THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các đặc điểm của ban quản trị ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trên bảng thuyết minh báo cáo tài chính của các công ty niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (hose) (Trang 41)

3.1. Quy trình nghiên cứu.

3.1.1. Quy trình nghiên cứu

Luận văn này được thực hiện nhằm nghiên cứu mối quan hệ giữa các đặc điểm của Ban quản trị doanh nghiệp niêm yết (Hội đồng quản trị, Ban giám đốc) và mức độ công bố thông tin trên Bảng thuyết minh Báo cáo tài chính thơng qua phương pháp định lượng theo các bước sau:

Xác định vấn đề nghiên cứu, mục tiêu, phương pháp, phạm vi và ý nghĩa của

đề tài nghiên cứu.

Cơ sở lý thuyết, các nghiên cứu trước đây

Phân tích, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng sau đó đưa ra giả thuyết nghiên cứu

Đưa mơ hình nghiên cứu. Cách thức đo lường các biến. Mô tả cách lấy mẫu và cách xử lý dữ liệu

Kết quả nghiên cứu: Thống kê mô tả mẫu quan sát, phân tích tương quan, phân tích hồi quy, kiểm định tính phù hợp của mơ hình nghiên cứu và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu.

Đề xuất và hướng nghiên

Cụ thể quy trình nghiên cứu được thực hiện như sau:

Sau khi xác định được vấn đề cần nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu, tôi thực hiện các bước sau để xác định rõ hơn nội dung nghiên cứu của mình.

Bước 1: Tìm hiểu tài liệu nghiên cứu trước và xác định phương pháp, mơ hình nghiên cứu.

Nghiên cứu các tài liệu trước đây. Việc nghiên cứu các tài liệu nghiên cứu trước đây giúp tôi xác định được phương pháp nghiên cứu sẽ áp dụng, các biến độc lập phù hợp với mục tiêu nghiên cứu, các cơ sở lý thuyết phù hợp, các cách thức đo lường các biến, nguồn thu thập dữ liệu.

Từ đó xác định mơ hình và các giả thuyết nghiên cứu phù hợp. Bước 2: Thu thập và phân tích dữ liệu.

Dự trên các tài liệu đã thu thập được trong bước 1, tiến hành xác định các mục thuyết minh Báo cáo tài chính tự nguyện và bắt buộc. Tiến hành lập bảng danh sách các mục thông tin thuyết minh và thu thập dữ liệu. Cơ sở dữ liệu được thu thập thông qua các thơng tin có liên quan được công bố tai website của Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh. Đối với các biến độc lập nguồn thơng tin từ Báo các thường niên của doanh nghiệp, với biến phụ thuộc dữ liệu thu thập qua Báo cáo tài chính năm.

Sau khi thu thập đầy đủ dữ liệu của biến độc lập và phụ thuộc của từng doanh nghiệp trong mẫu, tiến hành xử lý dữ liệu.

Bước 3:

Dựa vào kết quả phân tích dữ liệu, thực hiện trả lời các giả thuyết nghiên cứu. Từ đó đưa ra kết luận về kết quả nghiên cứu, các bàn luận và các vấn đề nghiên cứu chưa giải quyết, đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.

3.1.2. Mẫu nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu.

3.1.2.1. Mẫu nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu tập trung vào các doanh nghiệp niêm yết tại Sở giao dịch chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh. Do đó với yêu cầu của mục tiêu nghiên cứu, báo cáo thường niên, Báo cáo tài chính năm 2014 của các cơng ty niêm yết tại Sở giao dịch chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh được lựa chọn với các tiêu chí như sau:

- Khơng thuộc lĩnh vực tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm (vì những đặc điểm khác biệt của nó so với các loại hình doanh nghiệp khác). - Báo cáo tài chính đã được kiểm tốn, cơng bố kèm theo Báo cáo thường

niên.

- Các doanh nghiệp có ít nhất 01 (một) năm niêm yết tại Sở giao dịch chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh.

- Cơng ty có thể có nhiều hình thức cơng khai Báo cáo tài chính, Báo cáo thường niên như website, ấn phẩm của công ty, báo cáo nội bộ… Tuy nhiên nghiên cứu chỉ xét thu thập dữ liệu trên Báo cáo thường niên, Báo cáo tài chính được cơng bố chính thức thơng qua website của Sở giao dịch chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh.

Tính đến 31/12/2014, tại Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh có 305 doanh nghiệp niêm yết. Các doanh nghiệp đã nộp Báo cáo thường niên và báo cáo tài chính (đến ngày 15/04/2015) là 284 doanh nghiệp. Sau khi loại trừ các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực tài chính, ngân hàng, các công ty trong Báo cáo thường niên không cung cấp đầy đủ thông tin để do lường biến độc lập, các doanh nghiệp mới niêm yết số lượng tổng mẫu chọn là: 205 doanh nghiệp là tổng thể điều tra, từ tổng thể điều tra chọn ngẫu nhiên 107 doanh nghiệp đại diện cho mẫu nghiên cứu.

Mẫu điều tra thu thập được chọn theo phương pháp xác suất (chọn ngẫu nhiên) trong danh sách cơng ty niêm yết của Sở giao dịch chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh với số lượng mẫu tối thiểu là (theo Tabachnick & Fidell, 2007):

n= 50 + 8p

trong đó:

n: kích thước mẫu p: số biến độc lập

Theo công thức này số lượng mẫu tối thiểu cần chọn là 82 công ty. Như vậy số mẫu chọn ngẫu nhiên với kích thước mẫu 107 doanh nghiệp lớn hơn số lượng mẫu tối thiểu, số lượng mẫu chọn phù hợp với mơ hình nghiên cứu.

3.1.2.2. Dữ liệu nghiên cứu:

Dữ liệu nghiên cứu được lấy từ các Báo cáo thường niên, Báo cáo tài chính cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2014 của 107 doanh nghiệp niêm yết tại Sở giao dịch chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh.

3.2. Giả thuyết nghiên cứu.

Dựa vào nội dung phân tích các đặc điểm của Ban quản trị doanh nghiệp ở trên (chương 2), các nhân tố sẽ được xem xét trong bối cảnh của nền kinh tế Việt Nam cụ thể là các doanh nghiệp niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh với việc xác định các giả thuyết nghiên cứu như sau.

3.2.1. Quy mô của Hội đồng quản trị

Theo nghiên cứu trước đây của Barako et al (2006) mối quan hệ giữa quy mô của Hội đồng quản trị và mức độ công bố (thuyết minh) thông tin. Và cụ thể là Hội đồng quản trị có quy mơ lớn hơn, có nhiều nền tảng kiến thức rộng hơn để thực hiện nhiệm vụ cố vấn, thực hiện tốt vai trị giám sát hơn và cơng bố thông tin nhiều hơn.

Tại Việt Nam, nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hảo (2014) lại đưa ra kết quả là quy mô của Hội đồng quản trị không ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin tự nguyện.

Đối với nghiên cứu này, yếu tố chịu tác động (biến phụ thuộc) là mức độ công bố thông tin trên Bảng thuyết minh Báo cáo tài chính, bao gồm cả thuyết minh tự nguyện và thuyết minh bắt buộc, thì một với một Hội đồng quản trị có quy mơ lớn hơn, có một nền tảng kiến thức lớn hơn, đa dạng hơn thì vai trị cố vấn và việc phân phối khối lượng công việc lớn hiệu quả hơn sẽ đem lại tác động tích cực. Do đó mức độ cơng bố thông tin trên Bảng thuyết minh Báo cáo tài chính bắt buộc và tự nguyện cao hơn.

Từ đó đưa ra giả thuyết:

H1: Quy mơ Hội đồng quản trị và mức độ công bố thông tin trên Bảng thuyết minh Báo cáo tài chính có tương quan thuận chiều.

3.2.2. Tỷ lệ thành viên không điều hành trong Hội đồng quản trị

Nhiều nghiên cứu trước đây chỉ ra tỷ lệ thành viên không điều hành trong Hội đồng quản trị có ảnh hưởng đến mức độ cơng bố thơng tin trên Bảng thuyết minh Báo cáo tài chính. Nghiên cứu của Barako et al (2006) và Haniffa and Cooke (2002) đều nhận định tỷ lệ thành viên Hội đồng thành viên không tham gia điều hành có mối quan hệ tương quan cùng chiều với mức độ công bố thông tin trên Bảng thuyết minh báo cáo tài chính. Tại Việt Nam các nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hảo (2014), Phan Quốc Quỳnh Như (2015) cũng cho thấy mối quan hệ cùng chiều giữ tỷ lệ thành viên không điều hành trong Hội đồng quản trị với mức độ công bố thông tin của doanh nghiệp.

Tỷ lệ thành viên độc lập, không tham gia điều hành trong Hội đồng quản trị sẽ giúp cho Hội đồng quản trị độc lập hơn trong nhiệm vụ giám sát các hoạt động quản

lý hàng ngày thông qua việc giám sát lẫn nhau giữa các thành viên của Hội đồng quản trị. Việc các thành viên Hội đồng quản trị tham gia điều hành, quản lý doanh nghiệp sẽ làm mâu thuẫn đại diện tăng do những thành viên này có xu hướng hành động mang lại lợi ích cá nhân nhiều hơn là việc bảo về quyền lợi cho số đông các cổ đông đặc biệt là các cổ đơng thiểu số. Do đó tỷ lệ thành viên khơng tham gia điều hành caothì mức độ cơng bố thơng tin trên Bảng thuyết minh Báo cáo tài chính càng cao.

Từ đó đưa ra giả thuyết:

H2: Tỷ lệ thành viên không tham gia điều hành và mức độ công bố thông tin trên Bảng thuyết minh báo cáo tài chính có quan hệ thuận chiều.

3.2.3. Tỷ lệ thành viên nữ trong Hội đồng quản trị.

Theo kết quả nghiên cứu của Lin Liao, Le Luo, Qingliang Tang (2014) đã tìm thấy mối quan hệ giữa tỷ lệ nữ trong Hội đồng quản trị và mức độ công bố thông tin về ảnh hưởng của hoạt động kinh doanh đến môi trường. Nghiên cứu này chỉ ra tỷ lệ nữ trong Hội đồng càng cao thì mức độ công bố thông tin về hoạt động của doanh nghiệp tác động đến môi trường càng cao.

Do đặc điểm về giới mà những thành viên nữ sẽ có những quan điểm và cách nhìn vấn đề khác với những thành viên Hội đồng quản trị là nam giới và cũng nhờ đặc điểm này mà những thành viên nữ sẽ giúp những thành viên khác khơng bỏ sót các thơng tin được yêu cầu phải thuyết minh bắt buộc, hay những lợi ích của các thuyết minh tự nguyện thường bị bỏ qua… Bên cạnh đó, phương pháp và cách áp dụng những kinh nghiệm cá nhân vào những cố vấn cũng khác với các thành viên Hội đồng quản trị là nam giới. Thành viên nữ giúp cho Hội đồng quản trị có những góc nhìn đa chiều hơn về cùng một vấn đề từ đó khuyến khích việc cơng bố thơng tin thuyết minh Báo cáo tài chính.

Từ đó đưa ra giả thuyết:

H3: Tỷ lệ nữ trong Hội đồng quản trị và mức độ công bố thông tin trên Bảng thuyết minh Báo cáo tài chính có quan hệ thuận chiều.

3.2.4. Tỷ lệ sở hữu vốn của Ban giám đốc.

Theo kết quả nghiên cứu thực hiện bởi Mohd Nasir và Abdullah (2004), mức độ tự nguyện cơng bố thơng tin có quan hệ mật thiết với tỷ lệ sở hữu của Ban giám đốc. Có thể kết luận rằng tỷ lệ sở hữu vốn của ban giám đốc và thuyết minh thơng tin tự nguyện có một mối quan hệ tích cực. Ngược lại với các nghiên cứu được thực hiện bởi Guan Teik (2006) và Eng và Mak (2003),Shazrul và Mazlina Mustaphab (2013) tỷ lệ quyền sở hữu củaBan giám đốc và công bố thông tin tự nguyện có tương quan tiêu cực. Họ cũng cho rằng tỷ lệ sở hữu của Ban giám đốc thấp hơn sẽ tăng thuyết minh tự nguyện.

Việc Ban giám đốc sở hữu vốn cổ phần của doanh nghiệp, đang là một mơ hình được áp dụng tại nhiều doanh nghiệp và nhiều quốc gia trên thế giới. Ban giám đốc, những người trực tiếp điều hành, quản lý các họat động kinh doanh của doanh nghiệp thông qua việc sở hữu cổ phần sẽ trở thành cổ đông của doanh nghiệp, do đó dựa theo lý thuyết đại điện thì mâu thuẫn đại diện và chi phí đại diện sẽ giảm, hành vi của Ban giám đốc có xu hướng đảm bảo lơi ích của cổ đơng. Khi Ban giám đốc là cổ đơng doanh nghiệp thì với vai trị là cổ cơng, Ban giám đốc sẽ biết được những thông tin mà chủ doanh nghiệp muốn biết về hoạt động kinh doanh của cơng ty từ đó cải thiện mức độ cơng bố thơng tin trên Bảng thuyết minh Báo cáo tài chính tự nguyện, tăng mức độ công bố thông tin trên Bảng thuyết minh Báo cáo tài chính.

Từ đó đưa ra giả thuyết:

H4: Tỷ lệ sở hữu cổ phần của Ban giám đốc và mức độ công bố thơng tin trên Bảng thuyết minh Báo cáo tài chính có quan hệ thuận chiều.

3.3. Mơ hình nghiên cứu

Dựa vào các giả thuyết nghiên cứu ở trên mô hình nghiên cứu được xác định như sau

3.4. Phương pháp nghiên cứu.

3.4.1. Phương pháp chỉ số thuyết minh

Trong lịch sử phát triển của nghiên cứu về chỉ số thuyết minh có hai phương pháptiếp cận. Một là, phương pháp tiếp cận nội dung là phương pháp dựatrên sự hiện diện của thông tin được thực hiện lần đầu bởi Copeland và Fredericks(1968). Theo cách này là tính tổng chữ và số trong thuyết minh. Nó khơng phù hợp vớinghiên cứu này vì giữa các cơng ty có sự khác nhau về bản chất và mức độ phức tạp,những cơng ty có những hoạt động phức tạp thì phải thuyết minh nhiều hơn cơng ty cóhoạt động đơn giản và các từ trong BCTC có thể bị lặp lại làm cho số chữ và số gấp đôi.Hai là, phương pháp phân chia (dichotomous approach) dựa trên nguyên tắc chođiểm 0 hoặc điểm 1, trong đó điểm 1 là có khai báo theo luật định, điểm 0 là không khaibáo. Phương pháp này là phương pháp được sử dụng trong

Quy mô HĐQT Tỷ lệ thành viên không điều hành trong HĐQT Tỷ lệ sở hữu vốn của Ban giám đốc Tỷ lệ nữ trong HĐQT MỨC ĐỘ THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI

CHÍNH

nghiên cứu này vì đây là cơngcụ đo lường thích hợp nhất và đã được sử dụng trong nhiềunghiên cứu (Cooke,1989a; Firth, 1979; Singhvi, 1968; Vlachos, 2001; Marston và Shrives, 1991).

3.4.1.1. Lựa chọn mục thuyết minh

- Thuyết minh bắt buộc: Căn cứ vào các mục thuyết minh bắt buộc của chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán để xác định các mục thuyết minh. Tổng cộng có119 mục thuyết minh (chi tiết phụ luc 1).

- Thuyết minh tự nguyện: Căn cứ vào các quy định về công bố các thông tin của Ủy ban chứng khoán nhà nước và khảo sát một số Báo cáo thường niên cuả các doanh nghiệp có quy mơ lớn và được kiểm toán bởi Big 4. Tổng cộng có 43 mục thuyết minh (chi tiết phụ luc 1).

3.4.1.2. Chỉ số thuyết minh.

Tổng số mục thuyết minh của một công ty (TD) là:

TD = ∑ d-

𝑚

i=1

i

Trong đó,

di = 1 nếu một mục được thuyết minh

di = 0 nếu một mục không được thuyết minh, m ≤ n

Số điểm tối đa của một công ty (M) là

M = ∑ d-

𝑛

i=1

Trong đó,

di= mục được mong đợi khai báo; n = Số mục được mong đợi khai báo

Hệ số khai báo tổng (TI) của mỗi công ty là TI = TD/M

3.4.2. Mơ hình hồi quy.

𝑇𝐼 = 𝛼1𝑥1 + 𝛼2𝑥2 + 𝛼3𝑥3 + 𝛼4𝑥4 + 𝑐

Trong đó: 𝛼1, 𝛼2, 𝛼3, 𝛼4: ℎệ𝑠ố𝑐ủ𝑎𝑐á𝑐𝑏𝑖ế𝑛độ𝑐𝑙ậ𝑝

X1: Quy mô Hội đồng quản trị

X2: Tỷ lệ thành viên độc lập của Hội đồng quản trị

X3: Tỷ lệ thành viên nữ trong Hội đồng quản trị

X4: Tỷ lệ sở hữu vốn của Ban giám đốc.

3.4.3. Cách thức đo lường các biến độc lập và nguồn dữ liệu

Bảng 3.1. Cách thức đo lường các biến độc lập và nguồn dữ liệu

STT Biến Cách thức đo lường Nguồn dữ liệu

1 Quy mô HĐQT Số lượng thành viên HĐQT Báo cáo thường niên 2 Tỷ lệ thành viên không điều hành của HĐQT

Số thành viên không điều hành Tổng số thành viên HĐQT

Báo cáo thường niên

3 Tỷ lệ nữ trong hội đồng thành viên 𝑆ố𝑡ℎà𝑛ℎ𝑣𝑖ê𝑛𝑙à𝑛ữ 𝑇ổ𝑛𝑔𝑠ố𝑡ℎà𝑛ℎ𝑣𝑖ê𝑛𝑐ủ𝑎𝐻Đ𝑄𝑇

Báo cáo thường niên

4

Tỷ lệ sở hữu vốn của Ban

giám đốc

Tổng số vốn của Ban giám đốc Tổng số vốn cổ phần

Báo cáo thường niên

3.5. Phương pháp phân tích dữ liệu

Nghiên cứu sử dụng phần mềm SPSS 18.0 để phân tích mộ hình, phân tích tác động của các biến độc lập lên biến phụ thuộc. Để xử lý số liệu, nghiên cứu thực hiện các phương pháp phân tích sau:

3.5.1. Thống kê mô tả

Thống kê mô tả được sử dụng để mô tả hoặc suy luận về một tập dữ liệu, là cơng cụ để tóm tắt và trình bày dữ liệu. Các đại lượng thống kê mơ tả chỉ mang tính tương đối với các biến định lượng. Đối với các đại lượng mang tính chất định tính thì kết quả thống kê mơ tả khơng có ý nghĩa. Trong nghiên cứu này, thống kê mơ tả được sử dụng để tính tốn số quan sát, giá trị trung bình, giá trị lớn nhất, nhỏ nhất và độ lệch chuẩn của biến phụ thuộc chỉ số thuyết minh và 04 (bốn) biến độc lập.

3.5.2. Phân tích tương quan.

Phân tích tương quan đo lường ảnh hưởng hay liên hệ của các biến định lượng trong phương trình hồi quy. Hai biến được coi là có mối tương quan chặt chẽ khi hệ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các đặc điểm của ban quản trị ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trên bảng thuyết minh báo cáo tài chính của các công ty niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (hose) (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)