3.3.1. Nguồn lực gia đình
Trong 60 mẫu thì số người tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất nhiều nhất là 2 người/1 nơng hộ (33 hộ), ít nhất là số lao động tham gia lớn hơn 2 (17 hộ). Hình 1 dưới đây sẽ cho ta thấy rõ hơn.
1 Lao động 2 Lao động > 2 Lao động
Hình 1: Tỷ lệ lao động tham gia sản xuất/hộ gia đình
16.67%
55.00%
Từ hình 1 có thể thấy được tỷ lệ số lao động tham gia sản xuất rau của 60 mẫu điều tra, mỗi hộ có 2 người tham gia sản xuất chiếm tỷ lệ nhiều nhất (55.00%), số nhân khẩu còn lại trong gia đình vẫn cịn đang đi học hoặc đi làm ở các khu công nghiệp. Điều này cho thấy lao động trong nông nghiệp chưa đủ đáp ứng nhu cầu và đặc biệt thiếu hụt khi bước vào vụ thu hoạch rộ. Đó cũng là lý do vì sao đa số đáp viên được hỏi đều chọn rau ăn trái để trồng do không cần quá nhiều lao động tham gia nhưng lại làm cho việc đa dạng hóa sản phẩm bị hạn chế, sản phẩm người tiêu dùng cần (rau ăn lá) thì lượng cung khơng đáp ứng đủ trong khi đó rau ăn trái lại thiếu đầu ra hoặc đầu ra chưa ổn định.
Dưới 40 Từ 40 đến 50 Từ 50 đến 60
Trên 60
Hình 2: Cơ cấu độ tuổi lao động tham gia sản xuất
Độ tuổi từ 40 đến 50 chiếm tỷ trọng cao nhất (21/60 mẫu), đây là độ tuổi dễ tiếp thu các phương pháp khoa học kỹ thuật, 8.33% là tỷ trọng số lao động có độ tuổi trên 60 (16/60 mẫu), mặc dù sức lao động của độ tuổi này đã bắt đầu suy giảm nhưng lại là những người có nhiều kinh nghiệm trong việc trồng và chăm sóc rau.
3.3.2. Kinh nghiệm trồng rau
Bảng 4: SỐ NĂM KINH NGHIỆM TRỒNG RAU CỦA NÔNG HỘ Số năm Số quan sát Tỷ trọng (%) Dưới 5 năm 21 35.00 Từ 5 đến 10 năm 30 50.00 30.00% 35.00% 26.67% 8.33%
> 10 năm 9 15.00
Tổng 60 100.00
(Nguồn: Điều tra thực tế tháng 2013)
Số năm kinh nghiệm sẽ ảnh hưởng đến năng suất cũng như sản lượng. Trong bảng 1, số năm kinh nghiệm trồng rau nhiều nhất trong khoảng 5 đến 10 năm (50.00%), khoảng thời gian này tuy chưa phải là nhiều nhưng cũng đủ để giúp người sản xuất nâng cao hiệu quả sản xuất. Tỷ lệ số người có hơn 10 năm kinh nghiệm chỉ là 15.00%, tuy có kinh nghiệm nhiều nhưng việc này cũng có hạn chế đó là đa số những người thuộc nhóm này đều là người lớn tuổi (trên 60 tuổi) chỉ dựa theo kinh nghiệm, khả năng cập nhật phương pháp sản xuất mới là khá khó. 3.3.3. Trình độ văn hố Khơng đi học Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 Trên cấp 3 43.33% 41.67% 8.33% 6.67% 0.00%
Hình 3: Trình độ học vấn của nơng hộ
Nhìn chung trình độ học vấn của các nơng hộ đều ở mức khá, số đáp viên có trình độ văn hóa đến cấp 1 và cấp 2 chiếm tỷ trọng khá cao, điều này sẽ giúp họ dễ tiếp thu khoa học kỹ thuật cũng như dễ áp dụng vào thực tế hơn. Trong số 60 mẫu thì số mẫu học trên cấp 3 là 0.00%, cịn khơng đi học là 6.67% (4/60 mẫu), với tỷ lệ học vấn này sẽ gây khó khăn trong việc truyền và nhận thông tin khoa học, trên thực tế cho thấy những đáp viên nằm trong tỷ lệ này đều làm theo kinh nghiệm đã có từ những vụ trước làm cho sản lượng và chất lượng sản phẩm làm ra chưa đáp ứng được u cầu bởi thị trường ln địi hỏi nhũng sản phẩm mới chất lượng trong khi họ chỉ biết sản xuất những thứ truyền thống, khơng có biện pháp cải tạo lại đất, chưa biết cách sử dụng các biện pháp mới để cải tiến sản phẩm.
3.3.4. Đặc điểm sản xuất
3.3.4.1. Lý do trồng rau
Có nhiều loại hình canh tác khác nhau và lợi nhuận mà nó đem lại cũng khác nhau, bảng dưới đây nêu ra những lý do người dân quyết định tham gia mơ hình rau an tồn.
Bảng 5: LÝ DO CHỌN TRỒNG RAU THEO MƠ HÌNH RAU AN TỒN
Lý do Số quan sát Tỷ trọng (%)
Có lời hơn những mơ hình khác 25 41.67
Nhà nước hỗ trợ kỹ thuật, tài chính 15 25.00
Sản phẩm dễ bán 11 18.33
Có sẵn kinh nghiệm 5 8.33
Đất đai phù hợp 4 6.67
Hưởng ứng theo phong trào 0 0.00
Tổng 60 100.00
(Nguồn: Điều tra thực tế năm tháng 2013)
Có lời hơn những mơ hình khác và được Nhà nước hỗ trợ là hai lý do chính để người dân tham gia mơ hình trồng rau an tồn (lần lượt chiếm tỷ trọng 41.67% và 25.00%). Cho thấy tính hiệu quả của mơ hình. Song, theo kết quả khảo sát thực tế thì Nhà nước chỉ hỗ trợ về nguồn giống, kỹ thuật chứ chưa có sự hỗ trợ về tài chính, vốn sản xuất đều là vốn tự có của gia đình, ngồi ra mơ hình trồng rau an toàn là sự chọn lựa của đáp viên do chúng nhẹ cơng chăm sóc, ngắn ngày, ít vốn. Sản phẩm của nông dân làm ra tuy đạt cả chất và lượng nhưng khơng có cơng ty nào đứng ra hỗ trợ, bao tiêu sản phẩm, ký hợp đồng mua bán chính thức khiến cho tình trạng được mùa mất giá, mất mùa nhưng giá lại cao cứ tiếp diễn, phổ biến nhất là việc thương lái ép giá người dân, làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm trên thương trường.
3.3.4.2. Tham gia tổ hợp tác
Qua số liệu phỏng vấn trực tiếp thì chỉ có 25/60 đáp viên tham gia tổ hợp tác (tỷ trọng 25.00%), con số này là chưa cao so với địa bàn nghiên cứu bởi hai khu vực Long Tuyền và Long Hòa là hai khu vực sản xuất rau màu trọng điểm của quận. Nguyên nhân là do năm 2012 khoai lang khá hút hàng, bán được giá cao nên nhiều xã viên chuyển từ trồng rau màu sang trồng khoai lang, không tham gia vào tổ hợp tác. Thêm vào đó, tổ hợp tác chỉ hỗ trợ các giống bà con nơng dân ít trồng hoặc chưa trồng bao giờ, chưa biết được hiệu quả cũng như năng suất.
Điều này sẽ được giải thích rõ hơn ở phần tiếp theo.
Có tham gia Khơng tham gia
Hình 4: Tỷ lệ tham gia tổ hợp tác
3.3.4.3. Nguồn giống
Những nơi cung cấp giống chủ yếu là trại giống tư nhân, trại giống Nhà nước và các nguồn khác, cụ thể sẽ được biểu diễn qua hình 5:
Trại giống tư nhân Trại giống Nhà nước
Khác
Hình 5: Tỷ trọng các nguồn cung cây giống
Có 40/60 đáp viên trả lời là họ chọn mua giống từ các trại giống của tư nhân, chiếm 75.00%, chỉ có 15 trong tổng số mẫu điều tra sử dụng giống do Nhà nước cung cấp có tỷ trọng 25.00%. Từ tác động của việc quy hoạch lại cây trồng sao cho phù hợp, đáp ứng nhu cầu thị trường nên Nhà nước chỉ cung cấp hoặc có chính sách hỗ trợ các loại giống mới, giống đã được cải tiến nhằm khuyến khích người dân thay đổi tập quán canh tác, hạn chế dịch hại, đa dạng hóa các sản
75.00% 75.00%
25.00%
16.67%
phẩm, thế nhưng việc làm này chưa nhận được sự hưởng ứng của nhà nông như mong đợi do tập quán canh tác theo lối truyền thống, chỉ chọn một loại giống để trồng qua nhiều thế hệ dẫn đến giống được hỗ trợ thì khơng ai trồng hoặc trồng rất ít cịn giống khơng được khuyến khích trồng thì nơng dân lại ưa chuộng. Điều này giải thích vì sao lại có sự chênh lệch khá xa của hai nguồn cung cấp giống trên.
Bên cạnh đó, nhà nông cũng chọn giống từ các nguồn khác như mua của người quen gần nhà, giống từ vụ trước để lại,.... chiếm 16.67% tỷ trọng.
3.3.4.4. Lượng phân, thuốc sử dụng
Bảng 6: LÝ DO SỬ DỤNG LƯỢNG PHÂN BÓN VÀ THUỐC Lý do Tần số Tỷ trọng (%)
Theo kinh nghiệm 60 100.00
Hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật 25 41.67
Hướng dẫn của người bán 15 25.00
Làm theo hàng xóm 7 11.67
(Nguồn: Điều tra thực tế năm 2013)
Kinh nghiệm là lý do chính để người trồng rau quyết định liều lượng phân, thuốc trong quá trình sản xuất, kinh nghiệm giúp nhà nông dự đoán được sâu bệnh, sử dụng một cách hợp lý lượng phân cũng như quyết định thời điểm nào là phun thuốc tốt nhất. Điều hạn chế là việc làm theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật chiếm tỷ trọng chưa cao, giải thích cho thực tế này là do lực lượng cán bộ còn mỏng, số lần tập huấn chưa nhiều dẫn đến số nông dân áp dụng quy trình cịn nhiều khó khăn. Tuy chỉ chiếm tỷ lệ 25.00% nhưng con số này cũng nên lưu ý do một số đại lý lợi dụng sự thiếu biết trong việc sử dụng phân, thuốc đã bán các mặt hàng đã hết hoặc sắp hết hạn sử dụng, ưu tiên những mặt hàng có mức hoa hồng phí cao hơn,.... dẫn đến năng suất của bà con nông dân chưa cao.
Bảng 7: DIỆN TÍCH ĐẤT SẢN XUẤT
Diện tích đất (m2) Số quan sát Tỷ trọng (%)
Từ 1,000 đến 5,000 49 81.67
> 5,000đến 10,000 11 18.33
Tổng 60 100.00
(Nguồn: Điều tra thực tế năm 2013)
Từ bảng 7 có thể thấy được diện tích đất canh tác phần lớn từ 1,000m2 đến 5,000m2, chỉ có 11/60 hộ là có diện tích đất tương đối nhiều. Mặc dù diện tích trồng rau có tăng hơn những năm trước, chủ yếu là do diện tích đất trồng lúa và vườn chuyển sang, ảnh hưởng của việc quy hoạch đô thị nên nhiều người trồng rau nhưng diện tích trồng lại khơng lớn. Diện tích sản xuất bao gồm cả đất thuộc quyền sử dụng và đất thuê, chi tiết sẽ được trình bày trong bảng 8 dưới đây:
Bảng 8: LOẠI ĐẤT CANH TÁC
Loại đất canh tác Số quan sát Tỷ trọng (%)
Đất thuộc quyền sử dụng (*) 29 48.33
Đất thuê (**) 28 38.33
Bao gồm (*) và (**) 8 13.33
Tổng 60 100.00
(Nguồn: Điều tra thực tế năm 2013)
Số liệu thực tế từ khảo sát được cho thấy 48.33% đối tượng được hỏi đều canh tác trên đất thuộc quyền sử dụng, chỉ có 13.33% là vừa sản xuất trên đất nhà vừa thuê thêm đất, khơng có lao động và chi phí thuê đất khá cao (năm 2003 là 800,000 đồng/1000m2/năm đến năm 2013 là 2,000,000 đồng/1000m2/năm,tăng 2.5 lần) là nguyên nhân để người dân không thuê thêm đất để sản xuất. Mặc dù
vậy, do khơng có đất để canh tác nên cũng có nhiều hộ thuê đất để sản xuất, việc thuê đất sẽ làm cho chi phí sản xuất tăng lên, lợi nhuận bị giảm đi.
3.3.6. Nguồn vốn của nơng hộ
Do diện tích đất canh tác khơng nhiều cùng với khoảng thời gian của vụ trước và vụ sau khá ngắn (khoảng 1 đến 2 tháng), chi phí chuẩn bị đất như lên líp, tơ đất, máy móc đều được đầu tư vào vụ trước nên những vụ sau khơng tốn nhiều chi phí để làm đất, vì thế nguồn vốn cuả nông hộ đều là vốn tự có. Tuy nhiên, các đáp viên được hỏi cũng có nhu cầu vay vốn để mở rộng sản xuất nhưng đa số đều đi vay ở bên ngoài mặc dù lãi suất cao hơn lãi suất của các ngân hàng Nhà nước, lý do là điều kiện, thủ tục vay vốn ở các ngân hàng khá phức tạp, đòi hỏi người vay phải thế chấp thêm vào đó Nhà nước cũng chưa có chính sách hỗ trợ người trồng rau màu khi họ vay vốn.
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CỦA MƠ HÌNH RAU AN TỒN TẠI QUẬN BÌNH THỦY
Rau màu là loại cây trồng ngắn ngày, một vụ thường kéo dài từ 2 đến 3 tháng, một năm có thể làm từ 3 đến 4 vụ. Vụ chính trong năm là vụ Đơng Xn cũng là vụ trùng vào thời điểm Tết Nguyên Đán, lượng cầu tăng lên nên người trồng rau có lợi nhuận hay không đều được quyết định vào vụ này, các vụ cịn lại tuy sản xuất có lãi nhưng khơng cao. Chính vì thế mà tác giả chọn vụ Tết để phân tích để thấy rõ được tính hiệu quả của mơ hình. Phần tiếp theo là những phân tích chi tiết về hiệu quả sản xuất mơ hình.
4.1 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CỦA MƠ HÌNH RAU AN TỒN 4.1.1. Phân tích chi phí
Khoản mục chi phí vật chất:
- Làm đất: bao gồm việc lên liếp, sửa liếp, tô đất, xới đất,… những cơng việc này địi hỏi nhiều ngày cơng lao động, đặc biệt là lên liếp từ đất trồng lúa sang trồng màu. Tuy nhiên, lên liếp và sửa liếp chỉ cần làm vào vụ đầu tiên và để sử dụng cho nhiều vụ tiếp theo nên chi phí chỉ cần khấu hao qua các vụ nên chi phí cho làm đất chỉ chiếm 8,74% trong 76,44% tỷ trọng của chi phí vật chất.
- Giống: chi phí cho giống chiếm 6,14% tỷ trọng, qua khảo sát thực tế thì giá giống không biến động nhiều và giá bán cũng ở mức chấp nhận được nên chi phí cho giống cũng không quá cao.
- Màng phủ: do sản xuất theo quy trình an tồn nên người sản xuất đều sử dụng màng phủ nông nghiệp, giá bán dao động từ 720.000 đồng đến 1.000.000 đồng/cây, trung bình 1000m2 sử dụng từ 1 đến 2 cây màng phủ tùy theo diện tích màng phủ. Màng phủ chỉ sử dụng được từ 1 đến 2 vụ nên nhà nông phải tốn chi phí cho việc chuẩn bị màng phủ, chi phí này chiếm 10,64% tỷ trọng.
- Phân, thuốc: qua bảng 9 có thể thấy được chi phí chiếm tỷ trọng nhiều nhất chính là chi phí phân, thuốc lần lượt là 18,27% và 18,14%. Nguyên nhân là giá bán của những sản phẩm vật tư khá cao và có xu hướng tăng qua mỗi vụ, thêm vào đó là khoản lãi mà người mua phải trả nếu thanh toán vào cuối vụ, bênh cạnh đó là chất lượng đất không được tốt do qua nhiều vụ canh tác mà khơng có biện pháp cải tạo phù hợp dẫn đến phải dùng nhiều lượng phân hơn, tình hình sâu bệnh diễn biến phức tạp nên phải sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực hơn.
- Nhiên liệu: cụ thể là chi phí xăng, dầu để tưới tiêu có tỷ trọng thấp nhất; chi phí của khoản mục này chịu tác động của thời tiết, do vụ Tết vừa qua thời tiết diễn biến thuận lợi, hầu như khơng có mưa.
- Máy móc, thiết bị: tuy địa bàn có truyền thống canh tác lâu đời, được quy hoạch nông nghiệp cụ thể nhưng việc cơ giới hóa trong q trình sản xuất cịn nhiều khó khăn, cơng cụ canh tác cịn thơ sơ, máy móc đa số đều cũ hoặc người dân mua hàng đã qua sử dụng để phục vụ sản xuất nên việc bảo dưỡng, sữa chữa diễn ra thường xuyên nên chi phí cho khoản mục này chiếm 5,65%, cao hơn cả chi phí cho nhiên liệu.
Chi phí lao động: chi phí lao động gia đình cũng chiếm tỷ trọng khá cao, do
đối tượng canh tác là rau màu nên cần nhiều cơng chăm sóc hơn (trong đó chi phí cắt chèo (cắt bỏ những chồi non không khỏe mạnh) chiếm nhiều ngày công lao động nhất) cùng với diện tích đất nhỏ nên tồn bộ q trình chăm sóc đều là lao động trong gia đình tham gia nhằm tiết kiệm chi phí, các nơng hộ chỉ thuê lao động khi vào vụ thu hoạch vì cần nhiều nhân cơng hơn.
Qua việc phân tích chi phí, doanh thu, lợi nhuận của những hộ trồng rau an tồn có thể thấy được tính hiệu quả của mơ hình, lợi nhuận bình quân là 9.814.638,78 đồng (đã có tính cơng lao động gia đình). Tuy nhiên số liệu khi điều tra thực tế cho thấy cũng còn một số hộ đạt lợi nhuận chưa cao mặc dù là vụ chính trong năm, sự thật này cũng có nhiều nguyên nhân: thiếu lao động, lao động tuổi đã cao nên đa số công việc phải thuê thêm nhân công; dịch bệnh; thương lái ép giá nên nơng dân khơng bán được giá cao,… do đó chi phí, cơng sức bỏ ra thì nhiều trong khi lợi nhuận lại khơng như mong đợi.
Bảng dưới đây là chi tiết từng khoản mục chi phí:
Bảng 9: CHI PHÍ, DOANH THU, LỢI NHUẬN CHO MỘT VỤ CỦA NÔNG HỘ TRỒNG RAU TÍNH TRÊN 1000m2
Chi phí vật chất 7.358.858,50 76,44 Làm đất 841.930,52 8,74 Giống 590.959,47 6,14 Màng phủ 1.024.230,11 10,64 Phân 1.759.005,55 18,27 Thuốc 1.746.716,67 18,14 Nhiên liệu 134.366,03 1,40 Máy móc, thiết bị 543.946,97 5,65 Chi phí khác 168.851,59 1,75