Các ngân hàng nước ngoài thường sử dụng các chương trình quản lý với kỹ thuật và công nghệ rất hiện đại để giảm bớt những rủi ro liên quan đến công nghệ. Các chi nhánh của ngân hàng ở bất kỳ đâu đều có thể truy cập thông tin của khách hàng, ngân hàng phục vụ cho nghiệp vụ của mình nên giảm được những rủi ro do thiếu thông tin. Ngoài ra, các ngân hàng này đều có các chương trình đào tạo nhân sự bài bản bằng những khóa huấn luyện dài ngày ở trung tâm đào tạo của hội sở, trao đổi thông tin giữa các chi nhánh, học hỏi kinh nghiệm tổ chức quản lý của nhau.
Chẳng hạn, Citibank là ngân hàng hàng đầu có đội ngũ huấn luyện chuyên nghiệp, các nhân viên cao cấp, có chuyên viên tư vấn nghiệp vụ có thể giải đáp các tình huống phức tạp cho các chi nhánh. Do vậy, nhân viên của họ làm việc chuyên nghiệp, tác phong nhanh nhẹn, thao tác thuần thục. Họ luôn đặt chất lượng công việc
Hiện nay, đây là cách làm của các ngân hàng lớn trên thế giới có nhiều chi nhánh, lượng giao dịch lớn như Citibank có trung tâm xử lý tài chính thương mại ở Penang (Malaysia), Bank of New York có trung tâm xử lý ở Thượng Hải (Trung Quốc), American Express Bank có trung tâm tại Singapore...
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Chương này trình bày những kiến cơ bản về phương thức thanh toán tín dụng chứng từ như khái niệm về tín dụng thư, phân loại tín dụng thư, quy trình thanh toán tín dụng chứng từ. Bên cạnh đó, cũng đề cập đến khái niệm rủi ro và một số rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ. Có nhiều cách phân loại rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ. Có thể phân loại theo vai trò của ngân hàng tham gia thanh toán bao gồm: rủi ro đối với ngân hàng phát hành L/C, rủi ro đối với ngân hàng xác nhận, rủi ro đối với ngân hàng thông báo L/C và rủi ro đối với ngân hàng chiết khấu… Ngoài ra, một ngân hàng hiện đại phải đối mặt các loại rủi ro sau: rủi ro hoạt động ngoại bảng, rủi ro tỷ giá, rủi ro công nghệ và hoạt động, rủi ro quốc gia...
Từ các tình huống, sự kiện đã xảy ra trên thực tế ở Việt Nam thì các ngân hàng có thể rút ra bài học cho mình. Ngoài ra, một số kinh nghiệm phòng ngừa rủi ro của các ngân hàng nước ngoài sẽ là một tư liệu tham khảo có giá trị cho các ngân hàng Việt Nam. Vì ngân hàng chúng ta còn non kém về nghiệp vụ, nhân viên còn thiếu trách nhiệm, ít cập nhật thông tin, cơ chế quản lý nặng nề kém hiệu quả dễ phát sinh tiêu cực và tiềm ẩn rủi ro cao.
Trên đây là cơ sở khoa học về những rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ. Chương tiếp theo sẽ trình bày khái quát về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam và đánh giá về khả năng xảy ra những rủi ro trên như thế nào?
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG XẢY RA RỦI RO KHI THANH TOÁN
BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI
NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
Chương này phần lớn sẽ nêu lên những rủi ro mà Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam có thể gặp khi giao dịch tín dụng chứng từ thông qua đánh giá khảo sát từ các chi nhánh. Trước khi đi vào đánh giá rủi ro cho ngân hàng, ta sẽ tìm hiểu khái quát về hoạt động của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (viết tắt là BIDV) được hình thành từ rất sớm và được tổ chức hoạt động theo mô hình Tổng công ty nhà nước. Năm 1957, tiền thân của BIDV là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam ra đời, được đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam từ năm 1981. Và chính thức đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam từ năm 1990. Giai đoạn 1995 - 1996 là mốc đánh dấu sự chuyển đổi cơ bản của BIDV, được ghi nhận là thời kỳ “chuyển mình, đổi mới, lớn lên cùng đất nước”; chuẩn bị nền móng vững chắc và tạo đà cho sự “cất cánh” của BIDV sau năm 2005; khẳng định vị trí, vai trò trong sự nghiệp đổi mới, thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
2.1.2. Những thành quảđạt được của BIDV
2.1.2.1. Phát triển quy mô hoạt động
Sự lớn mạnh về quy mô hoạt động được thể hiện ở sự gia tăng, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Từ một ngân hàng chủ yếu thực hiện nhiệm vụ cấp phát vốn ngân sách đến nay BIDV đã thực sự chuyển sang mô hình ngân hàng thương mại. Từ năm 1990, bên cạnh nguồn vốn ngân sách, BIDV đã chủ động huy động vốn trung,
2.1.2.2. Phát triển công nghệ ngân hàng
Xác định công nghệ là điều kiện để phát triển mô hình ngân hàng hiện đại, BIDV đã đầu tư nguồn lực phát triển lĩnh vực này. BIDV đã nối mạng thanh toán điện tử liên ngân hàng với hơn 200 đơn vị, tham gia hệ thống SWIFT, thanh toán song biên với một số ngân hàng bạn, trang bị đầy đủ hệ thống máy chủ, máy trạm và các chương trình thanh toán tập trung, hạch toán kế toán, thông tin... phục vụ quản trị điều hành. Đặc biệt với việc triển khai thành công dự án hiện đại hóa ngân hàng do Ngân hàng thế giới tài trợ, nhiều sản phẩm dịch vụ ứng dụng công nghệ đã được áp dụng.
2.1.2.3. Phát triển hệ thống tổ chức và nguồn nhân lực
Mô hình tổ chức của BIDV gồm 05 khối lớn: khối ngân hàng thương mại (3 sở giao dịch và 79 chi nhánh trên toàn quốc), khối Công ty (5 công ty cho thuê tài chính, bảo hiểm, chứng khoán, quản lý và khai thác nợ), khối các đơn vị sự nghiệp (trung tâm công nghệ thông tin, trung tâm đào tạo), khối liên doanh (2 công ty và 2 ngân hàng) và khối đầu tư. Tham khảo mô hình tổ chức và sơ đồ tổ chức Hội sở chính của BIDV tại phụ lục 5.
Bảng 2.1. Đơn vị thành viên và số lượng nhân viên của BIDV
Chỉ tiêu 1986 1990 1998 2000 2002 2004 2005
Đơn vị thành viên * 43 45 66 68 74 86 91
Số nhân viên 1.600 2.000 4.400 4.800 6.500 8.530 9.300
* Bao gồm các chi nhánh cấp 1, các công ty trực thuộc, các trung tâm (chưa bao gồm các liên doanh)
Đến năm 2005, tổng số cán bộ công nhân viên của toàn hệ thống đạt trên 9.300, trong đó trên 77% có trình độ đại học và trên đại học, cán bộ trẻ chiếm khoảng 70%,
2.1.2.4. Hợp tác cùng phát triển
Thời gian qua, BIDV không ngừng nhận được sự hỗ trợ, hợp tác của các ngân hàng bè bạn trong nước và quốc tế. Sự hợp tác trước hết là trong lĩnh vực đào tạo cán bộ, chia sẻ kinh nghiệm, hợp tác phát triển công nghệ, kỹ thuật, cùng chia sẻ những khó khăn. Đồng thời mở rộng quan hệ trên nhiều lĩnh vực khác nhau như vay vốn, tài trợ xuất nhập khẩu, uỷ thác, thanh toán, bảo lãnh, và ngân hàng đại lý... Năm 1997, BIDV đã có quan hệ đại lý với 400 ngân hàng, đến nay đã lên đến gần 1000 đại lý.
2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh
2.1.3.1. Công tác huy động vốn
Hiện nay, thị trường tiền tệ có nhiều khó khăn, phức tạp và cạnh tranh quyết liệt, BIDV đã chấp hành nghiêm túc các chính sách vĩ mô của Ngân hàng Nhà nước, bám sát diễn biến thị trường trong nước và quốc tế để có quyết sách kịp thời, hiệu quả đảm bảo giữ được nền vốn và tăng trưởng tốt hơn. Nguồn huy động đến cuối năm 2005 tăng 29,3% so với năm 2004, cao nhất trong 5 năm trở lại đây; chiếm 73,8% trên tổng tài sản. Thị phần huy động vốn của BIDV tính đến cuối năm 2005 so với tổng huy động vốn của ngành ngân hàng đạt 15,7%, tăng so với năm 2004.
Hình 2.4. Tiền gửi và các khoản phải trả khách hàng
2.1.3.2. Công tác tín dụng
Cơ cấu tín dụng từng bước chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng dư nợ trung dài hạn giảm (hình 2.7). Tỷ trọng dư nợ cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh và có vốn đầu tư nước ngoài tăng, chiếm 48% tổng dư nợ. Chất lượng tín dụng được cải thiện đáng kể biểu hiện ở tỷ lệ dư nợ có tài sản đảm bảo trên tổng dư nợ đạt 66% và tỷ lệ nợ quá hạn cuối năm 2005 là 3,2% (theo chuẩn mực kế toán Việt Nam).
Hình 2.6. Cơ cấu tín dụng
Công tác quản lý giới hạn tín dụng đối với các ngành kinh tế đã đạt được bước tiến quan trọng, giảm tỷ lệ cho vay xây lắp và đẩy mạnh cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay tiêu dùng, xuất nhập khẩu…
2.1.3.3. Hoạt động dịch vụ
Với sự quyết tâm của toàn hệ thống, dịch vụ BIDV đã có nhiều khởi sắc, phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu. Bên cạnh những sản phẩm dịch vụ truyền thống như thanh toán, bảo lãnh ngân quỹ, kinh doanh tiền tệ..., BIDV chú trọng nghiên cứu phát triển các sản phẩm dịch vụ mới. Chỉ tiêu thu dịch vụ năm 2005 của BIDV tăng mạnh so với năm 2004, nhiều sản phẩm mới ra đời với chất lượng cao hơn và đáp ứng
Hình 2.7. Tăng trưởng thu dịch vụ ròng
Hoạt động thanh toán trong nước khởi sắc sau dự án hiện đại hóa, đẩy nhanh tốc độ xử lý giao dịch, tạo khả năng phát triển các sản phẩm mới trong lĩnh vực thanh toán. BIDV đã xây dựng các chương trình, ứng dụng mới, thực hiện kết nối giữa một số chi nhánh của BIDV với các ngân hàng để phục vụ khách hàng nhằm tăng thu dịch vụ, giảm chi phí cho toàn ngành.
Hoạt động thanh toán quốc tế đã thực sự có những bước tiến đáng kể. Trung tâm tài trợ thương mại hoạt động với quy mô ngày càng lớn hơn, các sản phẩm thanh toán quốc tế đã được thay đổi và bổ sung nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng, đồng thời vẫn đảm bảo tốc độ xử lý giao dịch nhanh chóng, an toàn hơn. Hoạt động dịch vụ thanh toán quốc tế sẽ được phân tích sâu trong phần dưới đây.
Hoạt động kinh doanh ngoại tệ tăng trưởng đều qua các năm. Doanh số mua bán ngoại tệ năm 2005 đạt 13,8 tỷ đô la Mỹ, tăng 40% so với năm 2004. Ngân hàng thực hiện giao dịch với trên 15 loại ngoại tệ mạnh khác nhau nhằm đa dạng hóa ngoại tệ phục vụ khách hàng. Hoạt động mua bán buôn ngoại tệ được quản lý tập trung tại Hội sở chính theo đó các giao dịch liên ngân hàng được thực hiện tại Hội sở chính. Hoạt động mua bán ngoại tệ lẻ phục vụ doanh nghiệp, tổ chức xã hội, cá nhân được thực hiện tại các chi nhánh trên phạm vi toàn quốc nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu của khách hàng với nhiều sản phẩm dịch vụ đa dạng.
Hoạt động bảo lãnh có sự tăng trưởng cả về doanh số và phí thu từ hoạt động bảo lãnh. Các loại hình bảo lãnh phát triển đa dạng, ngoài các loại hình truyền thống như bảo lãnh thi công, thực hiện hợp đồng, cam kết thanh toán L/C… BIDV còn chú trong đến loại hình bảo lãnh thanh toán trái phiếu… Trong năm qua, toàn hệ thống đã
khác nhau. Sản phẩm thẻ của BIDV ngày càng được bổ sung nhiều tiện ích hơn.
2.2. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ
TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA BIDV 2.2.1. Quy trình nghiệp vụ về phương thức tín dụng chứng từ của BIDV
Các nghiệp vụ thanh toán của ngân hàng chứa đựng rất nhiều rủi ro. Nhằm hạn chế những rủi ro trong tác nghiệp, BIDV đã nhanh chóng ban hành những quy trình thanh toán thống nhất, áp dụng chung cho toàn hệ thống. Đây là việc hết sức quan trọng và cần thiết cho hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng.
2.2.1.1. Các quy định của BIDV về phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
Trước đây, BIDV đã ban hành nhiều quy định về thanh toán quốc tế có phạm vi áp dụng trong toàn hệ thống. Sau dự án hiện đại hóa, BIDV đã ban hành Quy trình mới cho phù hợp. Mục đích chung của quy trình là thống nhất trình tự và thủ tục thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế tại tất cả các chi nhánh BIDV, nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ và đảm bảo an toàn hệ thống. Ngoài ra, BIDV còn ban hành các văn bản như hướng dẫn kiểm tra chứng từ, quy định về chiết khấu chứng từ…
2.2.1.2. Giới thiệu về quy trình nghiệp vụ thanh toán L/C
Quy trình thanh toán quốc tế quy định rõ các nghiệp vụ như phát hành thư tín dụng, thanh toán thư tín dụng trả ngay và trả chậm, bảo lãnh nhận hàng, ký hậu vận đơn, nhờ thu hàng nhập, thông báo thư tín dụng, nhờ thu hàng xuất, chiết khấu bộ chứng từ… (tham khảo tại phụ lục 6).
Nói tóm lại, để tìm hiểu các rủi ro thường gặp trong phương thức thanh toán L/C và nguy cơ xảy ra các rủi ro đó tại BIDV, trước hết cần phải nghiên cứu kỹ các khái niệm về tín dụng chứng từ và quy trình thanh toán. Trên đây là các lý luận về chung về phương thức tín dụng chứng từ và đặt biệt là quy trình thanh toán của BIDV.
2.8 3.8 3.4 4.2 6.45 2001 2002 2003 2004 2005 Tỷ USD
2.2.2. Tình hình hoạt động thanh toán quốc tế của BIDV
2.2.2.1. Tình hình hoạt động thanh toán quốc tế (2001-2005)
Sự phát triển của ngành ngoại thương đã tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển hoạt động thanh toán quốc tế của ngành ngân hàng. Không nằm ngoài xu thế phát triển chung đó, hoạt động thanh toán quốc tế của BIDV trong những năm qua có sự tăng trưởng vượt bậc.
2.2.2.1.1. Doanh số thanh toán quốc tế
Với mạng lưới chi nhánh ngày càng mở rộng và ngày càng nhiều chi nhánh có thêm dịch vụ thanh toán quốc tế đã có tác động tích cực đến việc tăng trưởng doanh số thanh toán quốc tế. Tăng trưởng hoạt động thanh toán quốc tế một phần là do kết quả từ chủ trương của BIDV về tăng trưởng hoạt động tín dụng về cho vay tài trợ thương mại đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Năm 2005, doanh số hoạt động thanh toán quốc tế tăng gần gấp ba lần so với 5 năm trước đạt gần 6,5 tỷ đô la Mỹ, với tốc độ tăng trưởng bình quân các năm đạt gần 24%/năm.
Hình 2.8. Doanh số thanh toán quốc tế
Trong tổng doanh số, tỷ trọng doanh số nhập khẩu tăng tưởng mạnh chiếm 64% doanh số thanh toán xuất nhập khẩu năm 2001, đến năm 2005 tỷ trọng này là 72%. Tốc độ tăng trưởng bình quân doanh số hàng nhập qua các năm đạt khoảng 28%/năm. Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng bình quân doanh số xuất khẩu chậm hơn đạt 17%/năm, và tỷ trọng doanh số thanh toán hàng xuất giảm từ 36% năm 2001 xuống còn 28% năm 2005. Doanh số hàng nhập tăng mạnh đạt trên 146% so với năm trước.
Nhìn chung, hoạt động tài trợ nhập khẩu đạt hiệu quả hơn tài trợ hàng xuất. Doanh số thanh toán hàng nhập khẩu tăng trưởng nhanh hơn và chiếm tỷ trọng lớn
Hình 2.9. Tỷ trọng doanh số thanh toán hàng nhập và xuất khẩu Nhập 64% Xuất 36% Năm 2001 Nhập 72% Năm 2005 Xuất 28%
Với công nghệ hiện đại hơn và chất lượng của đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp hơn, chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế của BIDV càng được nâng cao. Bằng chất lượng dịch vụ tốt nhất, hoạt động thanh toán quốc tế của BIDV ngày càng thu hút thêm nhiều khách hàng trong và ngoài nước về hoạt động tại BIDV càng nhiều. Liên tục nhiều năm, BIDV được các ngân hàng Mỹ đánh giá là ngân hàng đại lý có chất lượng điện giao dịch tốt nhất tại Việt Nam.
2.2.2.1.2. Thu phí dịch vụ thanh toán quốc tế
Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ không những làm tăng trưởng về doanh số hoạt động, mà thu phí dịch vụ thanh toán quốc tế trong 5 năm qua cũng tăng trưởng