% doanh thu của DNKT sẽ ảnh hưởng đến tính độc lập của KTV, dẫn đến nguy cơ làm giảm CLKT

GP3 Áp lực cạnh tranh của thị trường khiến các DNKT có xu hướng giảm giá phí kiểm tốn xuống thấp, dẫn đến các KTV có thể bỏ đi các thủ tục kiểm tốn cần thiết để phù hợp với giá phí, gây giảm CLKT

(3) Thang đo nhiệm kỳ kiểm toán

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra nhiệm kỳ kiểm toán dài hơn sẽ làm tăng khả năng phát hiện ra các sai sót nhờ có sự am hiểu về khách hàng, nhưng mối quan hệ lâu dài với khách hàng lại có thể làm giảm tính độc lập khi báo cáo các sai sót phát hiện được. Vì vậy, nếu khơng có sự xoay vịng kiểm tốn nhất định, KTV có nhiều khả

năng để bảo vệ nhiệm kỳ lâu hơn bằng cách thỏa thuận với khách hàng (Hosseinniakani S.M, 2014). Theo như quy định của Luật Kiểm tốn độc lập VN thì thời gian luân chuyển là 3 năm đối KTV hành nghề ký BCKT. Tuy nhiên theo báo cáo của VACPA năm 2012, thì việc thiếu hụt về đội ngũ KTV tại các DNKT vừa và nhỏ có thể gây khó khăn cho việc tuân thủ quy định về thời gian luân chuyển, dẫn đến giảm CLKT. Vì vậy, tác giả đã xây dựng các biến quan sát cho thang đo nhiệm kỳ kiểm toán như sau:

Bảng 3.4: Thang đo nhiệm kỳ kiểm toán

Biến quan sát

NK1 Việc không thực hiện luân chuyển chủ phần hùn và KTV phụ trách đối với khách hàng trên 3 năm liên tiếp sẽ làm tăng nguy cơ quen thuộc giữa KTV và khách hàng, dẫn đến giảm CLKT

NK2 Việc thiếu hụt về đội ngũ KTV tại các DNKT vừa và nhỏ có thể gây khó khăn cho việc tuân thủ quy định về thời gian luân chuyển, dẫn đến giảm CLKT

(4) Thang đo KSCL từ bên trong

Nhìn chung các nghiên cứu chỉ ra rằng soát xét chất lượng từ bên trong tốt sẽ làm cải thiện đáng kể CLKT. Theo Ayers và Kaplan (2003), KSCL từ bên trong giúp đảm bảo KTV tuân thủ quy trình kiểm tốn, từ đó giúp gia tăng CLKT. Matsumura và Tucker (1995) thì cho rằng KSCL từ bên trong giúp tìm ra các khiếm khuyết để từ đó lập kế hoạch kiểm tra tốt hơn. Khả năng phát hiện các vi phạm cũng tăng lên nếu DNKT có hệ thống KSCL từ bên trong tốt (Owhoso et al., 2002) (theo nghiên cứu của Jean C. Bedard và cộng sự, 2008). Nghiên cứu của Alderman và Deitrick (1982) cũng chứng minh rằng việc xem xét và đánh giá liên tục về hệ thống KSCL sẽ làm gia tăng khả năng hoạt động hữu hiệu của hệ thống, góp phần nâng cao CLKT. Từ đó, tác giả đưa ra các biến quan sát cho thang đo KSCL từ bên trong như sau:

Bảng 3.5: Thang đo KSCL từ bên trong

Biến quan sát

KSCLBT1 KSCL từ bên trong giúp đảm bảo KTV tuân thủ quy trình kiểm tốn, từ đó giúp gia tăng CLKT

KSCLBT2 KSCL từ bên trong giúp phát hiện ra các khiếm khuyết của quy trình kiểm tốn, làm cải thiện CLKT

KSCLBT3 KSCL từ bên trong làm gia tăng khả năng phát hiện các vi phạm nghề nghiệp, từ đó giúp nâng cao CLKT

KSCLBT4 Việc xem xét và đánh giá liên tục về hệ thống KSCL làm gia tăng khả năng hoạt động hữu hiệu của hệ thống, góp phần nâng cao CLKT

(5) Thang đo KSCL từ bên ngoài

KSCL từ bên ngoài chặt chẽ sẽ giúp DNKT nhận biết các khiếm khuyết, từ đó thúc đẩy sự phát triển của hoạt động kiểm toán, làm gia tăng CLKT (Trần Thị Giang Tân, 2011). Nghiên cứu của Jean C. Bedard và cộng sự (2008) chỉ ra rằng rằng chất lượng BCKT được cải thiện theo thời gian, đặc biệt là sau khi Ủy ban bắt đầu sử dụng các biện pháp trừng phạt cứng rắn hơn đối với báo cáo không đạt tiêu chuẩn. Bên cạnh đó, trình độ chun mơn và tính chính trực của các thành viên trong đồn kiểm tra có liên quan mật thiết đến việc phát hiện các vi phạm của DNKT (O'Keefe và cộng sự, 1994). Đây là cơ sở để tác giả xây dựng các biến quan sát cho thang đo KSCL từ bên ngoài như sau:

Bảng 3.6: Thang đo KSCL từ bên ngoài

Biến quan sát

KSCLBN1 KSCL từ bên ngoài chặt chẽ giúp DNKT nhận biết các khiếm khuyết, từ đó thúc đẩy sự phát triển của hoạt động kiểm toán, làm gia tăng CLKT

KSCLBN2 Các biện pháp xử phạt cứng rắn (cấm hành nghề, xử phạt tài chính…) đối với các trường hợp vi phạm sẽ làm giảm các hành vi vi

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập tại việt nam khảo sát trên địa bàn TPHCM (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)