TÀI NGUYÊN VỀ PHẦN MỀM

Một phần của tài liệu BG He thong thong tin quan ly (Trang 37 - 38)

CHƯƠNG 2 CÁC THÀNH PHẦN CỦA HỆ HỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ

2.3 TÀI NGUYÊN VỀ PHẦN MỀM

Tài nguyên về phần mềm là tổng thể các phần mềm hệ thống, phần mềm ứng dụng của HTTT quản lý.

2.3.1 Phần mềm hệ thống

Phần mềm hệ thống là các chương trình giúp người sử dụng quản lý, điều hành hoạt động của các thiết bị phần cứng (máy tính, máy in, máy fax, thiết bị nhớ…). Nó như một bộ phận kết nối giữa máy tính với các chương trình ứng dụng mà người sử dụng muốn thực hiện. Có hai nhóm phần mềm hệ thống:

23 Hệ điều hành quản lý tất cả các nguồn lực của hệ thống máy tính và cung

cấp một giao diện để người sử dụng có thể sử dụng được các nguồn lực của hệ thống (DOS, WINDOWS, UNIX,…). Nó có chức năng lên kế hoạch cho các chương trình của máy tính, phân phối tài ngun và giám sát các hoạt động của máy tính; cụ thể là:

23 Cung cấp chỗ trong bộ nhớ sơ cấp cho dữ liệu và các chương trình; kiểm tra các thiết bị ra, vào.

24 Phối hợp hoạt động giữa các khu vực của máy tính để đảm bảo cho người sử dụng có thể cùng lúc thực hiện nhiều công việc khác nhau.

25 Giám sát các hoạt động của máy tính, người sử dụng máy tính và bất kỳ sự xâm nhập trái phép vào hệ thống.

Một số hệ điều hành đã và đang được sử dụng là DOS, Windows, UNIX, LINUX… Các hệ điều hành hiện đại như Windows của Microsoft sử dụng giao diện đồ hoạ với các biểu tượng, nút bấm, thanh công cụ sắp xếp dễ hiểu, thao tác thực hiện khá dễ dàng. Ban đầu là các phiên bản như Windows 98, Windows 2000; hiện nay các phiên bản Windows XP, Windows 7 và Windows 8 rất mạnh, đáng tin cậy và được sử dụng phổ biến nhất.

5888 Các phần mềm biên dịch ngơn ngữ và phần mềm tiện ích

5888 Các chương trình dịch thuật ngơn ngữ đặc biệt nhằm biến đổi các chương trình viết bằng ngơn ngữ thuật tốn (như COBOL, FOTRAN, C…) sang ngơn ngữ máy để máy tính có thể thực thi được.

5889 Các phần mềm tiện ích thực hiện các nhiệm vụ thơng thường và có tính lặp như sao chép, sắp xếp phân loại, tính tốn, xố bộ nhớ sơ cấp… Chúng có thể được chia sẻ bởi tất cả mọi người sử dụng cũng như có thể dùng trong nhiều ứng dụng khi được yêu cầu.

2.3.2 Phần mềm ứng dụng

Phần mềm ứng dụng thường là đã được viết hồn chỉnh và đóng gói để phân phối đến các đối tượng người sử dụng khác nhau, tập trung chủ yếu vào việc hồn thành nhiệm vụ của người dùng cuối. Có thể phân thành hai nhóm: phần mềm đa năng và phần mềm chuyên dụng.

5888 Phần mềm đa năng:

5888 Phần mềm xử lý văn bản (Word processing) cho phép thực hiện các chức năng như soạn thảo văn bản, chèn biểu tượng, kẻ bảng biểu, lưu trữ và chỉnh sửa văn bản… Microsoft Word và Word Perfect là hai gói phần mềm xử lý văn bản phổ biến.

5889 Phần mềm bảng tính (Spreadsheet) cho phép thiết lập bảng tính (hiển thị dữ liệu trong các hàng và cột) và thực hiện các phép tính tốn, vẽ đồ thị… trên các dữ liệu đó. Phổ biến nhất là Microsoft Excel, Lotus 1-2-3.

5890 Các Hệ quản trị CSDL (Database Management System) như FOXPRO, ACCESS… cho phép lập ra và xử lý các danh sách, tạo tệp tin và cơ sở dữ liệu để lưu trữ dữ liệu, từ đó có thể tổng hợp thơng tin từ nhiều tệp tin để làm báo cáo.

5891 Phần mềm đồ hoạ, trình diễn văn bản (Presentation graphics) dùng để tạo ra văn bản trình bày chuyên nghiệp, chất lượng cao với các biểu đồ, đồ thị, âm thanh, hình ảnh động, trích đoạn video… Phổ biến nhất là Microsoft PowerPoint.

5892 Ngồi ra, cịn có các phần mềm trợ giúp thiết kế và chế tạo (AutoCAD); Thư điện tử; Phần mềm quản lý thông tin cá nhân (lịch công tác, danh bạ điện thoại, sổ ghi chép, danh thiếp, nhật ký…); Phần mềm đa phương tiện (trợ giúp kết nối dữ liệu dạng văn bản, hình ảnh và âm thanh trên các thiết bị video và audio); Phần mềm tự động hố văn phịng.

5889 Phần mềm chun dụng: bao gồm các phần mềm sử dụng cho các công việc

chuyên biệt, như phần mềm kế toán, phần mềm ngân hàng, phần mềm quản trị doanh nghiệp, phần mềm marketing…

Một phần của tài liệu BG He thong thong tin quan ly (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(184 trang)
w