Đánh giá phẩm chất gạo

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp kỹ sư khoa học cây trồng chuyên ngành công nghệ giống cây trồng đánh giá năng suất và phẩm chất của 10 giống dòng lúa thơm vụ đông-xuân năm 2012 - 2013 tại xã thanh phú, huyện bến lức tỉnh long an (Trang 41 - 46)

3.2.1 Chất lượng thương phẩm

Chiều dài và hình dạng hạt gạo là một trong những chỉ tiêu quan trọng để phân loại hạt gạo xuất khẩu và phụ thuộc rất lớn vào thị hiếu tiêu dùng của từng quốc gia.

Kết quả của Bảng 3.4 cho thấy chiều dài hạt gạo giữa các giống/dịng lúa thơm thí nghiệm có sự khác biệt ở mức ý nghĩa thống kê 5%, chiều dài hạt biến thiên từ 7,26-8,20 mm. Các giống/dịng lúa thơm thí nghiệm đều có chiều dài hạt tương đối dài hơn so với giống đối chứng OM 4900 (7,43 mm), ngoại trừ 2

TT Tên giống/dịng Đạo ơn cổ bơng

(cấp) Rầy nâu (cấp) Phịng Thí Nghiệ m Rầy nâu (cấp) Ngoài đồng 1 TP6 1 5 3 2 BN3 1 3 1 3 T7NDB 3 3 3 4 TP9 x TP5 1-3-4 1 9 3 5 KDML x TP5 1-1 1 5 3 6 KDML x TP5 1-2 3 5 3 7 KDML x TP5 2-1 3 5 3 8 KDML x TP5 2-2 1 5 3 9 KDML x TP5 2-3 3 5 3 10 OM 4900 5 5 3

TT Tên giống/dòng Sâu cuốn lá (cấp) Đạo ơn lá (cấp) Cháy bìa lá

(cấp) 1 TP6 0 0 1 2 BN3 0 0 1 3 T7NDB 0 0 1 4 TP9 x TP5 1-3-4 0 0 1 5 KDML x TP5 1-1 0 0 1 6 KDML x TP5 1-2 0 0 1 7 KDML x TP5 2-1 0 0 1 8 KDML x TP5 2-2 0 0 1 9 KDML x TP5 2-3 0 0 1 10 OM 4900 0 0 1

giống/dòng BN3 và Thơm 7 Núi Đột Biến có chiều dài hạt ngắn hơn. Trong đó dịng KDML x TP5 2-3 có chiều dài hạt dài nhất (8,20 mm), dòng Thơm 7 Núi Đột Biến có chiều dài hạt ngắn nhất (7,26 mm).

Tỷ lệ dài/rộng của 10 giống/dòng lúa thơm thí nghiệm biến thiên từ 3,15- 3,85 mm, khác biệt ở mức ý nghĩa thống kê 5%. Giống có tỷ lệ dài/rộng lớn nhất là KDML x TP5 2-3 (3,85 mm), giống có tỷ lệ dài/rộng thấp nhất là BN3 và T7NDB (3,15 mm). Kết quả thí nghiệm cho thấy 10 giống/dòng lúa thơm đều là gạo có dạng hạt thon dài phù hợp cho việc tiêu thụ trong và ngoài nước. Đối với thị trường tiêu thụ gạo đa số kích thước gạo hạt dài được ưa chuộng, một số nơi thích gạo hạt trịn, nhu cầu xuất khẩu chủ yếu tiêu thụ gạo hạt dài.

Bảng 3.6 Chiều dài và dạng hạt gạo của 10 giống lúa thơm vụ Đông Xuân 2012-2013 tại xã Thanh Phú, huyện Bến Lức, tỉnh Long An

Ghi chú: *: k hác biệt ý nghĩa mức 5%, trong cùng một cột, các chữ theo sau số có cùng mẫu tự giống nhau thì k hác biệt k hông ý nghĩa theo phép thử Duncan

Stt Tên giống/dòng Dài hạt

(mm)

Loại Tỷ lệ dài/rộng

(mm)

Dạng hạt

1 TP6 7,60 bcd Rất dài 3,40 bcd Thon dài 2 BN3 7,36 e Rất dài 3,15 e Thon dài 3 T7NDB 7,26 e Rất dài 3,15 e Thon dài 4 TP9 x TP5 1-3-4 7,76 b Rất dài 3,51 b Thon dài 5 KDML x TP5 1-1 7,46 cde Rất dài 3,49 b Thon dài 6 KDML x TP5 1-2 7,66 bc Rất dài 3,19 de Thon dài 7 KDML x TP5 2-1 7,66 bc Rất dài 3,43 bc Thon dài 8 KDML x TP5 2-2 7,70 b Rất dài 3,39 bcd Thon dài 9 KDML x TP5 2-3 8,20 a Rất dài 3,85 a Thon dài 10 OM 4900 7,43 de Rất dài 3,23 cde Thon dài

F * *

3.2.2 Chất lượng dinh dưỡng và đánh giá mùi thơm

Tiêu chuẩn tối hảo cho phẩm chất gạo tốt là có độ trở hồ trung bình, vì độ trở hồ có liên hệ một phần với hàm lượng amylose của tinh bột, đây là yếu tố quyết định phẩm chất hạt khi nấu, rất hiếm có giống lúa hội tụ đủ hai tiêu chuẩn là hàm lượng amylose trung bình, độ trở hồ trung bình (Bùi Chí Bửu và Nguyễn Thị Lang, 2000).

Qua kết quả Bảng 3.7 cho thấy độ trở hồ của 10 giống/dòng lúa thơm thí nghiệm biến thiên từ cấp 3-7. Các giống BN3 (cấp 3), OM 4900 (cấp 3) có độ trở hồ cao. Các giống/dòng cịn lại có độ trở hồ cấp thấp (cấp 6-7) bao gồm: TP6 (cấp 7), Thơm 7 Núi Đột Biến (cấp 6), TP9 x TP5 1-3-4 (cấp 7)…

Hàm lượng amylose ảnh hưởng lên đặc tính cơm. Các giống có hàm lượng amylose thấp (9–20%) cơm thường ướt, dẻo và bóng láng khi nấu chín. Hàm lượng amylose càng thấp tính dẻo của cơm càng cao và mềm khi nguội. Gạo có hàm lượng amylose cao (>25%) thì khơ và xốp nhưng cứng khi nguội lại. Nhóm có hàm lượng amylose trung bình thì nở ít sau khi nấu và cơm mềm xốp (Trần Thị Hồng Phấn, 2009).

Qua kết quả Bảng 3.7 cho thấy hàm lượng amylose của 10 giống/dòng lúa thơm thí nghiệm biến thiên từ 12,20-19,67% và hàm lượng amylose giữa các

TP6 BN3

Thơm 7 Núi Đột Biến

OM4900

Hình 3. Chiều dài và chiều rộng hạt gạo của các giống/dịng lúa thí nghiệm Thơm 7 Núi Đột Biến

giống/dòng khác biệt ở mức ý nghĩa thống kê 5%. Hàm lượng amylose của các dòng Thơm 7 Núi Đột Biến (17,89%), KDML x TP5 1-1 (18,34%), KDML x TP5 1-2 (18,47%), KDML x TP5 2-3 (19,67%) cao hơn giống đối chứng OM4900 (16,47%). Các giống/dòng còn lại có hàm lượng amylose thấp hơn đối chứng. Hàm lượng amylose cao nhất là dòng KDML x TP5 2-3 (19,67%), hàm lượng amylose thấp nhất là giống BN3 (12,20%). Các giống/dòng lúa thơm thí nghiệm đều có hàm lượng amylose thấp. Cơm của các giống/dòng này đều mềm, dẻo và mềm khi để nguội. Ngược lại, nếu hàm lượng amylose cao (>25%), khi gạo nấu chín sẽ khô, xốp và trở nên cứng khi để nguội lại.

Hàm lượng protein là một thông số dinh dưỡng quan trọng của hạt gạo. Qua kết quả bảng 3.7 cho thấy hàm lượng protein của 10 giống/dòng lúa thơm thí nghiệm biến thiên trong khoảng 6,13-7,40% khác biệt ở mức ý nghĩa thống kê 5%. Chỉ có hàm lượng protein của dòng KDML x TP5 2-3 (7,40%) là cao hơn đối chứng OM 4900 (7,23%), các giống/dòng còn lại đều thấp hơn. Trong đó, dịng KDML x TP5 2-3 có hàm lượng protein cao nhất (7,40%) và giống TP6 có hàm lượng protein thấp nhất (6,13%).

Gạo có mùi thơm là một đặc tính có giá trị thứ yếu để đánh giá phẩm chất gạo, một số khu vức châu Á thích loại gạo này (Jennings và ctv., 1979).

Qua kết quả Bảng 3.7 cho thấy 2 giống/dòng TP6, KDML x TP5 1-2 là gạo thơm, các giống còn lại đều được đánh giá có mức độ thơm nhẹ và tương đương với giống đối chứng OM 4900.

Bảng 3.7 Độ trở hồ, hàm lượng amylose và hàm lượng protein của 10 giống lúa thơm vụ Đông Xuân 2012-2013 tại xã Thanh Phú, huyện Bến Lức, tỉnh Long An

Ghichú: *: k hác biệt ý nghĩa 5%, trong cùng một cột, các chữ theo sau số có cùng mẫu tự giống nhau thì

k hác biệt k hơng ý nghĩa theo phép thử Duncan.

Stt Tên giống/dòng Độ trở hồ (cấp) Hàm lượng amylose (%) Hàm lượng Protein (%) Mùi thơm (cấp) 1 TP6 7 12,88 g 6,13 d Thơm 2 BN3 3 12,20 h 6,73 bc Thơm nhẹ 3 T7NDB 6 17,89 c 6,43 cd Thơm nhẹ 4 TP9 x TP5 1-3-4 7 15,83 e 6,73 bc Thơm nhẹ 5 KDML x TP5 1-1 7 18,34 bc 7,00 ab Thơm nhẹ 6 KDML x TP5 1-2 7 18,47 b 7,03 ab Thơm 7 KDML x TP5 2-1 7 15,43 e 7,23 ab Thơm nhẹ 8 KDML x TP5 2-2 7 13,49 f 6,43 cd Thơm nhẹ 9 KDML x TP5 2-3 7 19,67 a 7,40 a Thơm nhẹ 10 OM 4900 3 16,47 d 7,23 ab Thơm nhẹ F * * CV (%) 1,99 4,21

OM4900

Hình 4 Độ trở hồ của các giống/dịng lúa thí nghiệm

CHƯƠNG 4

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp kỹ sư khoa học cây trồng chuyên ngành công nghệ giống cây trồng đánh giá năng suất và phẩm chất của 10 giống dòng lúa thơm vụ đông-xuân năm 2012 - 2013 tại xã thanh phú, huyện bến lức tỉnh long an (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)