Dựa vào bài học kinh nghiệm rút ra ở chương 1

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến nợ đọng bảo hiểm xã hội, trường hợp thành phố hồ chí minh , luận văn thạc sĩ (Trang 61 - 63)

3.3 Gợi ý chính sách

3.3.2.2 Dựa vào bài học kinh nghiệm rút ra ở chương 1

Trong nghiên cứu chương 1 phần 1.7, có thể rút ra một số lưu ý trong việc tổ chức, quản lý thu BHXH:

- Kinh nghiệm của Đức là xây dựng hệ thống giám sát NSDLĐ. Hằng năm

kiểm tra tính tuân thủ của các vụ việc. Mỗi khu vực giám sát có cơ cấu tổ chức đầy

đủ, đồng bộ. Văn phòng giám sát được trang bị đầy đủ thiết bị hiện đại, máy tính

Xử lý nợ chia thành hai trường hợp: trường hợp không cố ý sẽ yêu cầu nộp các khoản quá tháng, trường hợp cố ý sẽ yêu cầu nộp khoản quá hạn + 1% lãi suất mỗi tháng.

Các trường hợp giả mạo hồ sơ, gian lận, lao động bất hợp pháp và những trường hợp chủ ý phạm tội sẽ chuyển hồ sơ lên cơ quan công tố để truy cứu trách nhiệm hình sự.

- Biện pháp thu, đốc thu của Hàn Quốc:

Các biện pháp đốc thu mà cơ quan BHXH Hàn Quốc đã thực hiện là: gọi điện, gặp trực tiếp sau đó gửi thư thúc giục đơn vị nợ BHXH. Thời gian được tính từ

ngày công văn nhắc nhở tới các đơn vị sử dụng lao động đến hạn cuối cùng đóng

BHXH được ghi trong công văn. Tập trung thu vào các doanh nghiệp có số tiền nợ nhiều và thời gian nợ kéo dài. Trong trường hợp quá thời hạn quy định cơ quan BHXH sẽ lên danh sách các đơn vị tiến hành truy vấn tài sản trên toàn quốc như bất

động sản, phương tiện đi lại, nhà xưởng máy móc,… với sự trợ giúp của các cơ

quan liên quan như bộ đất đai, giao thơng.

Mở các khóa đào tạo nhằm nâng cao nghiệp vụ của các cán bộ phụ trách nợ

đọng BHXH từ đó cho phép các cán bộ BHXH làm thế nào để xử lý vụ việc hiệu

quả trong từng trường hợp cụ thể.

Với các phương pháp như trên số nợ của Hàn Quốc đã giảm liên tiếp trong 4 năm từ 686 triệu USD (năm 2006) xuống 498 triệu USD (năm 2009).

3.3.3 Nội dung các giải pháp nhằm giảm thiểu tình trạng nợ đọng, trốn đóng BHXH

3.3.3.1 Giải pháp về cơ chế xử lý nợ đọng, trốn đóng BHXH

- Mục tiêu thực hiện giải pháp: cơ chế xử lý nợ đọng, trốn đóng BHXH phải

đủ mạnh để răn đe các doanh nghiệp. Khi cơ chế xử lý đủ mạnh doanh nghiệp sẽ

phải cân nhắc giữa số tiền có được do nợ, trốn đóng BHXH với số tiền nộp phạt, các biện pháp xử lý và uy tín doanh nghiệp bị mất.

+ Lãi suất chậm đóng BHXH phải cao hơn nhiều lần mức lãi suất ngân hàng. Thêm vào đó phải tăng mức xử phạt vi phạm việc nợ đọng, trốn đóng BHXH. Các biện pháp xử lý bổ sung phải tăng mạnh, như: tịch thu giấy phép kinh doanh có thời hạn hoặc vĩnh viễn, tiến hành truy vấn tài sản,…

+ Xem xét coi hành vi nợ đọng, trốn đóng BHXH của cá nhân NSDLĐ là hành vi vi phạm hình sự nếu mức độ vi phạm nghiêm trọng, dựa trên các căn cứ như: số tiền BHXH khơng đóng, thời gian khơng đóng BHXH, số lần bị nhắc nhở, số lần bị xử phạt hành chính do vi phạm việc đóng BHXH.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến nợ đọng bảo hiểm xã hội, trường hợp thành phố hồ chí minh , luận văn thạc sĩ (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)