Từ các nghiên cứu trên đây có thể rút ra các nhân tố ảnh hưởng đến nợ đọng BHXH như sau:
2.2.1 Nội dung chế độ chính sách
- Mức đóng cao: Theo Trần Quốc Túy (2006) đa số các DN đăng ký mức tiền
lương, tiền công làm căn cứ đóng thấp hơn so với thu nhập thực tế của NLĐ. Lý do của việc đăng ký mức tiền lương đóng BHXH thấp hơn so với thực tế là tỷ lệ đóng cao. Trong đó quy định mức đóng của NSDLĐ trong tổng số phải đóng BHXH
Mức đóng hiện nay (2013) của cả NLĐ và NSDLĐ là 24% mức tiền lương,
tiền cơng làm căn cứ đóng, từ tháng 01/2014 tăng lên là 26%, trong đó trách nhiệm của NSDLĐ là 17% (năm 2013) và 18% (năm 2014).
- Mức hưởng thấp: Theo Tôn Trung Thành (2010) phần lớn công chúng cho rằng mức hưởng BHXH thấp, khơng mang lại lợi ích đầy đủ. Theo luật BHXH, lợi ích cho những người nghỉ ốm là 75% tiền lương kiếm được tháng trước với mục
tiêu tránh được việc giảm sút thu nhập quá lớn vì ốm đau. Tương tự với chế độ hưu trí, NLĐ nghỉ hưu cũng được hưởng mức tối đa là 75% mức tiền lương, tiền cơng
bình qn làm căn cứ đóng.
- Tiền lương làm căn cứ tính đóng chưa hợp lý: Theo Trần Quốc Túy đa số các DN đăng ký mức tiền lương, tiền cơng làm căn cứ đóng thấp hơn so với thu nhập
thực tế của NLĐ. Vậy quy định mức tiền lương làm căn cứ đóng cao có phải là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng nợ đọng BHXH.
- BHXH chưa có nhiều chế độ cho NLĐ. Theo Tổ chức Lao động Quốc tế
(ILO), hệ thống BHXH gồm có 9 chế độ: chăm sóc y tế, trợ cấp ốm đau, trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp hưu trí, trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, trợ cấp gia
đình, trợ cấp thai sản, trợ cấp tàn tật, trợ cấp tiền tuất. Theo Luật BHXH ở nước ta,
hệ thống BHXH gồm 5 chế độ là: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất. Ngồi ra có chế độ Bảo hiểm thất nghiệp riêng, về chăm sóc y tế được quy định trong Luật Bảo hiểm y tế. Có nhiều trường hợp vì lý do sức khỏe hoặc đã hết thời hạn hưởng trợ cấp NLĐ phải chấp nhận nghỉ không lương và
khơng có trợ cấp BHXH gây ảnh hưởng đến cuộc sống và gia đình của họ.
2.2.2 Cơ chế xử lý nợ đọng
Đối với hành vi chậm đóng BHXH áp dụng biện pháp truy thu cộng với số
tiền lãi tính trên số nợ, xử phạt vi phạm hành chính bằng biện pháp phạt tiền và hình phạt bổ sung. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Minh Nhàn (2012) quy định chế tài,
xử phạt còn thiếu và chưa đủ mạnh. Những biện pháp này chưa đủ sức răn đe các
DN nợ đọng BHXH. Các quy định về xử phạt như sau:
- Mức lãi suất chậm đóng thấp: hành vi chậm đóng BHXH bị buộc đóng số
tiền lãi của số tiền BHXH chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất của hoạt động đầu tư từ quỹ BHXH.
- Mức phạt chậm đóng thấp: ngồi số tiền phải đóng, mức lãi chậm đóng
NSDLĐ phải chịu mức phạt bằng 0,05% mức chậm đóng theo quy định cho mỗi
ngày, nhưng không vượt quá 30 triệu đồng.
- Chế tài xử lý chưa đủ mạnh: hình phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng.
- Chưa có sự kiểm tra, giám sát của cơ quan có thẩm quyền các đơn vị nợ
đọng hay trốn đóng BHXH.
2.2.3 Sử dụng tiền đóng BHXH vào mục đích khác
Sử dụng tiền đóng BHXH vào mục đích khác:
- Theo nghiên cứu của Tôn Trung Thành (2010) NLĐ ở những DN trốn đóng BHXH nhận được mức lương rịng cao hơn những DN đóng BHXH đầy đủ. Và
NSDLĐ đã sử dụng tiền đóng BHXH để tăng lương cho NLĐ.
- Theo Trần Quốc Túy (2006), tình trạng trốn và nợ BHXH cũng do doanh nghiệp chiếm dụng tiền BHXH để tăng vốn sản xuất kinh doanh; DN giữ lại tiền
đóng BHXH để gia tăng lợi nhuận.
2.2.4 Tình hình kinh doanh của đơn vị
Tình hình kinh doanh của đơn vị đang gặp khó khăn: Theo Nguyễn Thị Minh Nhàn (2012), nhiều giám đốc công ty thừa nhận việc nợ BHXH nhưng khơng thực hiện việc đóng với lý do “làm ăn thua lỗ, không thể trả tiền BHXH được” tình hình kinh doanh của DN gặp khó khăn NSDLĐ trì hỗn việc đóng BHXH cho NLĐ.
Theo Trần Quốc Túy (20106), nguyên nhân của tình trạng trốn và nợ BHXH một phần do có đơn vị gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Tình hình kinh doanh của đơn vị gặp khó khăn, DN muốn giảm bớt chi phí bằng cách nợ đọng, trốn đóng BHXH cho NLĐ.
- Doanh nghiệp khơng đủ chi phí đóng BHXH. Tình hình tài chính, kinh doanh của đơn vị đang gặp khó khăn đến mức khơng đủ chi phí đóng BHXH, nên
đơn vị quyết định nợ đọng BHXH của những người lao động đang nằm trong diện
tham gia BHXH bắt buộc.
2.2.5 Nhận thức của NSDLĐ về chính sách BHXH
Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Minh Nhàn (2012) lý do của tình trạng nợ BHXH ở DN nước ta hiện nay là do nhận thức về quyền lợi và nghĩa vụ nộp BHXH của cả NLĐ và NSDLĐ chưa đầy đủ:
- Chính sách BHXH ít có ý nghĩa đối với NLĐ: một số NSDLĐ cho rằng tham gia BHXH không mang lại nhiều lợi ích cho NLĐ khi gặp rủi ro mất thu nhập hoặc giảm thu nhập, vì vậy khơng cần thiết phải tham gia BHXH.
- Chính sách BHXH ít có ý nghĩa đối với NSDLĐ: một số NSDLĐ cho rằng tham gia BHXH cho NLĐ làm tăng chi phí, tăng giá thành sản phẩm vì vậy chính sách này khơng có nhiều ý nghĩa với họ.
Theo Tôn Trung Thành (2010), quan điểm của phần lớn công chúng cho rằng việc đóng góp BHXH khơng thực sự mang lại lợi ích đầy đủ và có ý nghĩa đối với NLĐ. Ví dụ, theo Luật BHXH, lợi ích của những người nghỉ ốm là 75% tiền lương kiếm được tháng trước đó với mục tiêu trách việc giảm sút thu nhập quá lớn vì ốm
đau.
Vậy, với thu nhập khi ốm bị giảm đi, trong khi chi tiêu của NLĐ lại tăng thêm vì những khoản phát sinh do chăm sóc y tế, mức chi trả 75% khơng có nhiều ý nghĩa đối với NLĐ.
- Chưa có sự cơng bằng về tham gia BHXH giữa các thành phần kinh tế: NSDLĐ cho rằng chưa có sự cơng bằng về tham gia BHXH giữa các thành phần kinh tế, đó là khu vực nhà nước được ưu tiên hơn khu vực ngồi nhà nước.
Ví dụ, hiện nay nếu NLĐ làm việc trong khu vực nhà nước nghỉ hưu thì chỉ tính tiền lương bình qn của 05 năm cuối trước khi nghỉ làm căn cứ tính hưởng, mà tiền lương của NLĐ những năm cuối bao giờ cũng rất cao. Trong khi, nếu NLĐ có tồn bộ thời gian làm việc ở khu vực ngồi nhà nước nghỉ hưu thì phải tính tiền
lương bình qn cả q trình tham gia BHXH (trên 20 năm), vì vậy tiền lương bình quân đóng BHXH của những người này bị sẽ kéo xuống.
- Có thể thay thế BHXH bằng các hình thức bảo hiểm và tiết kiệm khác:
NSDLĐ cho rằng BHXH có thể thay thế bằng các hình thức bảo hiểm thương mại khác như: bảo hiểm tai nạn,… hay có thể sử dụng các hình thức tiết kiệm bằng việc mở tài khoản tại các ngân hàng cho NLĐ.
2.2.6 Chất lượng dịch vụ của cơ quan BHXH
Theo Trần Quốc Túy (2006) việc chuyển đổi tác phong làm việc từ hành
chính, cứng nhắc, thụ động sang phụ vụ còn chậm, hiệu quả chưa cao, chưa đồng đều tồn ngành, có nơi cịn gây khó khăn phiền hà cho đối tượng tham gia và thụ
hưởng BHXH:
- Quy trình, thủ tục tham gia cịn nhiều phiền hà, rườm rà với nhiều loại giấy tờ, kê khai.
- Quy trình, thủ tục hưởng rườm rà gây phiền hà cho người tham gia. - Thiếu minh bạch về chính sách BHXH.
- Chưa có nhiều hoạt động tuyên truyền, giải đáp về chính sách BHXH. - Năng lực và phong cách phục vụ của cán bộ BHXH chưa tốt.
- Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong tham gia BHXH chưa tốt.
2.3 Các giả thuyết và mơ hình nghiên cứu
2.3.1 Các giả thuyết nghiên cứu
H1: Nội dung chế độ chính sách ảnh hưởng đến nợ đọng BHXH. H2: Cơ chế xử lý nợ ảnh hưởng đến nợ đọng BHXH.
H3: Sử dụng tiền BHXH vào mục đích khác ảnh hưởng đến nợ đọng BHXH. H4: Tình hình kinh doanh của đơn vị ảnh hưởng đến nợ đọng BHXH.
H5: Nhận thức của người tham gia về BHXH ảnh hưởng đến nợ đọng BHXH. H6: Chất lượng dịch vụ của cơ quan BHXH ảnh hưởng đến nợ đọng BHXH.
2.3.2 Mơ hình nghiên cứu
Hình 2.1 Mơ hình nghiên cứu
Sử dụng tiền đóng BHXH vào mục đích khác Nội dung chế độ chính sách BHXH
Chất lượng dịch vụ của cơ quan BHXH
Cơ chế xử lý nợ BHXH Nhận thức của NSDLĐ về BHXH Tình hình kinh doanh của đơn vị H1 H2 H3 NỢ ĐỌNG BHXH H4 H5 H6
2.4 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định
lượng thông qua phương pháp trả lời bảng khảo sát gửi đến các doanh nghiệp đang nợ BHXH từ 3 tháng trở lên tại TP.Hồ Chí Minh thơng qua email, phát phiếu trực tiếp.
2.4.1 Xác định mẫu nghiên cứu
Theo Gorsuch (1983) thì phân tích nhân tố EFA thì cần có ít nhất 200 quan sát. Theo Nguyễn Đình Thọ (2011) trong mơ hình hồi quy bội, kích thước mẫu thỏa mãn công thức n ≥ 50 + 8p. Trong công thức p là số lượng biến độc lập trong mơ hình, trong nghiên cứu này p = 25, n là kích thước mẫu, vậy n ≥ 250. Tuy nhiên, để
đạt được mức độ tin cậy trong nghiên cứu, mẫu nghiên cứu này được chọn là n =
2.4.2 Quy trình nghiên cứu Vấn đề & mục tiêu Vấn đề & mục tiêu nghiên cứu Cơ sở lý thuyết Nghiên cứu chính thức - Phân tích đánh giá thực trạng nợ BHXH; - Mã hóa, nhập dữ liệu, làm sạch dữ liệu, thống kê mơ tả, phân tích Cronbach’s Alpha; phân tích nhân tố khám phá, phân tích hồi quy Thang đo
chính thức
Viết báo cáo
Hình 2.2 Quy trình nghiên cứu
Bước 1: Dựa trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu có liên quan để đưa ra một mơ hình thang đo với biến nghiên cứu mà người quan sát cho rằng có thể là các nhân tố ảnh hưởng đến nợ BHHXH và có thể đo lường được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó đến nợ BHXH;
Bước 2: Tiến hành nghiên cứu sơ bộ thông qua việc thống kê, tổng hợp số liệu, tham khảo ý kiến các chuyên gia trong ngành BHXH và chủ SDLĐ TP.HCM;
Bước 3: Tiến hành nghiên cứu chính thức thơng qua gửi bảng khảo sát đến các DN đang nợ BHXH;
2.5 Phương pháp phân tích dữ liệu
Các dữ liệu sau khi thu thập được tác giả tiến hành làm sạch, mã hóa và xử lý thơng qua phần mềm SPSS 16.0. Các phương pháp phân tích sử dụng trong đề tài nghiên cứu gồm:
2.5.1 Mô tả dữ liệu khảo sát
Mô tả thông tin về kết quả thu thập sau khi khảo sát; mô tả thông tin về số lượng bản câu hỏi thu thập tại từng DN.
2.5.2 Phương pháp Cronbach’s Alpha (đánh giá độ tin cậy)
Phương pháp này giúp chúng ta đánh giá chất lượng của các biến trong một nhân tố cho việc đo lường nhân tố đó; tức là phương pháp này sẽ giúp chúng ta đánh giá độ tin cậy của một nhân tố khi nó được đo lường bởi các biến đó. Một
nhân tố được xem là đạt chất lượng thang đo khi hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn hoặc bằng 0,6 và hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item – Total Corrected) phải lớn hơn 0,3.1
2.5.3 Phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA – Exploratory Factor Analysis)2 Analysis)2
Phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA: với một phiếu khảo sát bao gồm nhiều biến (câu hỏi), các biến này có thể có bản chất dữ liệu tương đồng hoặc giống nhau để có thể phản ánh một đặc điểm hay một khía cạnh của hiện tượng
nghiên cứu. Phương pháp phân tích EFA này sẽ tìm ra các biến đó và gom chúng lại
để tạo thành một nhân tố đại diện cho đặc điểm hay khía cạnh đó. Với phương pháp
này cần chú ý các bảng kết quả sau:
- Bảng trị số KMO (Kaiser – Meyer – Olkin): Bảng này dùng để đánh giá sự phù hợp của phương pháp phân tích EFA đối với các biến được nghiên cứu. Phương pháp phân tích EFA được xem là phù hợp khi hệ số KMO có giá trị > 0,5 và mức ý
1Hồng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS Tập 2, Nhà xuất bản Hồng Đức, TP.Hồ Chí Minh.
2 Hồng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS Tập 2, Nhà xuất bản Hồng Đức, TP.Hồ Chí Minh.
nghĩa thống kê (Significance) của kiểm định Bertlett’s phải nhỏ hơn mức ý nghĩa
thống kê cho phép. Trong đề tài nghiên cứu này, mức ý nghĩa thống kê cho phép dùng là 5% hay 0,05.
- Đại lượng Eigenvalue trong bảng Total Variance: dùng để xác định số lượng các nhân tố ảnh hưởng được giữ lại và tổng các nhân tố ảnh hưởng được giữ lại đó có ý nghĩa giải thích là bao nhiêu % (điều kiện giữ lại các nhân tố là eigenvalue >1). - Bảng ma trận nhân tố (component matrix) và bảng ma trận nhân tố sau khi xoay (rotated component matrix): hai bảng này giúp xác định các nhóm nhân tố bao gồm các biến có liên quan đến nhau (để đạt u cầu thì các biến này phải có trọng số >0,5) và sẽ được sử dụng để phân tích ở phương pháp tiếp theo.
2.5.4 Phương pháp hồi quy tuyến tính bội3
Với các nhân tố đã đảm bảo hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha sẽ được dùng để
đánh giá tầm quan trọng của từng nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lịng chung.
Trong đó, với các nhóm nhân tố có giá trị sig rất nhỏ (sig < 0,05) sẽ được giữ lại, cịn các nhóm nhân tố có mức ý nghĩa giải thích thấp (sig > 0,05) sẽ được loại ra. Đồng thời, hệ số beta chuẩn hóa sẽ đánh giá thứ tự tầm quan trọng của các nhóm
nhân tố được giữ lại.
2.6 Trình bày thang đo
Những câu hỏi theo từng thang đo là những nội dung kế thừa từ những bài nghiên cứu được đăng trên các tạp chí trong nước, bên cạnh đó có sự điều chỉnh, bổ sung từ việc tham khảo ý kiến các chuyên gia.
Để thuận tiện trong việc mô tả các thang đo, tác giả mô tả ngắn gọn như sau:
2.6.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến nợ đọng bảo hiểm xã hội (biến độc lập)
Thang đo 1: Nội dung chế độ chính sách ảnh hưởng đến nợ đọng BHXH.
Bảng 2.2 Thang đo nội dung chế độ chính sách KÝ HIỆU BIẾN NỘI DUNG
BX1 Nội dung chế độ chính sách
3 Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS Tập 1, Nhà xuất bản Hồng Đức, TP.Hồ Chí Minh.
BX1.1 Mức đóng cao BX1.2 Mức hưởng thấp
BX1.3 BHXH chưa có nhiều chế độ cho NLĐ
BX1.4 Tiền lương, tiền công làm căn cứ tính đóng chưa hợp lý
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
Bảng 2.3 Thang đo cơ chế xử lý nợ KÝ HIỆU BIẾN NỘI DUNG
BX2 Cơ chế xử lý nợ
BX2.1 Mức lãi suất chậm đóng thấp BX2.2 Mức phạt chậm đóng thấp
BX2.3 Chế tài xử lý nợ đọng chưa đủ mạnh
BX2.4 Chưa có sự kiểm tra, giám sát của cơ quan có thẩm quyền
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
Thang đo 3: Chiếm dụng tiền đóng BHXH
Bảng 2.4 Thang đo chiếm dụng tiền đóng BHXH KÝ HIỆU BIẾN NỘI DUNG
BX3 Chiếm dụng tiền đóng BHXH
BX3.1 Sử dụng tiền đóng BHXH để tăng lương cho NLĐ BX3.2 Sử dụng tiền đóng BHXH để tăng vốn kinh doanh
BX3.3 Sử dụng tiền đóng BHXH để gia tăng lợi nhuận
BX3.4 Trốn đóng BHXH để hạ chi phí, hạ giá thành sản phẩm
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
Thang đo 4: Tình hình kinh doanh của đơn vị ảnh hưởng đến nợ đọng BHXH.