CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1.2.2 Số hạt chắc trên bông và tỷ lệ hạt chắc
Số hạt chắc trên bông cũng là một yếu tố quyết định năng suất lúa. Số hạt chắc trên bông được quyết định từ lúc bắt đầu tượng cổ bông đến 5 ngày trước khi trổ, nhưng quan trọng nhất là thời kì phân hóa địng và giảm nhiễm tích cực.
Các cá thể đột biến có số hạt chắc trên bông biến thiên từ 176 đến 245 hạt. Cá thể đột biến có số hạt chắc trên bơng cao nhất là TLĐBb3-1 (245 hạt), cá thể đột biến có số hạt chắc trên bông thấp nhất là TLĐBc1-1 (176 hạt). Theo Nguyễn Thạch Cần (1997) và Lê Thị Dự (2000) thì hoạt động khơng cộng tính chiếm ưu thế trong điều khiển tính trạng số hạt chắc trên bông.
Tỷ lệ hạt chắc của lúa phụ thuộc vào môi trường rất lớn. Tỷ lệ hạt chắc được quyết định từ thời kỳ phân hóa đồng đến khi lúa trổ bông nhưng quan trọng nhất là thời kỳ trổ bông, thụ tinh, thụ phấn và vào chắc. Theo Nguyễn Ngoc Đệ (1998) tỷ lệ hạt chắc cao là một yếu tố quan trọng để đạt được năng suất cao.
Kết quả Bảng 3.4 cho thấy tỷ lệ chắc của các các thể trong thí nghiệm dao động từ 80,76% đến 92,25%. Tỷ lệ chắc cao nhất là cá thể TLĐBb1-1 (92,25%), tỷ lệ chắc thấp nhất là cá thể TLĐBc4-1 (80,76%). Và theo Nguyễn Ngọc Đệ (1998) cho rằng tỷ lệ hạt chắc trên bông tùy thuộc vào số hoa trên bông, đặc tính sinh lý của cây lúa và chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện ngoại cảnh. Thường số hoa trên bông quá nhiều dẫn đến tỷ lệ hạt chắc thấp. Muốn có năng suất cao, tỷ lệ hạt chắc phải đạt trên 80%. Qua đó thấy rằng việc xử lý đột biến bằng hóa chất trên giống lúa Trắng Lùn có ảnh hưởng lên gen khơng cộng tính trong biểu hiện tính trạng số hạt chắc trên bông.