.2Năng lực tài chính của ngân hàng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh long an (Trang 25 - 28)

Năng lực tài chính của một NHTM thể hiện ở quy mơ, chất lượng tài sản có, khả năng thanh toán, khả năng tồn tại và phát triển một cách an tồn khơng để xảy ra đổ vỡ hay phá sản. Năng lực tài chính của NHTM đóng vai trị vơ cùng quan trọng, năng lực tài chính càng tốt thì năng lực cạnh tranh của NHTM càng cao. Do vậy, để đảm bảo hiệu quả hoạt động kinh doanh, các NHTM phải ln duy trì năng lực tài chính một cách ổn định, bền vững, an toàn trong mọi điều kiện kinh tế, xã hội.

Các chỉ tiêu thể hiện năng lực tài chính của các NHTM bao gồm:

Quy mơ của ngân hàng được xác định thông qua quy mô tổng tài sản. Ngân hàng có tổng tài sản càng lớn thì đơn vị càng có khả năng mở rộng quy mơ cho vay bởi vì ngân hàng là doanh nghiệp đi vay để cho vay, tạo ra cơ hội gia tăng thu nhập. Với năng lực tài chính vững mạnh, ngân hàng sẽ chủ động huy động vốn với lãi suất thấp nhất nhưng cho vay với lãi suất cao nhất có thể nhằm tối đa hóa được lợi nhuận nhưng vẫn đảm bảo thu hút được khách hàng về ngân hàng mình, đó là cơ sở để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Quy mô nợ (QMN)

Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, quy mơ nợ chiếm tỷ trọng chủ yếu và đóng vai trị vơ cùng quan trọng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Quy mô nợ phản ánh khả năng huy động nguồn vốn cho ngân hàng, là nguồn vốn chủ yếu để ngân hàng thực hiện các hoạt động kinh doanh. Quy mô nợ càng lớn cho thấy ngân hàng càng huy động được nguồn vốn với chi phí thấp do nguồn vốn huy động từ khách hàng cá nhân và các tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng chủ yếu trong vốn huy động của ngân hàng. Đây là nguồn vốn tương đối ổn định với chi phí huy động thấp giúp gia tăng nguồn vốn cho các hoạt động kinh doanh, gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng, từ đó giúp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản (LNTA):

Lợi nhuận chủ yếu của các NHTM là từ hoạt động cấp tín dụng. Hệ số này cho thấy tỷ trọng của khoản mục tín dụng trong tài sản có, nếu hệ số này cao nghĩa là ngân hàng có nhiều thu nhập hơn, từ đó có khả năng mang lại nhiều lợi nhuận hơn, tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng nhưng đồng thời rủi ro tín dụng cũng rất cao, đặc biệt các khoản vay trung dài hạn thường tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, do các món vay chịu nhiều ảnh hưởng bởi các biến động của thị trường, của nền kinh tế.

LNTA=Tổng dư nợ cho vay/ tổng tài sản có*100%

Hoạt động tín dụng đóng vai trị quan trọng và mang lại lợi nhuận khá lớn trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Vì vậy, ngân hàng ln chú trọng phát triển

hoạt động cấp tín dụng, đưa ra mức lãi suất hợp lý, tăng tính cạnh tranh nhằm tìm kiếm những khách hàng tốt, có tình hình tài chính ổn định và thiện chí trả nợ cho ngân hàng. Có như vậy, ngân hàng mới có thể phát huy và sử dụng hiệu quả nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng, giúp gia tăng lợi nhuận và năng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng.

Tỷ lệ dƣ nợ cho vay so với tổng tiền gửi (LDR)

LDR=L/D*100% Trong đó:

- LDR: là tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi. - L: là tổng dư nợ cho vay.

- D: là tổng tiền gửi.

Đây là chỉ số thể hiện sự an toàn của nguồn vốn ngân hàng. Nếu chỉ số này quá cao thì rủi ro ngân hàng gặp phải là lớn, nếu chỉ số này quá thấp thì cho thấy ngân hàng khơng sử dụng hiệu quả nguồn vốn huy động được.

Một sự gia tăng tỷ lệ LDR đến mức tương đối cao, các nhà quản trị ngân hàng ít muốn cho vay và đầu tư. Hơn nữa, họ sẽ thận trọng khi tỷ lệ LDR tăng lên và địi hỏi phải thắt chặt tín dụng, do đó lãi suất có chiều hướng tăng lên. Khi tỷ lệ LDR tăng thì tính thanh khoản của ngân hàng giảm đi một cách tương ứng. Nếu ngân hàng không quản lý tốt thanh khoản sẽ dễ bị rơi vào tình trạng mất thanh khoản ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

Chỉ tiêu đo lƣờng rủi ro hoạt động

Tỷ lệ nợ xấu, Chỉ tiêu này phản ánh chất lượng và rủi ro tín dụng của ngân

hàng, chỉ số này càng nhỏ thể hiện chất lượng tín dụng càng cao. Nếu chỉ số này đang có xu hướng tăng lên có thể là dấu hiệu cho thấy ngân hàng đang gặp khó

khăn trong việc quản lý chất lượng các khoản vay. Ngược lại chỉ số này thấp hơn các năm trước, cho thấy chất lượng các khoản tín dụng đang được cải thiện. Tỷ lệ này ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thông qua việc các NHTM phải tăng thêm chi phí trích lập dự phịng rủi ro cho những khoản nợ xấu phát sinh, dẫn đến việc tăng chi phí hoạt động.

Hiệu quả quản lý tài sản

Hiệu quả quản lý của ngân hàng được thể hiện ở nhiều khía cạnh như quản lý nhân sự, hoạch định chiến lược kinh doanh, quản lý chi phí. Trong các lĩnh vực phải quản lý thì quản lý hiệu quả chi phí là một trong những yếu tố tác động mạnh mẽ lên hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Mặt khác, hiệu quả quản lý tài sản còn cho thấy khả năng thu được lợi nhuận trên tổng tài sản của ngân hàng. Đây cũng là yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Tỷ lệ này cho thấy khả năng đầu tư tài sản của ngân hàng, nếu tỷ lệ này cao cho thấy hoạt động kinh doanh của ngân hàng đạt hiệu quả cao và ngược lại.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh long an (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)