- Giải pháp 4: Áp dụng chương trình giáo dục cộng đồng
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận
Chất thải tăng nhanh theo đà phát triển kinh tế: tại TP. Đà Nẵng cứ tăng 1% dân số thì lượng chất thải rắn tăng 6,2% (theo tỉ lệ 1:6), và GDP tăng 11,52%. Đây là sự chênh lệch khá lớn, nó phản ánh đúng xu thế tất yếu của sự phát triển kinh tế. Và tốc độ tăng
bình quân (2002-2006) là 12.454 tấn, cho thấy một lượng rác thải như vậy là khá cao, vì vậy chúng ta cần hạn chế lượng rác thải tăng thêm này.
Để có cái nhìn cụ thể hơn về vấn đề này, đề tài đã hưởng đến việc đề cập một trong những nguyên nhân làm ơ nhiễm mơi trường sống, đó là việc gia tăng rác thải đơ thị và phân tích sự ảnh hưởng của vấn đề này. Đây cũng chính là một trong những nguồn quan trọng và ảnh hưởng mạnh đến môi trường - xã hội, đến đời sống con người.
Do chưa có nhiều kinh nghiệm và kiên thức chuyên sâu trong vấn đề xử lý nên đề tài chỉ đứng trên góc độ thống kê, phân tích để phản ánh thực trạng, đánh giá những măt tồn tại trong công tác phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý. Từ đó, đưa ra tính khả thi của các giải pháp hay lợi ích đạt được từ các giải pháp thông qua việc thu hồi và tái sử dụng rác thải nhằm hạn chế và giảm thiểu lượng rác thải mà không đi sâu vào việc phân tích các yếu tố kĩ thuật.
5.2. Kiến nghị
Tại TP Đà Nẵng, rác thải nói chung chủ yếu được xử lý bằng phương pháp chôn lấp, do công ty Môi Trường Đô Thị đảm nhận. Chôn lấp là công nghệ cổ điển và thông dụng nhất đối với nhiều nơi và nhiều nước trên Thế Giới. Chôn lấp được xem như là giải pháp lựa chọn cuối cùng và về phương diện kinh tế là giải pháp ít tốn kém, nhưng về phương diện xã hội và môi trường lại thường đặt ra nhiều vấn đề giải quyết: Vì vậy cần:
Xây dựng một cơ quan quản lý, kiểm soát lượng hàng hố (có vỏ, bao bì có làm từ ngun liệu có thể tái chế) kí thác và hồn trả tại TP.
Cơng ty mơi trường nên thành lập một phịng, ban chuyên thực hiện việc kiểm soát việc phân loại rác thải một cách chặt chẽ cũng như việc xử phạt. Thực hiện đồng bộ từ khâu phân loại, thu gom, vận chuyển đến khâu xử lý.
Hoạch định kế hoạch thu hút sự tham gia cộng đồng trong việc quản lý chất thải rắn tại TP Đà Nẵng.
Đầu tư xây dựng nhà máy, cơ sở tái chế chất thải rắn tại thành phố (cụ thể là tại KCN Hoà Khánh), và xây dựng nhà máy sản xuất phân Compost.
Tạo điều kiện, hướng dẫn và nâng cao vai trò của Phụ nữ trong việc bảo vệ mơi trường nói chung và quản lý chất rắn sinh hoạt nói riêng.
Thu hút sự đầu tư trong và ngoài nước để xây dựng khu liên hợp xử lý chất thải.
Cần thành lập lực lượng chuyên trách để xử phạt hành chính các hành vi gây ơ nhiễm mơi trường đơ thị có kèm theo hình phạt bổ sung phải khắc phục hậu quả do hành vi của mình gây ra.
Đẩy mạnh việc đầu tư nghiên cứu những vật liệu mới có thể thay thế cho những vật liệu khó phân huỷ.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức ngườii dân trong việc bảo vệ mơi trường nói chung và trong cơng tác phân loại rác thải nói riêng.