Góp phần vào viêc tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Kích thích sự phát triển ngành nghề tái chế phế liệu, qua đó giúp tạo cơng ăn việc làm, tạo thêm thu nhập cho người lao động.
Giảm chi phí cho cơng đoạn tiền xử lý các phế liệu để làm nguyên liệu sản xuất. Góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất phân compost nếu rác đựoc phân loại tốt. Xét về lâu về dài lượng phân compost này có thể thay thế một lượng phân bón phải nhập khẩu và tạo nên nguồn thu để giảm chi về vệ sinh mơi trường, góp phần giảm chi ngân sách cho công tác bảo vệ MT.
Giúp hình thành thói quen trong vấn đề thải bỏ rác thải.
Lợi ích hay giá trị kinh tế thu được từ các chất thải có khả năng tái sử dụng sau khi được phân loại thể hiện qua bảng 4.15
Bảng 4.15. Tỷ Lệ Chất Thải Có Thể Thu Hồi Khi Thực Hiện Phân Loại Rác.
Thành phần CTR Tỉ lệ thu
hồi (%)
KL thu hồi (tấn)
Đơn giá thu hồi (đ/kg)
Giá trị (Triệu Đồng)
Chất hữu cơ, bao gồm thức ăn thừa, rau quả….chiếm 76.8%
45 422.4 Chi phí xử lý 15.5*
Giấy và Carton chiếm 3.1% 20 18.7 2800 – 4000 11.22**
Thuỷ tinh chiếm 0.9% 75 4.95 900 3.375**
Kim loại chiếm 1.9% 65 10.45 10000 - 11000 71.3**
Nhựa chiếm 4% 35 22 6.500 - 8000 54**
Các loại khác chiếm 13.3% 73.5
Tổng 550 155.4
Ghi chú: * là giá trị thu hồi = CPXL*tỷ lệ thu hồi; ** là giá trị thu hồi = đơn giá*KL*tỷ lệ Nguồn tin: Kết quả tính tốn và tổng hợp Kết luận:
Vậy khi thực hiện phân loại rác, với những thành phần có thể tái sử dụng thì lợi ích có thể thu được là hơn 155 triệu đồng/ngày.
Khi chưa thực hiện chương trình phân loại rác thì tỷ lệ chất thải được thu hồi và tái sử dụng hiện nay vào khoảng từ 5-7% lượng rác thải hàng ngày. Và giá trị thu được chỉ gần 11 triệu đồng/ngày.
Từ đó cho thấy lợi ích mà chương trình mang lại là rất lớn, như vậy đồng nghĩa với việc xã hội giảm đi một lượng chi phí đáng kể (chưa kể đến lợi ích về mặt mơi trường và xã hội).