Các nhân tố tác động đến sự lựa chọn thanh toán qua máy POS

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố tác động đến sự lựa chọn thanh toán qua máy POS tại khu vực TP HCM (Trang 32 - 39)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU

2.3.3 Các nhân tố tác động đến sự lựa chọn thanh toán qua máy POS

Tổng hợp các nghiên cứu thực nghiệm trước đây liên quan đến thanh tốn, các nhân tố chính được xác định để tác động đến sự lựa chọn thanh toán qua máy POS được mô tả như sau:

2.2.3.1 Đặc điểm cá nhân

Đặc điểm của NTD chẳng hạn như đặc điểm nhân khẩu học và tài chính đã cho thấy có mối tương quan với việc sử dụng các phương thức thanh toán (Kennickell và Kwast 1997, Hayashi và Klee 2003, Klee 2008, Borzekowski et al 2008, và Schuh và Stavins 2011).

Theo Schuh (2011) những người lớn tuổi thì thường sử dụng tiền mặt và séc hơn, trong khi những người trẻ tuổi thường sử dụng thẻ. Những người có trình độ giáo dục cao hơn có xu hướng sử dụng thẻ tín dụng nhiều hơn. Tỷ trọng sử dụng thanh toán tiền mặt của nam giới được nhận thấy cao hơn 5% so nữ giới, trong khi tỷ trọng thanh tốn thẻ ghi nợ thì thấp hơn 6%. Những người có thu nhập thấp được nhận thấy có liên quan với việc sử dụng thường xuyên hơn tiền mặt, trong khi thẻ

Đặc điểm của người tiêu dùng Đặc điểm của giao dịch Đặc điểm phương thức thanh toán Sự lựa chọn thanh toán

ghi nợ và thẻ tín dụng được sử dụng nhiều hơn ở những người có thu nhập cao. Nghiên cứu của Arango (2011) cho rằng khơng có sự khác biệt đáng kể giữa các nhóm nhận khẩu học khi nói đến sự tiện lợi của tiền mặt.

2.2.3.2 Dễ sử dụng

Tính dễ dàng sử dụng đã được tìm thấy có một ảnh hưởng quan hệ nhân quả với nhận thức hữu ích. Tính dễ dàng sử dụng được định nghĩa là "Mức độ mà một người tin rằng việc sử dụng một dịch vụ mà không cần nỗ lực" (Davis 1989).

Trong nghiên cứu này, tính dễ sử dụng bao gồm các nỗ lực để thực hiện, yêu cầu vật lý tại thời điểm thanh toán, hoặc khả năng để giữ hoặc lưu trữ (Schuh & Stavins 2011), dự kiến sẽ ảnh hưởng đến sự lựa chọn cơng cụ thanh tốn.

2.2.3.3 Sự tiện lợi

Sự tiện lợi đo lường mức độ NTD có thể tiết kiệm như thời gian, nỗ lực và năng lượng để thực hiện một phương thức thanh toán cụ thể. Nghiên cứu của Arango (2011) đã chỉ ra sự tiện lợi là yếu tố thống kê ảnh hưởng đến sự lựa chọn thanh toán bằng thẻ của NTD tại điểm bán hàng . Nghiên cứu cho rằng NTD thường lựa chọn thanh toán bằng tiền mặt cho những giao dịch có giá trị thấp vì tính tiện lợi mà thanh tốn thẻ khơng thể mang lại. Schuh và Stavins (2011) cũng cho rằng có một mối quan hệ tích cực đáng kể giữa cơng cụ thanh tốn và nhận thức sự tiện lợi.Theo tác giả thì NTD sẽ sẵn sàng chấp nhận và thường xuyên sử dụng thẻ thanh tốn tại điểm bán hàng nếu có điều kiện thuận chấp nhận rộng rãi và sự tiện lợi cao. Do đó, yếu tố tiện lợi được xem là có tác động tới sự lựa chọn của NTD sử dụng thanh toán bằng thẻ.

2.2.3.4 Sự chấp nhận

Chấp nhận là làm thế nào để một phương pháp thanh toán được chấp nhận tại các cửa hàng, các kênh bán hàng trực tuyến, và những người khác hoặc tổ chức. Trong nghiên cứu thực nghiệm của Arango (2011) khẳng định rằng sự sẵn có chấp nhận thanh tốn thẻ tại POS và chi phí là hai yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới quyết định của NTD về việc sử dụng tiền mặt hoặc thẻ thanh toán.

Nghiên cứu của Schuh and Stavins (2011) khai thác mối liên kết giữa sự chấp nhận và quyết định lựa chọn thanh toán sử dụng cơng cụ thanh tốn, kết quả cho thấy tiền mặt được chấp nhận rộng rãi nhất, tiếp theo là thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ. Thực tế đối với những nơi cơ sở hạ tầng phát triển tốt, thanh toán thẻ được chấp nhận tuyệt đối ví dụ như tại thị trường Mỹ thì khi lựa chọn cơng cụ thanh toán, NTD sẽ khơng phải xét đến thuộc tính này. Vì vậy, nhân tố sự chấp nhân cũng được xem xét trong nghiên cứu để kiểm sốt cho sự lựa chọn khơng đồng nhất của NTD giữa tiền mặt và thẻ thanh toán.

2.2.3.5 Tốc độ

Tốc độ được xác định bởi thời gian NTD chờ thanh toán đến lúc giao dịch thanh toán được xác nhận. Một số nghiên cứu trên thế giới về ảnh hưởng của thời gian thanh tốn và tính chấp nhận đến lựa chọn công cụ thanh toán (Klee 2008, Borzekowski and Kiser 2008, Schuh và Stavins 2011 and Arango 2011).

Theo Arango (2011) thì tiền mặt là phương pháp thanh toán nhanh nhất tại các điểm bán hàng. Theo nghiên cứu, tốc độ giao dịch là một yếu tố đáng kể để xác định lựa chọn phương thức thanh toán của khách hàng và hiệu quả về mặt thời gian của tiền măt chắc chắn là một trong những lý do tại sao được con người sử dụng thường xuyên nó.

2.2.3.6 Sự an toàn

Schuh và Stavins (2011) cho rằng sử dụng cơng cụ thanh tốn bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi nhận thức sự an tồn. NTD sẽ thích thanh tốn bằng tiền mặt vì họ khơng muốn tiết lộ thơng tin cá nhân của họ, và họ cảm thấy chi tiêu bằng thẻ (tín dụng hoặc thẻ ghi nợ) có thể lộ rủi ro của các hoạt động gian lận thẻ như thẻ giả, sử dụng không đúng các thông tin cá nhân của họ, và sử dụng trái phép thẻ bị mất hoặc bị đánh cắp. NTD thường được bảo vệ bởi các quy định trách nhiệm pháp lý với nhà cung cấp thẻ và người bán khi những gian lận xảy ra. Vì vậy, mối quan tâm về an ninh là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự lựa chọn của NTD thanh tốn bằng thẻ.

2.2.3.7 Kiểm sốt chi phí

Trong một số trường hợp, NTD chọn thanh toán bằng thẻ và khấu trừ tiền từ tài khoản ngân hàng theo kế hoạch trước đó bao gồm ngày thanh tốn, thời điểm thanh toán nhằm kiểm soát một số khoản chi tiêu cố định. Tuy nhiên ở một khía cạnh khác, NTD lại thích sử dụng tiền để tránh chi tiêu vượt kiểm sốt. Arango (2011) trong nghiên cứu của mình, cũng chỉ ra rằng NTD thích sử dụng thẻ ghi nợ nhằm dễ dàng kiểm sốt chi tiêu. Do đó, kiểm sốt chi phí cũng được để xuất là đóng một vai trị nhất định trong quyết định của NTD thanh toán thẻ.

2.2.3.8 Lưu trữ thông tin

Chức năng lưu trữ hồ sơ của thẻ ngân hàng sẽ có lợi cho NTD. Nó là đặc biệt hữu ích cho những lần chi tiêu của họ tăng khó kiểm sốt. Trong nghiên cứu của Borzekowski et al (2008) và Schuh & Stavins (2011) chỉ ra rằng chủ thẻ sẽ đánh giá cao thuộc tính lưu giữ thơng tin của hình thức thanh tốn thẻ vì nó giúp họ tiếp tục theo dõi chi phí của họ cũng như xây dựng lịch sử tín dụng (trong trường hợp thẻ tín dụng). Trong khi đối với tiền mặt, rất khó để ghi nhớ tất cả các khoản mục bạn đã tiêu xài trong một khoản thời gian. Vì vậy, lưu trữ thơng tin là tính năng quan trọng sẽ được ưa chuộng bởi NTD với các khoản chi bằng thẻ.

2.2.3.9 Phí giao dịch

Chủ thẻ có thể bị tính chi thường niên hoặc chi phí cho mỗi giao dịch từ việc sử dụng thẻ để thanh toán. Để sử dụng thẻ tín dụng thì NTD cũng sẽ có thể phải chịu chi phí lãi nếu số dư thẻ tín dụng của họ khơng được thanh tốn đầy đủ trước ngày đáo hạn định kỳ. Rõ ràng là chủ thẻ phải trả khoản phí nhất định cho việc sử dụng thẻ ngân hàng (Schuh and Stavins 2011). Có rất nhiều nghiên cứu chứng minh rằng chi phí là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến ý định lựa chọn phương thức thanh tốn.

Carbó-Valverde (2010) dựa trên dữ liệu Ngân hàng Tây Ban nha đã khám phá ra rằng có một mối quan hệ phức tạp giữa phí giao dịch người bán phải trả cho ngân hàng (interchange-người bán) chiếm phần lớn nhất trong phí dịch vụ thanh

tốn, (merchant service charge) để người bán chấp nhận hình thức thanh tốn qua thẻ.

Borzekowski (2008) cho thấy rõ ràng tính phí cho việc sử dụng thẻ sẽ dẫn đến ngưng sự thay thế giữa cơng cụ thanh tốn thẻ và tiền mặt, gây bất lợi cho hiệu quả thanh tốn. Theo Carbó-Valverde (2010) đã phân tích tác động của một số can thiệp điều tiết từ phía ngân hàng người bán để làm giảm dần mức phí giao dịch. Phí GDNH giảm xuống sẽ kéo theo sự giảm tình trạng thu phí NTD khi giao dịch thanh toán thẻ và làm tăng tỉ lệ chấp nhận thanh toán thẻ.

2.2.3.10 Phần thưởng / ưu đãi

Các tổ chức phát hành thẻ thường đưa ra chương trình ưu đãi và khuyến khích hấp dẫn, chẳng hạn như giảm giá, quà tặng, giảm giá tiền mặt, hoặc các điểm du lịch để thúc đẩy NTD sử dụng thanh toán thẻ.

Trong phần này, Arango (2011) và Simon (2010) đang điều tra, đánh giá ảnh hưởng của điểm thưởng đến quyết định thanh tốn của NTD. Theo các nghiên cứu trên thì điểm thưởng thẻ tín dụng gây ra sự thay thế chủ yếu của thẻ tín dụng cho thanh toán tiền mặt, trong khi sử dụng thẻ ghi nợ là gần như không bị ảnh hưởng. Simon (2010) đã chứng minh sự xuất hiện của một chương trình ưu đãi có thể làm tăng khả năng sử thẻ tín dụng lên 23% và giảm xác suất sử dụng tiền mặt 14%.

Trước đó nghiên cứu của Carbó-Valverde (2010) về hiệu quả chương trình ưu đãi kích thích thanh tốn thẻ cho rằng xác suất thanh tốn sử dụng thẻ thay vì tiền mặt tăng cao nếu ưu đãi như chiết khấu, tặng điểm tích lũy, quà tặng hoặc thưởng tiền mặt được đưa ra. Hơn nữa, nghiên cứu cịn cho thấy rằng điểm thưởng khơng chỉ góp phần thay thế thanh tốn thẻ cho tiền mặt, mà cịn kích thích NTD chi tiêu nhiều hơn.

Một cách tiếp cận khác nhau trong nghiên cứu của Ching và Hayashi (2010), xem xét phản ứng của NTD đối với sự thay đổi điểm thưởng, ưu đãi cho thấy kết quả tương tự. Khi loại bỏ hoàn tồn điểm thưởng dành cho thẻ tín dụng và

thẻ ghi nợ thì tỷ lệ NTD thanh tốn qua thẻ bị giảm mạnh trên tất cả các loại hình hàng hóa, dịch vụ và phản ứng này xảy ra mạnh hơn đối với thẻ tín dụng.

Tóm lại, qua các nghiên cứu trên cho thấy phần thưởng thanh toán thẻ tác động dẫn dắt NTD từ bỏ công cụ tiền mặt và séc sang sử dụng thanh toán thẻ với điệu kiện tiên quyết là thanh toán thẻ được chấp nhận rộng rãi tại các điểm bán hàng. Một khi NTD cảm thấy hoàn toàn thoải mái và quen thuộc với cơng cụ thanh tốn này – hành vi lựa chọn thanh toán thẻ đạt đến trạng thái bão hịa thì điểm thưởng có thể dần dần được loại bỏ.

2.2.3.11 Giá trị thanh toán

Giá trị thanh toán được xác định là một yếu tố quyết định quan trọng của sự lựa chọn thanh toán. Klee (2008) cho thấy rằng giá trị giao dịch càng cao thì tỉ lệ thanh tốn tiền mặt càng thấp. Arango (2011) cũng tìm thấy một vai trò quan trọng của giá trị thanh toán trong sự lựa chọn của cơng cụ thanh tốn.

Nghiên cứu của Hayashi and Klee (2003), Klee (2008) đề xuất một trình tự thanh tốn sau cho hầu hết các giao dịch thanh tốn: đối với các cửa hàng, trong đó giá trị thanh tốn bình qn thấp (ví dụng: cửa hàng thức ăn nhanh) tiền mặt được ưa thích sử dụng. Tại các cửa hàng giá trị thanh tốn ở mức trung bình (nhà hàng tạp hố, hiệu thuốc), xác xuất sử dụng séc và thẻ ghi nợ cao hơn các cơng cụ thanh tốn khác, trong khi tại các cửa hàng có giá trị thanh tốn trung bình cao (trung tâm mua sắm) thẻ tín dụng thường được sử dụng nhiều nhất.

Kết luận:

Tổng hợp các cơ sở lý thuyết các nghiên cứu trong nước và ngoài nước nêu ở trên, tác giả nhận thấy sự lựa chọn thanh toán qua máy POS chịu ảnh hưởng của 3 nhóm nhân tố chính như sau:

(i) Nhóm “đặc điểm NTD” bao gồm 5 nhân tố: tuổi, trình độ học vấn, giới tính, tình trạng hơn nhân, thu nhập.

(ii) Nhóm “đặc điểm phương thức thanh tốn” bao gồm 8 nhân tố: dễ sử dụng, sự tiện lợi, sự an tồn, sự dễ dàng, tốc độ, kiểm sốt chi phí, lưu trữ thơng tin và các loại phí thanh tốn.

(iii) Các nhân tố liên quan đến nhận thức của khách hàng về “đặc điểm giao dịch” bao gồm 2 nhân tố: chương trình khuyến mãi (q tặng, tích điểm, giảm giá), giá trị thanh tốn.

Kết luận chương 2

Chương 2 của luận văn đề cập đến những vấn đề về cơ sở lý luận liên quan đến hình thức thanh tốn qua máy POS như các khái niệm liên quan đến hoạt động thanh toán qua máy POS, quy trình thanh tốn, các rủi ro, lợi ích của phát triển thanh tốn qua máy POS. Ngồi ra, tác giả cịn tổng hợp các nhóm nhân tố đã được các tác giả trên thế giới cũng như trong nước chứng minh là có tác động đến lựa chọn thanh toán qua máy POS của NTD, các nhân tố này được sử dụng làm cơ sở xây dựng mơ hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến sự lựa chọn hình thức thanh toán khi mua hàng tại chương 4.

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG THANH TOÁN QUA MÁY POS TẠI KHU VỰC TP.HCM

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố tác động đến sự lựa chọn thanh toán qua máy POS tại khu vực TP HCM (Trang 32 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)