CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU
3.1 Thực trạng thanh toán qua máy POS tại Việt Nam
3.1.2 Cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động thanh toán qua máy POS
Cùng với việc phát triển số lượng thẻ, các NH, các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán cũng rất quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị phục vụ cho hoạt động TTKDTM và hoạt động thanh toán qua máy POS.
Hệ thống thanh tốn điện tử liên ngân hàng tiếp tục đóng vai trị là hệ thống thanh tốn cốt lõi, quan trọng nhất của nền kinh tế. Giao dịch thanh toán được thực hiện nhanh, kịp thời, an tồn và chính xác, phục vụ tốt phát triển TTKDTM trong nền kinh tế, nâng cao hiệu quả kinh tế và hoạt động của hệ thống ngân hàng. Theo Báo cáo NHNN, tính đến tháng 6 năm 2015, hệ thống đã kết nối khoảng 360 đơn vị thành viên thuộc 96 TCTD trong toàn quốc, đáp ứng nhu cầu thanh, quyết toán tức thời với số lượng giao dịch thanh toán ngày càng tăng của nền kinh tế.
Hệ thống thanh toán nội bộ của các NHTM, nhất là các ngân hàng lớn, đã có sự phát triển vượt bậc, nhờ sự đầu tư về cơ sở hạ tầng và triển khai ứng dụng mạnh mẽ công nghệ phục vụ cho hoạt động thanh toán. Hầu hết các NHTM đã thiết lập được hệ thống ngân hàng lõi (Core banking), phát triển hệ thống thanh toán nội bộ với kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, cho phép các NHTM cung ứng các dịch vụ, phương tiện thanh tốn hiện đại, mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng.
Năm 2013, NHNN chỉ đạo triển khai hoàn thành kết nối liên thông mạng lưới thiết bị chấp nhận thẻ (POS/EDC) trên toàn quốc; xây dựng Kế hoạch tổng thể phát triển mạng lưới thanh toán thẻ qua POS/EDC giai đoạn 2014- 2015 nhằm giúp chủ thẻ của ngân hàng này có thể sử dụng thẻ để thanh toán tại POS/EDC của những ngân hàng khác.
Ngày 25/12/2014, NHNN đã chính thức sáp nhập Smartlink vào Banknetvn xây dựng Trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất. Việc sáp nhập này đã góp phần khắc phục các hạn chế của mơ hình chuyển mạch phân tán, tiết kiệm đầu tư hạ tầng kỹ thuật, nâng cao chất lượng dịch vụ, mang lại lợi ích tối đa. Từ đó, việc kết nối thanh toán thẻ của Việt Nam với quốc tế cũng được đẩy mạnh, giúp các NHTM giảm chi phí đầu tư hệ thống ATM/POS, các hệ thống CNTT, nguồn lực quản lý vận hành, giảm thiểu các rủi ro trong hoạt động, nâng cao chất lượng dịch vụ, giảm thiểu giao dịch lỗi và thời gian xử lý tra soát khiếu nại của khách hàng; thống nhất trong xử lý và kết nối; nhanh chóng triển khai ứng dụng các dịch vụ mới,…
Hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho thanh toán thẻ những năm gần đây cũng được cải thiện rõ rệt, số lượng ATM và POS có tốc độ tăng trưởng nhanh. Tính đến 31/12/2014, số lượng máy ATM trên cả nước đạt 16.018 máy, số lượng máy POS đạt 172.036 máy. Tốc độ tăng trưởng số lượng máy POS trung bình 30%/năm.
Hình 3. 2 Số lượng các thiết bị ATM, POS/EDC từ 2011 đến 2014 (Đvt: máy)
(Nguồn: báo cáo của Hội thẻ 2014 )
Theo thống kê của NHNN, tính đến 31/12/2014 có 4 ngân hàng có số lượng POS lớn nhất chiếm 80% tổng số POS trên thị trường là: Ngân hàng TMCP Cơng thương Việt Nam có trên 49.600 máy, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam có trên 49.400 máy, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam có trên 10.600 máy, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn Việt Nam có trên 9.100 máy. Các điểm chấp nhận thẻ POS tập trung chủ yếu tại Hà Nội và Tp.HCM với số lượng lần lượt là trên 19.200 máy và trên 28.000 máy. Số lượng máy POS tại hai địa điểm này chiếm trên 30% tổng số máy POS trên toàn quốc.