CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU
2.2. Mơ hình ước lượng và các giả thuyết nghiên cứu
2.2.2. Các giả thuyết nghiên cứu
Căn cứ vào lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm trước đây, tác giả đưa ra các giả thuyết nghiên cứu được trình bày chi tiết dưới đây.
Giả thuyết 1: Tỷ số giá thị trường trên giá trị sổ sách (P/B) của Công ty tương quan dương (+) với hệ số giá trên thu nhập (P/E).
P/B là tỷ số quan trọng thể hiện mức hấp dẫn của cổ phiếu trên thị trường. Sự sai biệt càng lớn giữa giá thị trường và giá trị bút tốn (P/B càng lớn) thể hiện cơng
ty đã tạo ra giá trị cho cổ đông càng lớn thơng qua kỳ vọng lợi nhuận mà nó có thể đạt được trong tương lai. Do đó, kỳ vọng về sự tương quan giữa P/E và P/B là đồng biến.
Giả thuyết này được ủng hộ bởi kết quả nghiên cứu thực nghiệm của Lundberg and Kulling (2007).
Giả thuyết 2: Giá trị thị trường của Công ty (LogCap) tương quan dương (+) với hệ số giá trên thu nhập (P/E)
Kết quả của một số nghiên cứu trước đây đã cho thấy rằng có mối liên giữa vốn hóa cơng ty và P/E. Lundberg and Kulling (2007) trong nghiên cứu định lượng về các nhân tố ảnh hưởng tới P/E tại thị trường chứng khoán Thùy Điển đã cho ra kết quả là có sự liên hệ ngược chiều giữa vốn hóa và P/E. Tuy nhiên trong một nghiên cứu tổng quát hơn, Bagella, Becchetti and Adriani (2003) khi phân tích các cổ phiếu công nghệ cao của Mỹ và Châu Âu thì cho kết quả là mức vốn hóa có liên hệ đồng biến trên cả hai thị trường này. Những cơng ty lớn hơn thì có P/E lớn hơn so với những cơng ty có vốn nhỏ hơn nó trong cùng ngành. Trong thực tế, tại thị trường chứng khoán Việt Nam, nhà đầu tư dựa nhiều vào quy mô và uy tín của cơng ty khi quyết định đầu tư. Vì thế, đây là một yếu tố cần quan tâm và được đưa vào trong mơ hình để tìm mối tương quan giữa nó với P/E. Tác giả kỳ vọng về mối tương quan giữa vốn hóa cơng ty với P/E là đồng biến.
Giả thuyết 3: Tốc độ tăng trưởng thu nhập (Growth) tương quan dương (+) với hệ số giá trên thu nhập (P/E)
Tốc độ tăng trưởng thu nhập là một trong những chỉ tiêu chính đánh giá quan trọng đối với giá trị cổ phiếu. Thông thường tốc độ tăng trưởng càng cao thì P/E sẽ càng cao. Đây là yếu tố quan trọng trong việc định giá của chứng khốn trong mơ hình (Gordon 1962), vì thế, để xét sự tương quan giữa tốc độ tăng trưởng và P/E ta sẽ đưa yếu tố này vào mơ hình.
Kỳ vọng của tác giả về tương quan giữa P/E và tốc độ tăng trưởng thu nhập là đồng biến. Giả thuyết này được ủng hộ bởi các nghiên cứu thực nghiệm của
Vahir Faezinia (2012), Azam (2010), Lundberg and Kulling (2007) và Reilly et al. (1983)
Giả thuyết 4: Hệ số rủi ro (Beta) tương quan âm (-) với hệ số giá trên thu nhập (P/E)
Thông thường rủi ro công ty càng cao thỉ nhà đầu tư sẽ đòi mức sinh lợi càng cao dẫn tới P/E sẽ là càng thấp và ngược lại. Điều này được ủng hộ bởi nghiên cứu thực nghiệm của Michele Bagella, Leonardo Becchetti và Fabrizio Adriani (2003) Do đó kỳ vọng tương quan giữa P/E và beta là tương quan nghịch biến.
Giả thuyết 5: Tỷ số nợ (LEV) tương quan âm (-)với hệ số giá trên thu nhập (P/E)
Đây là tỷ số thể hiện mức độ sử dụng địn bẩy tài chính trong cơng ty. Tỷ số nợ càng cao thì rủi ro tài chính càng cao. Câu hỏi đặt ra liệu rằng khi vốn nợ gia tăng thì có thực sự ảnh hưởng tới quyết định của nhà đầu tư thông qua P/E hay không. Như vậy, kỳ vọng về tương quan giữa tỷ số nợ và P/E là nghịch biến. Giả thuyết này được ủng hộ bởi nghiên cứu thực nghiệm của Vahir Faezinia (2012).
Giả thuyết 6: Hệ số thu nhập trên vốn cổ phần (ROE) tương quan dương (+) với hệ số giá trên thu nhập (P/E)
Một cơng ty có tỷ suất thu nhập trên vốn cổ phần cao chứng tỏ cơng ty đó sử dụng vốn cổ đơng có hiệu quả, làm gia tăng giá trị cơng ty và lợi ích cổ đơng, từ đó kỳ vọng giá cổ phiếu tăng và P/E tăng. Kỳ vọng về tương quan giữa hệ số thu nhập trên vốn cổ phần với P/E là đồng biến. Giả thuyết này được ủng hộ bởi nghiên cứu thực nghiệm của Vahir Faezinia (2012) nhưng trong nghiên cứu của Lambros Stefanis (2002) và Salim Chahine & Taufiq Choudhry (2002) thì mối quan hệ này là nghịch biến.
Giả thuyết 7: Tỷ lệ chi trả cổ tức(D/E) tương quan dương (+) với hệ số giá trên thu nhập(P/E)
Theo thuyết tín hiệu cổ tức, tất cả các thơng báo của công ty về việc chi trả cổ tức nhiều hơn được xem như là một tín hiệu cho thấy cơng ty đang sở hữu nhiều dự án triển vọng trong tương lai. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng thị
trường phản ứng tích cực đối với các thơng tin chi trả cổ tức nhiều hơn. Mức chi trả cổ tức theo lý thuyết tín hiệu cổ tức (Signaling Theory) (H. DeAngelo, L. DeAngelo, and D. Skinner 1996 trích trong Brealey−Meyers 2003) cho là nếu cổ tức được trả cao và ổn định sẽ làm gia tăng giá thị trường của sổ phiếu và có tác động cùng chiều đến P/E. Ngồi ra, mối tương quan đồng biến này cịn được ủng hộ bởi nhiều nghiên cứu thực nghiệm của Samya Tahir (2012), Azam (2010), Shilpa.M (2007), Michele Bagella (2003), Barry White (2000) và Reilly et al. (1983)
Giả thuyết 8: Tỷ suất thu nhập của cổ đông (MKRETURN) tương quan dương (+) với hệ số giá trên thu nhập (P/E)
Kỳ vọng về tương quan giữa tỷ suất thu nhập của cổ đông và P/E là đồng biến. Điều này được ủng hộ bởi nghiên cứu thực nghiệm của Samya Tahir (2012)
Bảng 2.1: Bảng tổng hợp kỳ vọng giả thuyết về tương quan giữa các biến
độc lập và biến phụ thuộc
Biến độc lập Dấu theo nghiên cứu thực nghiệm được báo cáo
Dấu theo dự đoán của các lý thuyết về P/E Dấu kỳ vọng của tác giả Hệ số giá thị trường trên giá trị sổ sách
(+) Lundberg and Kulling (2007)
(+)
Quy mô công ty
(+) Vahir Faezinia (2012)
(-) Lundberg and Kulling (2007) (+) Anderson and Brooks (2006) (+) Michele Bagella (2003) (+) Tốc độ tăng trưởng thu nhập (+) Vahir Faezinia (2012) (+) Azam (2010)
(+) Lundberg and Kulling (2007) (+) Reilly et al. (1983)
(+) Mơ hình
Hệ số rủi ro (-) Michele Bagella (2003) (-) Tỷ số nợ (-) Vahir Faezinia (2012)
(-) Lundberg and Kulling (2007) (-)
Hệ số thu nhập trên vốn cổ phần
(+) Vahir Faezinia (2012) (-) Lambros Stefanis (2002) (-) Salim Chahine & Taufiq Choudhry (2002) (+) Tỷ lệ cổ tức chi trả (+) Samya Tahir (2012) (+) Azam (2010) (+) Shilpa.M (2007) (+) Michele Bagella (2003) (+) Barry White (2000) (+) Lý thuyết tín hiệu cổ tức (+) Tỷ suất thu nhập của cổ đông (+) Samya Tahir (2012) (+)
2.3. Phương pháp nghiên cứu
Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu dạng bảng, do đó trong phần hồi quy, nghiên cứu này sẽ lần lượt đi qua cả ba mơ hình là mơ hình hồi quy tuyến tính thơng thường – pure pooled OLS, FEM và REM để chọn mơ hình thích hợp nhất. Để tìm hiểu xem phương pháp hồi quy nào là phù hợp nhất trong ba phương pháp trên, tác giả sử dụng hai kiểm định là Likehood Ratio và kiểm định Hausman (Hausman, 1978).
Sau khi hồi quy phương trình trên cho tồn mẫu để tìm các yếu tố ảnh hưởng đến P/E, tác giả còn thực hiện hồi quy theo từng năm nhằm đánh giá có hay không hiệu ứng ảnh hưởng của các biến độc lập lên tỷ số giá trên thu nhập qua các năm.
Để đảm bảo mơ hình sử dụng là phù hợp và các hệ số hồi quy có ý nghĩa, trước khi hồi quy tác giả tiến hành các phép kiểm định sau nhằm phát hiện các khuyết tật của mơ hình (nếu có).
Kiểm định đa cộng tuyến
Kiểm định đa cộng tuyến là một cách quan trọng khác để kiểm tra các biến là xem xét khả năng đa cộng tuyến tiềm ẩn. Điều này được thực hiện bằng cách tạo ra ma trận tương quan giữa các biến giải thích với nhau. Cách nhận biết hiện tượng đa cộng tuyến dễ nhìn thấy các hệ số tương quan giữa các biến gần bằng +/-1 (bằng 1 là tương quan hoàn toàn). Ngoài ra, cần kiểm tra mơ hình hồi quy có R2 rất cao và trị thống kê T (t-statistic) thấp, hoặc dấu của các hệ số hồi quy khác với dấu kỳ vọng cũng là dấu hiệu dễ nhận ra có hiện tượng đa cộng tuyến.
Kiểm định phương sai của nhiễu thay đổi
Đây là kiểm định phương sai của nhiễu thay đổi. Thông thường có hai cách kiểm tra phương sai của nhiễu thay đổi: vẽ đồ thị và dùng các kiểm định White. Do trong nghiên cứu này tác giả sử dụng dữ liệu bảng xử lý trên phần mềm Eviews, theo đó, hiện tượng phương sai của nhiễu thay đổi trong mơ hình hồi quy dữ liệu bảng vấn đề này đã được phần mềm tự xử lý
Kiểm định hiện tượng tự tương quan
Kiểm định này nhằm xác định có hay khơng hiện tượng tự tương quan trong mơ hình. Các phương pháp có thể sử dụng như vẽ đồ thị, kiểm định Durbin Waston. Tuy nhiên kiểm định Durbin Waston chỉ phù hợp đối với dữ liệu có thời kỳ quan sát lớn.
Kiểm định Hausman
Kiểm định trên nhằm lựa chọn phương pháp FEM hay REM phù hợp cho hồi quy dữ liệu mẫu, dựa trên giả định sau:
- H0 : REM phù hợp cho hồi quy dữ liệu mẫu hơn FEM - H1 : FEM phù hợp cho hồi quy dữ liệu mẫu hơn REM
Nếu α > p-value cho phép kết luận giả thuyết H0 bị bác bỏ, khi đó ta kết luận là FEM phù hợp hơn để sử dụng. Ngược lại, REM phù hợp cho mơ hình nếu chấp nhận giả thuyết H0.
Kiểm định hệ số các biến giải thích(βi) - H0 : hệ số khơng có ý nghĩa thống kê - H1 : hệ số có ý nghĩa thống kê
Nếu α > p-value thì giả thuyết H0 bị bác bỏ, hay nói cách khác là biến được kiểm định đó tác động tới biến phụ thuộc một cách có ý nghĩa thống kê.