Tiền gửi khách hàng tại các TCTD giai đoạn 2015-2017

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền vào ngân hàng thương mại của khách hàng cá nhân (Trang 50 - 53)

(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước)

Theo Uỷ ban Giám sát tài chính quốc gia, huy động bằng VND năm 2017 ước tăng 18,4% và chiếm tỷ trọng 90,5% tổng vốn huy động. Tỷ trọng huy động ngoại tệ giảm qua các năm do trần lãi suất huy động USD ở mức 0%, tỷ giá

0% 2% 4% 6% 8% 10% 12% 14% 16% 18% 20% 0 500 1,000 1,500 2,000 2,500 3,000 3,500 4,000 4,500 31/12/2015 31/12/2016 31/12/2017 Ng hìn tỷ đ ồn g

Tiền gửi khách hàng tại các TCTD

Tiền gửi của tổ chức kinh tế Tiền gửi của dân cư

Bảng 4.1. Cơ cấu huy động theo loại tiền và kỳ hạn

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 (ước tính) Theo loại tiền

VND 87,1% 89,1% 90,5%

Ngoại tệ 12,9% 10,9% 9,5%

Theo kỳ hạn

Không kỳ hạn 21,1% 20,3% 19,1%

Có kỳ hạn 78,9% 79,7% 80,9%

(Nguồn: Uỷ ban Giám sát tài chính quốc gia)

Số liệu cho thấy tiền gửi khách hàng tại các TCTD không ngừng tăng lên qua các năm, thực tế là, phần lớn dân cư có tâm lý e ngại khi tham gia các hoạt động đầu tư có mức độ rủi ro lớn như bất động sản, vàng, chứng khoán… hơn nữa với nhu cầu bảo tồn và sinh lời thì gửi tiền vào ngân hàng là kênh đầu tư được ưu tiên lựa chọn nhất. Người gửi vừa có nguồn thu nhập ổn định từ lãi suất tiền gửi, vừa được giữ tiền an toàn tuyệt đối trong ngân hàng, và có rất ít rủi ro do các ngân hàng đều có bảo hiểm tiền gửi cho khách hàng. Cho dù lãi suất tiền gửi có giảm đi thì ngân hàng vẫn ln là kênh đầu tư an tồn và đảm bảo mức độ lợi nhuận, thu nhập dương nhất định đối với người dân, đặc biệt là với thành phần hưu trí có tiền nhàn rỗi.

Hiện nay, hệ thống ngân hàng Việt Nam có hơn 30 ngân hàng lớn nhỏ, bên cạnh đó cịn có hệ thống hàng chục ngân hàng và chi nhánh của ngân hàng nước ngồi, có nhiều lựa chọn như thế nhưng khơng ít khách hàng vẫn rất băn khoăn không biết nên gửi tiền vào đâu là tốt nhất.

Với những khách hàng có số tiền gửi lớn, trước khi gửi tiền họ có thói quen so sánh mức lãi suất huy động tại các ngân hàng rồi quyết định gửi vào nơi nào có lãi suất hấp dẫn.

Đứng trước sự cạnh tranh của các kênh đầu tư khác, mỗi NHTM đều có cách thu hút người gửi tiền khác nhau, phần lớn các ngân hàng tập trung tăng lãi suất, chủ yếu ở các ngân hàng nhỏ.

Tại các ngân hàng lớn như Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank), Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) lãi suất các kỳ hạn không quá 7%/năm, trong khi một số ngân hàng thương mại cổ phần nhỏ, lãi suất có thể lên đến 8,5%, thậm chí 8,8%/năm với chứng chỉ tiền gửi.

Cụ thể với kỳ hạn dưới 6 tháng, Ngân hàng TMCP Bản Việt (Viet Capital Bank) trả lãi tới 7,4%/năm đối với khách hàng lĩnh lãi cuối kỳ. Ngân hàng TMCP Bắc Á áp dụng lãi suất 7,2%/năm. Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh vượng (VPBank) cũng áp dụng lãi suất lên tới 7,1%/năm. Tại một số ngân hàng khác như Ngân hàng TMCP Đông Á, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank)… lãi suất dao động từ 6,8 - 7%/năm.

Với kỳ hạn 9 tháng - 1 năm, mức lãi suất trong khoảng 7,5 - 8%/năm tại các ngân hàng như Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam (PVComBank), Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB bank), Ngân hàng TMCP Việt Á, Ngân hàng TMCP Quốc dân (NCB)… Với kỳ hạn dài hơn từ 24 - 60 tháng, một số ngân hàng cổ phần nhỏ đang giữ mức lãi suất cao nhất lên tới 8%/năm. Ngân hàng TMCP Bản Việt (Viet Capital Bank) thậm chí cịn trả lãi suất lên tới 8,5%/năm với kỳ hạn 18 tháng, 8,3%/năm với kỳ hạn 15 tháng.

Một số NHTM tuy không quảng bá rầm rộ việc tăng lãi suất huy động nhưng lại cơng bố q tặng có giá trị cao trực tiếp vào tài khoản cũng như có thỏa thuận lãi suất tùy theo số tiền gửi của từng khách hàng. Chẳng hạn, tại Ngân hàng TMCP Phương Đơng tuỳ từng chương trình mà ngồi lãi suất ưu đãi, người gửi tiết kiệm từ 1 triệu đồng có thể tham gia tích điểm và nhận quà. Tổng giá trị quà tặng cho mỗi chương trình lên tới vài tỷ đồng.

Trong khi đó, với những khách hàng có số tiền gửi nhỏ, vài chục triệu đồng thì lãi suất cao thấp khơng phải là điều bận tâm, thay vào đó là mối thân quen có người nhà làm ngân hàng, là khách hàng quen thuộc ngân hàng nào thì đến ngân hàng đó gửi tiền hoặc được cảm thấy dịch vụ ở đâu chăm sóc tốt thì đến gửi ở đó. Cịn với những người cao tuổi, người nội trợ thì thường gửi tiền vào ngân hàng nào

có phịng giao dịch hay chi nhánh gần nơi họ sinh sống, nhóm khách hàng này cũng có thói quen đem gửi các ngân hàng lớn có tiếng tăm quy mơ lớn, uy tín, phát triển ổn định, có bề dày lịch sử, có độ an tồn cao chẳng hạn như nhóm ngân hàng quốc doanh.

Trong nhiều năm trở lại đây, nhóm ngân hàng có tốc độ gia tăng tiền gửi lớn nhất thường tập trung vào nhóm các NHTM cổ phần lớn và NHTM Nhà nước. Năm 2016, thị phần huy động của nhóm NHTM cổ phần tăng từ 39,7% lên 42,9%, trong khi nhóm NHTM Nhà nước giảm từ 53,2% xuống 49,1%.Thị phần huy động năm 2017 của nhóm NHTM Nhà nước là 49%, nhóm NHTM cổ phần ở mức 42,4%.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền vào ngân hàng thương mại của khách hàng cá nhân (Trang 50 - 53)