Đơn vị tính: tỷ đồng
Tổng tài sản bình qn Lợi nhuận ROA
2009 17.502 211 1,21% 2010 21.429 254 1,19% 2011 26.024 595 2,29% 2012 29.905 544 1,82% 2013 33.990 506 1,49% 2014 37.430 585 1,56%
(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Long An)
Biểu đồ 3.2: Tỷ suất ROA của các NHTM trên địa bàn tỉnh Long An
Đơn vị tính: tỷ đồng
Bảng 3.2 và biểu đồ 3.2 cho thấy giai đoạn 2009 – 2010 ROA của các NHTM trên địa bàn tỉnh Long An nằm ở mức cao và ổn định xung quanh mức 1,2%. Năm 2009, ROA là 1,21%, năm 2010, ROA giảm nhẹ xuống mức 1,19%. Đây là giai đoạn các ngân hàng có tốc độ tăng trưởng của tổng tài sản và lợi nhuận khá tương đồng nhau và ROA nằm ở mức tương đương với trung bình ngành. Riêng năm 2011 ROA tăng đột biến, xuất phát từ việc tăng lợi nhuận nhanh chóng của các ngân hàng trong năm này.
Giai đoạn 2012 – 2013, ROA các NHTM trên địa bàn tỉnh Long An giảm liên tục. Năm 2012, ROA ở mức 1,82%, giảm tương đương 20,50% so với năm 2011. Năm 2012 là năm khó khăn chung của tồn ngành tài chính, vì vậy tỷ suất sinh lời có sự sụt giảm đáng kể so với năm 2011. Sang năm 2013, ROA giảm xuống chỉ còn 1,49% so với năm 2013 1,82%. Đây là năm tiếp đà khó khăn của 2012, lợi nhuận các NHTM trên địa bàn Long An đều giảm sút do phải trích lập dự phòng rủi ro tăng cao do sự gia tăng nợ xấu, thu nhập từ lãi vay giảm do lãi suất cho vay giảm, các ngân hàng đều thận trọng hơn trong khi cho vay.
Sang năm 2014, ROA có dấu hiệu tăng trở lại, đạt 1,56%. Sau giai đoạn xuống dốc liên tục, ROA của các NHTM trên địa bàn tỉnh Long An có dấu hiệu tăng trở lại và cao hơn so với trung bình ngành. Nguyên nhân bắt nguồn từ việc các ngân hàng đã có những khởi sắc trong hoạt động kinh doanh, tỷ suất lợi nhuận tăng cao hơn so với tỷ lệ tăng của tổng tài sản bình quân (15,61% so với 10,12% của tổng tài sản bình quân). ROA của các NHTM trên địa bàn Long An trong giai đoạn nghiên cứu luôn ở mức tương đương hoặc cao hơn trung bình ngành là do đóng góp chủ yếu từ khối các NHTMNN lớn, trong khi đó khối các NHTMCP ROA không cao chỉ ở mức 1%, trong đó có NHTMCP gồm: PGBank, EximBank, SCB Tân An, Bản Việt, SHB chi nhánh Long An lợi nhuận liên tục giảm sút, đến 31/12/2014 thu nhập trừ chi phí âm. Tỷ suất ROA trong các năm qua còn cho thấy khả năng quản lý các khoản tín dụng của khối các NHTMCP không tốt nếu so với các NHTMNN, dẫn đến khả năng thu hồi nợ và lãi vay thấp, là nguyên nhân chủ yếu làm giảm lợi nhuận và hiệu quả hoạt động kinh doanh của khối các NHTMCP.
3.3 Các nhân tố ảnh hƣởng hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM trên địa bàn tỉnh Long An
3.3.1 Nhân tố khách quan 3.3.1.1 Môi trƣờng kinh tế vĩ mô: 3.3.1.1 Môi trƣờng kinh tế vĩ mô:
Bức tranh kinh tế vĩ mô của Việt Nam tiếp tục xu hướng hồi phục, sản xuất công nghiệp tiếp tục tăng trưởng dù tốc độ chưa cao, ổn định vĩ mơ được duy trì khi lạm phát được kiềm chế ở mức thấp, cùng với đó NHNN điều hành chính sách tiền tệ một các linh hoạt và đồng bộ các cơng cụ chính sách tiền tệ để điều tiết lượng tiền cung ứng ở mức hợp lý, sẵn sàng cung ứng vốn cho nền kinh tế, hỗ trợ thanh khoản cho các TCTD, ổn định thị trường tiền tệ.
Theo Báo cáo năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Long An, tình hình chung tỉnh Long An vẫn giữ được mức tăng bằng với năm trước, tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) năm 2014 đạt 19.524,6 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng 11%. Các khu vực kinh tế chủ yếu đều có bước phát triển, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: khu vực nơng, lâm, thủy sản chiếm tỷ trọng 27,3%; khu vực công nghiệp xây dựng chiếm 41,5%; khu vực thương mại, dịch vụ chiếm 31,2%. GDP bình quân đầu người năm 2014 khoảng 44,5 triệu đồng/người/năm tăng 4,5 triệu đồng so với năm 2013 là (40 triệu đồng/người/năm).
Qua bức tranh kinh tế vĩ mô Việt Nam nói chung và tình hình kinh tế tỉnh Long An nói riêng, hoạt động của các NHTM trên địa bàn tỉnh Long An đã từng bước được cải thiện, vượt qua giai đoạn khó khăn và có những tín hiệu lạc quan. Tuy nhiên, sức cầu của nền kinh tế cịn yếu, q trình tái cơ cấu các lĩnh vực ưu tiên triển khai còn chậm ... vẫn là những thách thức đòi hỏi cần tập trung tháo gỡ trong thời gian tới. Các NHTM muốn tiếp tục cải thiện tình hình hoạt động và kinh doanh hiện tại, cần có những chiến lược phù hợp với xu hướng chung của nền kinh tế.
3.3.1.2 Môi trƣờng pháp lý
Hiện nay, các quy định của ngành ngân hàng vẫn còn nhiều bất cập, mâu thuẫn và chưa phù hợp với thực tiễn tình hình phát triển hiện nay. Chính sách lãi suất của
ngành ngân hàng vẫn chưa thực sự phù hợp, chưa tạo ra các yếu tố cạnh tranh ổn định và bền vững, gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh ngân hàng. Các quy định, thông tư của NHNN chưa thống nhất, đồng bộ, gây khó khăn cho quá trình triển khai, thực hiện của ngân hàng. NHNN chưa thực sự quản lý tập trung, còn nhiều manh mún, thủ tục hồ sơ cấp phép rườm rà, gây khó khăn và tốn nhiều thời gian cho các NHTM, vơ hình chung làm ảnh hưởng đến hoạt kinh doanh ngân hàng. Ngoài ra, các văn bản yêu cầu báo cáo của NHNN đối với các NHTM chưa thống nhất, rõ ràng, gây khó khăn và làm sai lệch số liệu báo cáo lên NHNN, ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả quản lý, từ đó, khơng đưa ra được những chính sách đúng đắn, phù hợp với tình hình phát triển, khơng phát huy được tối đa nguồn lực, gây ảnh hưởng xấu đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM.
3.3.1.3 Cạnh tranh giữa các ngân hàng
Mạng lưới các NHTM trên địa bàn tỉnh Long An là tương đối dày đặc. Các chi nhánh NHTM tập trung chủ yếu tại thành phố Tân An và thị trấn Bến Lức, huyện Bến Lức. Cùng với đó là hơn 179 điểm giao dịch trên tồn tỉnh Long An. Qua đó, có thể thấy được mức độ cạnh tranh giữa các NHTM trên địa bàn tỉnh Long An hiện nay là rất khốc liệt. Để giành lấy thị phần, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh các NHTM phải không ngừng đưa ra các sản phẩm, dịch vụ phù hợp, có chiến dịch quảng bá thương hiệu trên địa bàn. Các NHTM quy mô nhỏ, chưa tạo dựng được thương hiệu lớn mạnh trên địa bàn ln gặp những khó khăn nhất định trong việc phát triển các sản phẩm và dịch vụ, dẫn đến hiệu quả từ hoạt động kinh doanh không cao thể hiện qua việc tỷ suất sinh lợi cao thường nằm ở các ngân hàng lớn thuộc khối NHTMNN đã tạo được uy tín và thương hiệu trên địa bàn.
3.3.2 Nhân tố chủ quan
3.3.2.1 Trình độ quản lý của các NHTM trên địa bàn tỉnh Long An
Thơng qua chính sách phát triển nguồn nhân lực, cán bộ quản lý của các NHTM trên địa bàn tỉnh Long An luôn được chọn lọc, lựa chọn dựa trên tiêu chuẩn về trình độ, năng lực quản trị, dự báo, phân tích xử lý tình huống trong quản trị,
điều hành hoạt động ngân hàng và kinh nghiệm khá cao. Tuy vậy, vẫn còn một số cán bộ quản lý ngân hàng chưa được đào tạo cơ bản về quản trị, điều hành, do vậy kiến thức về thị trường và khả năng quản trị, điều hành hoạt động của ngân hàng trong thực tế cịn hạn chế, thiếu tính chun nghiệp, tầm nhìn chiến lược chưa tốt. Từ đó đề ra chiến lược phát triển kinh doanh chưa phù hợp và mang lại hiệu quả chưa đúng kế hoạch đề ra, thể hiện qua việc một số NHTM có tỷ lệ nợ xấu cao, tăng trưởng tín dụng thấp và kinh doanh khơng có lãi.
3.3.2.2 Năng lực tài chính
Tình hình tổng tài sản của các NHTM trên địa bàn tỉnh Long An: Bảng 3.3: Tình hình tổng tài sản của các NHTM trên địa bàn tỉnh Long An
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Tổng tài sản 18.890 22.839 28.381 31.429 36.551 38.309 Tổng tài sản NHTMNN 11.087 13.101 16.485 18.090 20.510 22.169 Tổng tài sản NHTMCP 7.803 9.738 11.896 13.339 16.041 16.140
Biểu đồ 3.3: Tình hình tổng tài sản của các NHTM trên địa bàn tỉnh Long An An
Đơn vị tính: tỷ đồng
(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Long An)
Qua bảng 3.3 và biểu đồ 3.3 ta có thể thấy, tổng tài sản của các NHTM trên địa bàn tỉnh Long An tăng trưởng ổn định trong giai đoạn 2009 – 2014. Năm 2010, tổng tài sản tăng 3.949 tỷ đồng so với năm 2009, tương đương tăng 20,91%. Năm 2011, tổng tài sản tăng 5.542 tỷ đồng so với năm 2010, tương đương tăng 24,27%. Năm 2012 tổng tài sản tăng 3.048 tỷ đồng so với năm 2011, tương đương tăng 10,74%. Năm 2013, tổng tài sản tăng 5.122 tỷ đồng so với năm 2012, tương đương tăng 16,30% . Năm 2014, tổng tài sản tăng 1.759 tỷ đồng so với năm 2013, tương đương tăng 4,81%.
Giai đoạn 2009 – 2011, tổng tài sản tăng khá nhanh (trên 20%), do các NHTM tập trung đầu tư và mở rộng mạng lưới trên địa bàn tỉnh Long An. Đây là giai đoạn bùng nổ mạng lưới các chi nhánh, phòng giao dịch của các NHTM trên địa bàn tỉnh Long An. Bên cạnh đó là việc tăng trưởng khá nhanh của vốn huy động, là cơ sở giúp tăng dư nợ cho vay khách hàng (chiếm trên 70% tổng tài sản của các NHTM) đã đóng góp vào tốc độ tăng của tổng tài sản. Tốc độ tăng tổng tài sản giai đoạn này
được đóng góp chủ yếu từ khối NHTMNN, tổng tài sản khối NHTMNN năm 2011 tăng tương đương 50,24% so với năm 2009.
Sang giai đoạn 2012 – 2013 tốc độ tăng tổng tài sản các NHTM vẫn tiếp tục được duy trì, tuy nhiên năm 2012 tỷ lệ tăng 10,74% là tương đối thấp hơn so với các năm trước đó, nguyên nhân ngày 18 tháng 6 năm 2012 Ngân hàng Nhà nước ban hành thông tư số 21/2012/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay, đi vay, mua bán có kỳ hạn giấy tờ có giá giữa các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi, đây xem như là một động thái của Ngân hàng Nhà nước nhằm siết chặt quản lý các giao dịch cho vay, đi vay giữa các ngân hàng, là một bước trong lộ trình nhằm khống chế việc giao dịch gửi tiền hoặc cho vay giữa các ngân hàng nhằm giảm thiểu rủi ro hệ thống. Đặc biệt sang năm 2014 tỷ lệ tăng so với năm 2013 chỉ là 4,81% tương đối thấp so với các năm trước đó. Điều này có thể giải thích bởi việc có hiệu lực của Thơng tư 21/2013/TT-NHNN ngày 09/9/2013 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thông tư quy định về mạng lưới hoạt động của các ngân hàng thương mại, theo đó NHNN siết chặt việc mở rộng mạng lưới của các NHTM.
Biểu đồ 3.4: Cơ cấu tổng tài sản của các NHTM trên địa bàn tỉnh Long An
Đơn vị tính: tỷ đồng
Từ biểu đồ 3.4 ta thấy trong cả giai đoạn 2009 – 2014, tổng tài sản của các NHTMNN đều chiếm trên 56% so với tổng tổng tài sản của các NHTM trên địa bàn tỉnh Long An. Tính đến 31/12/2014 tổng tài sản 7 NHTMNN chiếm 57,87% giá trị tổng tài sản của tất cả các chi nhánh NHTM trên địa bàn. Trong đó, ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thơn Việt Nam chi nhánh Long An có giá trị tổng tài sản là 10.546 tỷ đồng (chiếm 27,17% tổng tài sản các NHTM trên địa bàn). Khối các NHTMCP chiếm 42,13% giá trị tổng tài sản của tất cả các chi nhánh NHTM trên địa bàn, trong đó có đến 16 chi nhánh chỉ có tổng tài sản dười 500 tỷ đồng.
Có thể thấy, giai đoạn 2009 – 2014, tổng tài sản của các NHTM trên địa bàn tỉnh Long An liên tục tăng xuất phát từ việc các chi nhánh tập trung phát triển quy mơ, trong đó cho vay khách hàng chiếm xấp xỉ đến 80% trong cơ cấu tổng tài sản, điều này làm tăng nguy cơ tiềm ẩn nợ xấu nếu ngân hàng khơng thực hiện kiểm sốt các khoản vay một cách chặt chẽ. Do đó, trong giai đoạn tới, các NHTM trên địa bàn tỉnh Long An cần có những chiến lược cụ thể nhằm làm tăng tổng tài sản trên cơ sở quản lý tốt rủi ro, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, tăng khả năng cạnh tranh, nâng cao thương hiệu trên thị trường.
Tình hình dƣ nợ tín dụng và tỷ lệ nợ xấu
Bảng 3.4: Tình hình dƣ nợ tín dụng của các NHTM trên địa bàn tỉnh Long An Đơn vị tính: tỷ đồng Tổng dƣ nợ tín dụng Nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu/tổng dƣ nợ 2009 15.262 186 1,19% 2010 19.370 227 1,17% 2011 23.357 396 1,70% 2012 25.023 787 3,14% 2013 27.136 729 2,69% 2014 30.601 613 2,00%
Biểu đồ 3.5: Tình hình dƣ nợ tín dụng của các NHTM trên địa bàn tỉnh Long An
Đơn vị tính: tỷ đồng
(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh tỉnh Long An)
Biểu đồ 3.6: Tỷ lệ nợ xấu của các NHTM trên địa bàn tỉnh Long An
(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Long An)
Giai đoạn 2009 – 2011, tốc độ tăng trưởng tín dụng của các NHTM trên địa bàn tỉnh Long An ở mức trên 20%, năm 2010 là 26,92% và năm 2011 là 20,58%. Đây là giai đoạn tăng trưởng nóng, nhu cầu tín dụng trên địa bàn rất cao, các ngân
hàng cạnh tranh giành thị phần quyết liệt phần nào nới lỏng các quy định cho vay. Nợ xấu giai đoạn này được khống chế ở mức dưới 2%, và có dấu hiệu tăng từ 1,17% năm 2010 lên 1,70% năm 2011.
Trước thực trạng tín dụng tăng trưởng quá nhanh, theo chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 11/NQ-CP, kiểm sốt tăng trưởng tín dụng và tổng phương tiện thanh tốn ở mức thấp, góp phần tập trung kiểm sốt lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mơ, đảm bảo an sinh xã hội. Do đó, từ cuối 2011 và bước sang giai đoạn 2012 – 2013, tốc độ tăng trưởng tín dụng giảm mạnh so với giai đoạn trước đó. Năm 2012 tốc độ tăng trưởng tín dụng ở mức 7,13% và năm 2013 là 8,44%. Bên cạnh đó, nguyên nhân một phần đến từ việc các ngân hàng thận trọng hơn trong cho vay khi nợ xấu giai đoạn này tăng đột biến do việc chú trọng tăng trưởng tín dụng mà bng lỏng chất lượng tín dụng ở giai đoạn trước đó. Cụ thể, nợ xấu năm 2012 tăng gần gấp đôi so với năm 2011, tỷ lệ nợ xấu từ dưới 2% đã vượt lên ở mức 3,14% so với tổng dư nợ, các ngân hàng phải tăng chi phí dự phịng rủi ro một cách đáng kể, gây ra ảnh hưởng giảm đáng kể kết quả kinh doanh của các NHTM. Trong đó, có các NHTM có tỷ lệ nợ xấu rất cao, điển hình là SHB chi nhánh Long An (47,48%), Vietcombank chi nhánh Long An (8,79%), ngân hàng Bản Việt (9,98%)… Bước sang năm 2013, bằng nhiều biện pháp, nợ xấu đã giảm tương đối đáng kể, giảm 7,37% so với năm 2012 và chiếm 2,69% tổng dư nợ. Giai đoạn này, tín dụng được kiểm sốt chặt chẽ, tăng ở mức thấp nhưng cơ cấu tín dụng chuyển dịch theo hướng tích cực, tập trung vốn cho sản xuất, nông nghiệp, nông thôn và xuất khẩu, giảm cho vay đối với lĩnh vực phi sản xuất.
Sang năm 2014, mặt bằng lãi suất thị trường tiếp tục giảm và đưa về thấp hơn so với giai đoạn 2005 – 2006, tốc đố tăng trưởng tín dụng 12,77% đạt kế hoạch của ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã đề ra là 12% đến 14% so với năm 2013. Dư nợ tín dụng của các NHTM trên địa bàn Long An tăng cao thể hiện sự tích cực đầu tư vốn của các NHTM vào phát triển kinh tế địa phương. Nợ xấu được xử lý một cách tích cực bằng nhiều biện pháp khác nhau, và được đưa về mức 2% so với tổng dư