.9 Tình hình tài chính của cơng ty giai đoạn 2010-2012

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp phân tích tình hình xuất khẩu tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản cần thơ (Trang 57 - 62)

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Cơ cấu vốn

Hệ số tài trợ % 23,50 27,50 26,21

Tỉ lệ nợ % 76,50 72,50 73,79

Khả năng thanh toán

Tỉ suất thanh toán hiện thời Lần 1,02 1,06 1,09

Tỉ suất thanh toán nhanh Lần 0,68 0,72 0,66

Khả năng sinh lợi

ROS % 2,39 5,07 0,23

ROA % 2,30 6,99 0,23

ROE % 9,81 25,41 0,88

Nguồn: Nguồn: Tổng hợp từ Bảng Cân Đối Kế Toán và Báo cáo Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh, công ty CASEAMEX.

a) Về cơ cấu vốn

Năm 2010, hệ số tài trợ của công ty là 23,50% tƣơng ứng với tỉ lệ nợ là 76,50%. Nghĩa là vốn đầu tƣ chủ sở hửu chiếm khoảng 23,50% tổng tài sản của công ty, 76,5% giá trị tài sản còn lại đƣợc sinh ra từ các khoản vay nợ. Hệ số tài trợ của công ty trong năm 2011 tăng lên 27,50%, tỉ lệ nợ giảm còn 72,50%. Nguyên nhân là do cơng ty đã hạn chế các khoản vay tài chính nhằm tiết kiệm chi phí trong q trình hoạt động. Thay vào đó, cơng ty đã nhiều lần phát hành cổ phiếu để huy động nguồn vốn, phục vụ cho q trình sản xuất kinh doanh. Từ đó, làm gia tăng tỉ trọng vốn chủ sở hửu trong tổng tài sản của công ty. Đến năm 2012, do nhu cầu mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm, công ty đã gia tăng nguồn vốn bằng các khoản vay mới.và phát hành thêm cổ phiếu. Tỉ trọng các khoản vay mới lớn hơn nguồn vốn huy động khiến cho hệ số tài trợ của công ty giảm nhẹ xuống còn 26,21%, tỉ lệ nợ tăng lên 73,79%.

b) Về khả năng thanh toán

Tỉ suất thanh tốn hiện thời của cơng ty trong giai đoạn 2010-2012 luôn đạt giá trị lớn hơn 1 lần. Điều này cho thấy khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của công ty rất tốt. Mặc khác, tỉ suất thanh tốn hiện thời của cơng ty đang tăng dần trong giai đoạn này và đạt giá trị khá cao trong năm 2012. Tỉ suất này tăng từ giá trị 1,02 lần năm 2010 lên con số 1,09 lần trong năm 2012. Cho thấy một phần nguồn tài sản ngắn hạn của công ty vẫn chƣa đƣợc sử dụng hiệu quả.

Về khả năng thanh toán nhanh, tỉ suất thanh tốn nhanh của cơng ty đạt giá trị 0,68 lần vào năm 2010. Năm 2011, tỉ suất này tăng lên giá trị 0,72 lần và giảm xuống còn 0,66 lần trong năm 2012. Tỉ suất thanh tốn nhanh của cơng ty trong ba năm 2010-2012 luôn thấp hơn so với giá trị 1 lần cho thấy khả năng thanh tốn nhanh của cơng ty đối với các khoản nợ vẫn chƣa thực sự tốt. Cơng ty cần có thời gian để chi trả các khoản nợ đến hạn. Bên cạnh đó, so với tỉ suất thanh toán hiện thời, tỉ suất thanh tốn nhanh của cơng ty cũng có giá trị khá thấp. Điều này đồng nghĩa với việc lƣợng hàng tồn kho trong những năm qua của công ty chiếm tỉ trọng giá trị khá lớn trong tài sản ngắn hạn của công ty.

c) Về khả năng sinh lợi

Tỉ số ROS trong năm 2010 của công ty là 2,39%. Tỉ số này tăng lên giá trị 5,07% trong năm 2011 và giảm xuống còn khá thấp 0,23% trong năm 2012. Với cùng chu kì tăng trƣởng đó, trong năm 2010, tỉ số ROA có giá trị là 2,30% và tỉ số ROE có giá trị là 9,81%. Sang năm 2011, hai tỉ số sinh lợi ROA, ROE tăng lên các giá trị lần lƣợt là 6,99% và 25,41%. Sau đó, giảm xuống cịn 0,23% đối với tỉ số ROA, còn 0,88% đối với tỉ số ROE.

Nhìn chung, trong giai đoạn 2010-2012, các tỉ số ROS, ROA và ROE đạt giá trị cao nhất vào năm 2011 do tình hình hoạt động kinh doanh thuận lợi trong năm, làm cho khả năng sinh lợi từ vốn chủ sở hữu, tài sản của công ty cao hơn so với những năm khác. Bên cạnh đó, giá bán mặt hàng cá tra tăng cao trong năm 2011 cũng giúp cho công ty thu về nhiều lợi nhuận hơn so với những năm khác. Các tỉ số sinh lợi đều giảm xuống còn rất thấp trong năm 2012 do các bất ổn tại các thị trƣờng chủ lực nhƣ Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản.

4.2.2.3 Cơ sở vật chất, kỹ thuật

Ngoài việc đầu tƣ vào xây dựng trung tâm con giống - kĩ thuật thủy sản rộng trên 15 ha và liên kết đầu tƣ vùng nuôi nguyên liệu với tổng diện tích trên 150 ha, cơng ty cũng đang sở hữu hệ thống máy móc sản xuất đồng bộ với dây chuyền, băng tải chuyền, hệ thống làm lạnh hiện đại và có cơng suất cao.

- Máy móc thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất chế biến thuộc thế hệ hiện đại từ các nƣớc phát triển nhƣ: máy nén lạnh Mycom (Nhật Bản), máy cấp đông Jackstone (Anh), Gunner (Đức) công suất cao,... đƣợc cung cấp bởi những nhà sản xuất nổi tiếng hàng đầu thế giới.

- Toàn bộ hệ thống nhà xƣởng, kho lạnh với các thiết bị đồng bộ, công suất lớn đảm bảo cho quá trình sản xuất, chế biến những sản phẩm có chất lƣợng cao. Ngồi ra, với 2 nhà máy sản xuất với công suất thiết kế tƣơng đƣơng 250 tấn cá/ngày, đảm bảo đáp ứng kịp thời những nhu cầu của các thị trƣờng lớn trên thế giới.

Nhìn chung, cơ sở vật chất – kỹ thuật của công ty khá hiện đại, công suất hoạt động cao. Bên cạnh đó, cơng ty vẫn không ngừng nâng cấp và đầu tƣ thêm những trang thiết bị mới, đảm bảo có thể đáp ứng những yêu cầu của những thị trƣờng khó tính nhất.

CHƢƠNG 5

CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO SẢN LƢỢNG VÀ GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU

5.1 Các yếu tố cấu thành ma trận SWOT

5.1.1 Các điểm mạnh của công ty

- Cơ sở vật chất của cơng ty là khá hiện đại, có thể đáp ứng đƣợc tiêu chuẩn khắt khe của những thị trƣờng khó tính. Bên cạnh đó, cơng ty cũng đang đầu tƣ đổi mới trang thiết bị hiện đại để phù hợp với tiêu chuẩn thế giới.

- Sở hữu trung tâm giống và kĩ thuật thủy sản, liên kết vùng nuôi giúp công ty chủ động khoảng 80% nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất của các nhà máy, góp phần kiểm sốt tốt hơn chất lƣợng đầu vào của nguyên liệu

- Sở hữu 2 nhà máy với công suất 250 tấn/ngày, đáp ứng yêu cầu của các đơn đặt hàng lớn.

- Tình hình tài chính của cơng ty khá ổn định và ngày càng mạnh với nguồn vốn đƣợc bổ sung liên tục từ nhiều nguồn để phục vụ cho quá trình hoạt động kinh doanh.

- Cơng ty áp dụng nhiều quy trình quản lí chất lƣợng uy tín trên thế giới, đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn khắc khe trên thị trƣờng thế giới.

5.1.2 Các điểm yếu của công ty

- Công ty đang thiếu lao động có tay nghề cao, chất lƣợng lao động không đồng đều và ngày càng giảm.

- Khả năng phân phối và mức độ nắm bắt phản ứng tiêu dùng của khách hàng để thâm nhập thị trƣờng xuất khẩu còn hạn chế.

- Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của công ty là cá fillet, tỉ trọng các sản phẩm giá trị gia tăng thấp, tính đa dạng của sản phẩm khơng cao.

- Chƣa chủ động tiếp cận các khách hàng tại các thị trƣờng trên thế giới.

5.1.3 Các cơ hội

- Thị trƣờng chủ yếu của công ty là các thị trƣờng xuất khẩu nhƣ thị trƣờng các nƣớc Châu Á và Châu Mỹ. Nhƣng bên cạnh đó, thị trƣờng tiêu thụ trong nƣớc cũng có nhu cầu và tiềm năng rất lớn mà cơng ty đang bỏ ngỏ.

- Sản phẩm chủ lực của công ty là cá tra đang ngày càng đƣợc ƣa chuộng trên khắp các thị trƣờng thế giới nhƣ Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc,… do giá bán rẻ hơn khá

nhiều nhƣng chất lƣợng thịt cũng không kém so với các loại cá khác trong họ cá nheo.

- Nhu cầu thủy sản tại các thị trƣờng mới nhƣ Canada, Mexico, Trung Đơng,… cịn rất lớn và đang tăng dần.

- Lần đầu tiên, Bộ Thƣơng Mại Mỹ công nhận các doanh nghiệp Việt Nam không bán phá giá đối với mặt hàng tôm, các doanh nghiệp Việt nam xuất khẩu tôm sang Mỹ đều đƣợc hƣởng mức thuế suất 0%.

- Tỉ giá tăng trƣởng liên tục trong những năm vừa qua, có lợi cho hoạt động xuất khẩu của công ty.

5.1.4 Các thách thức

- Hậu quả của cuộc khủng hoảng nợ công tại thị trƣờng Châu Âu và các chính sách thắt chặt tín dụng của chính phủ tại thị trƣờng này làm nhu cầu đối với mặt hàng thủy sản giảm mạnh.

- Thuế suất chống bán phá giá đối với mặt hàng cá tra, cá basa nhập vào thị trƣờng Mỹ trở lại mức cao khiến chi phí sản xuất của cơng ty tăng cao.

- Những tiêu chuẩn về chất lƣợng, chỉ tiêu hóa chất, vi sinh đối với những mặt hàng thủy sản nhập vào các thị trƣờng trên thế giới, đặc biệt là Nhật Bản ngày càng khắc khe và khó đáp ứng.

- Áp lực cạnh tranh từ các đối thủ cạnh tranh từ cả trong lẫn ngoài nƣớc ngày càng lớn.

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp phân tích tình hình xuất khẩu tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản cần thơ (Trang 57 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)