TÌNH HÌNH SỬ DỤNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TRONG

Một phần của tài liệu Biện pháp phòng ngừa rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (Trang 33 - 50)

TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA BIDV 2.2.1. Quy trình nghiệp vụ về phương thức tín dụng chứng từ của BIDV

Các nghiệp vụ thanh toán của ngân hàng chứa đựng rất nhiều rủi ro. Nhằm hạn chế những rủi ro trong tác nghiệp, BIDV đã nhanh chóng ban hành những quy trình thanh toán thống nhất, áp dụng chung cho toàn hệ thống. Đây là việc hết sức quan trọng và cần thiết cho hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng.

2.2.1.1. Các quy định ca BIDV v phương thc thanh toán tín dng chng t

Trước đây, BIDV đã ban hành nhiều quy định về thanh toán quốc tế có phạm vi áp dụng trong toàn hệ thống. Sau dự án hiện đại hóa, BIDV đã ban hành Quy trình mới cho phù hợp. Mục đích chung của quy trình là thống nhất trình tự và thủ tục thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế tại tất cả các chi nhánh BIDV, nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ và đảm bảo an toàn hệ thống. Ngoài ra, BIDV còn ban hành các văn bản như hướng dẫn kiểm tra chứng từ, quy định về chiết khấu chứng từ…

2.2.1.2. Gii thiu v quy trình nghip v thanh toán L/C

Quy trình thanh toán quốc tế quy định rõ các nghiệp vụ như phát hành thư tín dụng, thanh toán thư tín dụng trả ngay và trả chậm, bảo lãnh nhận hàng, ký hậu vận đơn, nhờ thu hàng nhập, thông báo thư tín dụng, nhờ thu hàng xuất, chiết khấu bộ chứng từ… (tham khảo tại phụ lục 6).

Nói tóm lại, để tìm hiểu các rủi ro thường gặp trong phương thức thanh toán L/C và nguy cơ xảy ra các rủi ro đó tại BIDV, trước hết cần phải nghiên cứu kỹ các khái niệm về tín dụng chứng từ và quy trình thanh toán. Trên đây là các lý luận về chung về phương thức tín dụng chứng từ và đặt biệt là quy trình thanh toán của BIDV.

2.8 3.8 3.4 4.2 6.45 2001 2002 2003 2004 2005 Tỷ USD

2.2.2. Tình hình hoạt động thanh toán quốc tế của BIDV

2.2.2.1. Tình hình hot động thanh toán quc tế (2001-2005)

Sự phát triển của ngành ngoại thương đã tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển hoạt động thanh toán quốc tế của ngành ngân hàng. Không nằm ngoài xu thế phát triển chung đó, hoạt động thanh toán quốc tế của BIDV trong những năm qua có sự tăng trưởng vượt bậc.

2.2.2.1.1. Doanh s thanh toán quc tế

Với mạng lưới chi nhánh ngày càng mở rộng và ngày càng nhiều chi nhánh có thêm dịch vụ thanh toán quốc tế đã có tác động tích cực đến việc tăng trưởng doanh số thanh toán quốc tế. Tăng trưởng hoạt động thanh toán quốc tế một phần là do kết quả từ chủ trương của BIDV về tăng trưởng hoạt động tín dụng về cho vay tài trợ thương mại đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Năm 2005, doanh số hoạt động thanh toán quốc tế tăng gần gấp ba lần so với 5 năm trước đạt gần 6,5 tỷ đô la Mỹ, với tốc độ tăng trưởng bình quân các năm đạt gần 24%/năm.

Hình 2.8. Doanh số thanh toán quốc tế

Trong tổng doanh số, tỷ trọng doanh số nhập khẩu tăng tưởng mạnh chiếm 64% doanh số thanh toán xuất nhập khẩu năm 2001, đến năm 2005 tỷ trọng này là 72%. Tốc độ tăng trưởng bình quân doanh số hàng nhập qua các năm đạt khoảng 28%/năm. Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng bình quân doanh số xuất khẩu chậm hơn đạt 17%/năm, và tỷ trọng doanh số thanh toán hàng xuất giảm từ 36% năm 2001 xuống còn 28% năm 2005. Doanh số hàng nhập tăng mạnh đạt trên 146% so với năm trước.

Nhìn chung, hoạt động tài trợ nhập khẩu đạt hiệu quả hơn tài trợ hàng xuất. Doanh số thanh toán hàng nhập khẩu tăng trưởng nhanh hơn và chiếm tỷ trọng lớn

Hình 2.9. Tỷ trọng doanh số thanh toán hàng nhập và xuất khẩu Nhập 64% Xuất 36% Năm 2001 Nhập 72% Năm 2005 Xuất 28%

Với công nghệ hiện đại hơn và chất lượng của đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp hơn, chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế của BIDV càng được nâng cao. Bằng chất lượng dịch vụ tốt nhất, hoạt động thanh toán quốc tế của BIDV ngày càng thu hút thêm nhiều khách hàng trong và ngoài nước về hoạt động tại BIDV càng nhiều. Liên tục nhiều năm, BIDV được các ngân hàng Mỹ đánh giá là ngân hàng đại lý có chất lượng điện giao dịch tốt nhất tại Việt Nam.

2.2.2.1.2. Thu phí dch v thanh toán quc tế

Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ không những làm tăng trưởng về doanh số hoạt động, mà thu phí dịch vụ thanh toán quốc tế trong 5 năm qua cũng tăng trưởng không ngừng. Trọng tâm phát triển của BIDV trong trong giai đoạn tới là chú trọng vào phát triển dịch vụ, mà nhất là dịch vụ thanh toán quốc tế. Tỷ trọng thu phí dịch vụ thanh toán quốc tế bình quân chiếm từ 20-25% trong tổng thu phí dịch vụ của BIDV.

Hình 2.10. Cơ cấu doanh số thu phí dịch vụ năm 2005

Thu phí dịch vụ thanh toán quốc tế tăng trưởng theo nhịp độ của doanh số. Có thể thấy khoản phí thu được từ dịch vụ thanh toán quốc tế tăng đều qua các năm, đến năm 2005 khoản phí thu được trên 75 tỷ đồng, gấp 2 lần so với 37 tỷ đồng năm 2001.

2001 2002 2003 2004 2005

T

BIDV đã sử dụng chương trình dành riêng cho nghiệp vụ thanh toán quốc tế với điểm nổi bật là các chi nhánh giao dịch trực tuyến, không phải xử lý qua trung tâm làm cho quá trình thực hiện giao dịch nhanh chóng và thuận tiện. Chương trình tập trung tất cả các dữ liệu tại hội sở chính, là công cụ hỗ trợ tích cực cho công tác quản trị điều hành của hội sở chính và cập nhật thông tin của toàn hệ thống chính xác kịp thời. Chương trình cũng được bổ sung nhiều sản phẩm dịch vụ hiện đại để phục vụ khách hàng tốt hơn và nâng cao năng lực cạnh tranh về thanh toán quốc tế của BIDV.

2.2.2.2. T trng hot động thanh toán quc tế ca các chi nhánh

Bên cạnh việc mở rộng mạng lưới hoạt động, số lượng các chi nhánh có hoạt động thanh toán quốc tế cũng gia tăng nhanh chóng. So với số lượng 39 chi nhánh có hoạt động thanh toán quốc tế vào năm 2001, sau 5 năm con số này đạt đến 70 chi nhánh. Như vậy, có thể thấy hoạt động thanh toán quốc tế của BIDV không những tăng trưởng về doanh số mà số lượng chi nhánh có loại hình dịch vụ này.

Hình 2.12. Số lượng chi nhánh hoạt động Thanh toán quốc tế

39 42 52

60 70

2001 2002 2003 2004 2005

Trước đây, các hoạt động thanh toán quốc tế đều thực hiện chủ yếu thông qua Hội sở chính. Thời điểm năm 2002 trở về trước, doanh số hoạt động thanh toán quốc tế qua Hội sở chính chiếm tỷ trọng khá lớn (khoảng 20%) trong hệ thống BIDV. Ngoài một số chi nhánh lớn được phép giao dịch trực tiếp như Sở Giao dịch 1 chiếm khoảng 17% doanh số, Chi nhánh Tp.HCM chiếm 16%, Chi nhánh Hà Nội chiếm 7%..., hầu hết các chi nhánh còn lại đều phải giao dịch thông qua Hội sở.

Từ khi hiện đại hóa, tất cả các chi nhánh đều sử dụng chương trình mới, Hội sở chính chỉ đóng vai trò quản lý chi nhánh và các hoạt động hỗ trợ cho các chi nhánh nhỏ đều thông qua Trung tâm tài trợ thương mại thuộc Ban kinh doanh đối ngoại. Với số lượng chi nhánh hoạt động thanh toán quốc tế ngày càng nhiều làm cho tỷ trọng doanh số của các chi nhánh lớn giảm đáng kể, Sở giao dịch 1 chỉ chiếm khoảng 8%, Chi nhánh Tp.HCM chiếm 8,5%, Chi nhánh Hà Nội là 2%...

2.2.2.3. Tình hình thanh toán bng phương thc L/C

Nếu như phương thức thanh toán khác đều có bất lợi cho một phía là người mua hoặc người bán và ngân hàng chỉ là trung gian thanh toán thì phương thức thanh toán tín dụng chứng từ có nhiều tính năng ưu việt hơn và ngân hàng đóng vai trò quan trọng đảm bảo an toàn cho cả bên người mua lẫn người bán. Như đã trình bày trong phần cơ sở lý luận, phương thức thanh toán tín dụng chứng từ đã được ngày càng nhiều doanh nghiệp lựa chọn khi thanh toán hàng hóa trong giao dịch thương mại quốc tế. 1.71 1.09 1.87 1.53 2.43 1.37 2.71 1.49 3.71 2.74 2001 2002 2003 2004 2005

Doanh số L/C trong tổng doanh số TTQT

L/C

Tỷ USD

Khác

Hình 2.14. Doanh số thanh toán L/C

Từ số liệu hoạt động qua các năm, có thể thấy phương thức thanh toán L/C chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng doanh số hoạt động. Các doanh nghiệp thanh toán xuất nhập khẩu qua BIDV đa phần sử dụng phương thức thanh toán L/C. Tăng đồng thời với doanh số thanh toán quốc tế, doanh số thanh toán bằng phương thức L/C cũng không ngừng tăng lên qua các năm và ước đạt khoảng 3,71 tỷ đô la Mỹ vào năm 2005.

Năm 2005 Khác 42% L/C 58% Năm 2001 Khác 39% L/C 61%

Tỷ trọng thanh toán bằng L/C trong giai đoạn 2001-2005 luôn chiếm tỷ trọng đa phần trên 50% trong doanh số thanh toán quốc tế của BIDV. Năm 2001 doanh số thanh toán bằng L/C chiếm 61% trong tổng doanh số và đến năm 2005 giảm xuống còn 58%. Tỷ trọng phương thức thanh toán L/C giảm tương đối so với trước đây song xét về giá trị tuyệt đối vẫn tăng trưởng mạnh.

Có thể thấy tỷ trọng thanh toán L/C luôn chiếm đa phần trong hoạt động thanh toán quốc tế của BIDV. Điều này cho thấy tầm quan trọng của phương thức thanh toán này đối với ngân hàng. Từ những phân tích trên đây có thể thấy ngoài việc nắm vững kiến thức về nghiệp vụ thanh toán L/C và nguyên tắc liên quan đến phương thức thanh toán này, một điều quan trọng nữa là cần phải xem xét và đánh giá khả năng xảy ra rủi ro cho ngân hàng khi sử dụng phương thức này.

2.3. ĐIỀU TRA KHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG XẢY RA CÁC RỦI RO

ĐỐI VỚI BIDV KHI SỬ DỤNG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN L/C

Như đã phân tích ở phần trên, phương thức tín dụng chứng từ được khách hàng tại BIDV chủ yếu dùng trong thanh toán. Vấn đề đặt ra là khi sử dụng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, những rủi ro nào có thể xảy ra cho các chi nhánh BIDV? Thông qua những rủi ro thường gặp đối với các ngân hàng, ta có thể để đưa ra những biện pháp nào nhằm hạn chế chúng trong hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng.

2.3.1. Mục tiêu của khảo sát

Để đánh giá được khả năng xảy ra các rủi ro cho BIDV khi sử dụng phương thức L/C, tôi đã chọn phương pháp khảo sát điều tra các chi nhánh của BIDV. Phương pháp này sẽ cho kết quả đánh giá rất khách quan về những loại rủi ro mà các chi nhánh

2.3.2. Quy mô khảo sát và đối tượng được phỏng vấn

Để kết quả điều tra mang tính khách quan và có được số mẫu lớn, tôi đã tiến hành phát bảng câu hỏi đến tất cả 82 đơn vị của hệ thống. Phương thức điều tra chủ yếu thông qua mạng thông tin nội bộ để giảm thiểu chi phí, trong đó một số chi nhánh đã trả lời bằng điện thoại, fax... Thông qua phần thống kê của bảng câu hỏi, đối tượng được phỏng vấn chia thành ba loại. Các chi nhánh chưa có hoạt động thanh toán quốc tế thuộc đối tượng thứ nhất. Các chi nhánh có hoạt động thanh toán quốc tế nhưng chưa sử dụng phương thức L/C thuộc đối tượng thứ hai. Còn các chi nhánh đã có giao dịch L/C là đối tượng thứ ba. Theo mục tiêu khảo sát thì đây là đối tượng chính của cuộc điều tra. BIDV hiện có đến 70 chi nhánh có hoạt động thanh toán quốc tế, trong đó không phải chi nhánh nào cũng có sử dụng nghiệp vụ tín dụng chứng từ. Như vậy, số lượng đối tượng chính của điều tra phụ thuộc vào kết quả khảo sát.

2.3.3. Nội dung bảng câu hỏi

Một trong những khâu quan trọng trong phương pháp điều tra là việc thiết lập bảng câu hỏi (hay phiếu thăm dò). Nội dung của bảng câu hỏi phải phản ánh được những thông tin cần thiết để rút ra được những kết luận quan trọng phục vụ cho mục tiêu đã nêu trên đây. Chính vì thế, bảng câu hỏi thăm dò ý các chi nhánh của BIDV về khả năng xảy ra rủi ro trong phương thức thanh toán L/C sẽ bao gồm những nội dung chính yếu như sau (tham khảo Bảng câu hỏi tại phụ lục 7).

TRẢLỜI Thang điểm ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC PHỎNG VẤN PHẦN CÂU HỎI CHÍNH KẾT QUẢĐIỀU TRA PHẦN BỔ SUNG Các câu hỏi PHẦN THỐNG KẾ ĐÁNH GIÁ VÀ BIỆN PHÁP

2.3.3.1. Thông tin ca người tr li

Đây là một thông tin rất quan trọng. Nó sẽ phản ánh về đối tượng được điều tra, từ đó rút ra được chất lượng điều tra và độ tin cậy của kết quả khảo sát. Nếu người được điều tra là những người thực tế đã làm qua và có nhiều kinh nghiệm về nghiệp vụ thanh toán L/C sẽ cho những câu trả lời với mức độ chính xác cao hơn. Những người nắm giữ những chức vụ quan trọng sẽ là người sẽ đáp ứng được yêu cầu trên như trưởng bộ phận thanh toán quốc tế, hoặc bộ phận dịch vụ khách hàng, hoặc trưởng chi nhánh phụ trách về thanh toán quốc tế, hoặc những người có chức vụ tương đương… Đây chỉ là chỉ tiêu định tính chứ không phải định lượng, nên rất khó có được kết luận chính xác về chất lượng điều tra mà chỉ thể hiện một cách tương đối.

2.3.3.2. Thang đim cho các câu hi

Để có được tiêu chuẩn chung cho việc đánh giá khả năng xảy ra các loại rủi ro trong bảng câu hỏi có phần thang điểm cho từng loại rủi ro trong các câu hỏi. Mỗi loại rủi ro sẽ được cho điểm từ 1 (không có khả năng xảy ra loại rủi ro này) đến 5 (có rất nhiều khả năng xảy ra loại rủi ro này). Từ đó, loại rủi ro nào mà điểm càng nhiều sẽ có nguy cơ xảy ra càng cao và ngược lại.

Thang điểm này sẽ cho ra được những kết quả định lượng dựa theo số điểm mà người trả lời cho. Với giả định, n là tổng số phiếu trả lời hợp lệ của các chi nhánh có sử dụng phương thức L/C, ta có thể có thể rút ra thang điểm kết luận như sau:

Bảng 2.3. Thang điểm kết luận Tổng sốđiểm cho từng loại rủi ro ≤n ≤2n ≤3n ≤4n ≤5n Không có khả năng xảy ra Ít có khxảy ra ả năng Có khxảy ra ả năng Có nhinăng xềảu khy ra ả Có rnăấng xt nhiảềy ra u khả 2n

Có nguy cơ xảy ra rủi ro cho ngân hàng

Khả năng xảy ra rủi ro tăng dần

Theo kết quả khảo sát, mỗi loại rủi ro sẽ có được tổng số điểm tương ứng với khả năng xảy ra đối với ngân hàng. Từ thang điểm kết luận, tổng số điểm của rủi ro nào không vượt quá 2n sẽ được xem là những loại rủi ro ít hoặc không có khả năng xảy ra cho ngân hàng. Do vậy, đối với những rủi ro có số điểm trên 2n thì ngân hàng nên tập trung vào những biện pháp làm giảm thiểu khả năng xảy ra chúng.

2.3.3.3. Các câu hi

Nội dung chính của bảng câu hỏi bao gồm 14 câu được chia làm 3 phần, với mục đích của từng phần thể hiện trong mô hình khảo sát ở mô hình khảo sát dưới đây.

Phần câu hỏi thống kê (từ câu 1 - 4) sẽ phản ánh được tỷ trọng chi nhánh có hoạt động thanh toán quốc tế, tỷ trọng chi nhánh có sử dụng phương thức L/C và quy mô hoạt động thanh toán quốc tế của các chi nhánh. Phần câu hỏi chính (từ câu 5 - 12) thể hiện mục tiêu chính của cuộc điều tra khảo sát này. Kết quả phần này sẽ cho ra kết luận của khảo sát. Phần câu hỏi bổ sung (câu 13, 14) là những ý kiến đóng góp cho các biện pháp phòng ngừa rủi ro và nâng cao hoạt động thanh toán quốc tế cho BIDV. Bảng câu hỏi được thiết kế dành cho 3 đối tượng nêu trên nên câu 1, 2 sẽ tương ứng loại bỏ dần

Một phần của tài liệu Biện pháp phòng ngừa rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (Trang 33 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)