NƠNG HỘ TRỒNG RAU AN TỒN
Bằng cách sử dụng phầm mêm thống kê Stata 10.0 để phân tích, số liệu được tổng hợp từ việc khảo sát 60 hộ, dưới đây kết quả sau khi chạy mơ hình:
Bảng 11: KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG HÀM LỢI NHUẬN
Tên biến Hệ số Ký hiệu P - value VIF
Phân 2,379 X1 0,000 5,120
Lao động 2,212 X3 0,000 3,530 Kinh nghiệm 915.006,100 X4 0,000 4,110 Hằng số -3.899.481 Cons 0,000 Prob > F 0,000 R2 0,8507 Mean VIF 3,980 Kiểm định Durbin-Watson 1,631
(Nguồn: Điều tra thực tế năm 2013)
Từ bảng 11 cho thấy mơ hình hồi quy được xây dựng là phù hợp ở mức ý nghĩa 1% (Prob > F = 0,000).
Giá trị R2 = 0,8507, mơ hình giải thích được 85,07% sự biến động của lợi nhuận, còn lại 14,93 % biến động của lợi nhuận được giải thích bởi các yếu tố khác.
Ta có phương trình hồi quy :
Y = -3.899.481 + 2,379X1 – 2.433X2 + 2.212X3 + 915.006,100X4 Phương trình trên được giải thích như sau:
Chi phí phân bón: chi phí phân bón tỷ lệ thuận với lợi nhuận. Khi tăng chi phi
1 đồng phân với các yếu tố khác khơng đổi thì năng suất sẽ tăng lên 2,379 đồng. Do canh tác nhiều vụ nên bề mặt đất bị xói mịn, cần nhiều lượng phân cho việc bón lót, bón thúc, cung cấp dưỡng chất giúp cây trồng phát triển. Thực tế cho thấy nếu bón phân một cách hợp lý sẽ cải thiện được năng suất, nâng cao lợi nhuận, thế nhưng một số nơng hộ vì sử dụng q nhiều lượng phân hơn mức cần thiết làm cho cây trồng bị dư thừa phân dẫn đến ngộ độc phân hữu cơ, hậu quả là giảm cả năng suất và lợi nhuận.
Chi phí thuốc: chi phí này tỷ lệ nghịch với lợi nhuận. Khi chi phí cho thuốc
tăng lên 1 đồng với các yếu tố khác khơng đổi thì lợi nhuận sẽ giảm 2,433 đồng. Điều này cho thấy nếu sử dụng quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật sẽ gây tác động tiêu cực đến lợi nhuận, khi mà thị trường tiêu dùng hiện nay chú trọng chất lượng của các loại rau màu, nếu dư lượng thuốc trừ sâu quá cao sẽ gây khó khăn trong việc tiêu thụ.
Chi phí lao động: khoản chi phí này có quan hệ cùng chiều với lợi nhuận, đồng nghĩa với khi 1 đồng chi phí lao động tăng lên với các yếu tố khác không đổi sẽ làm tăng 2,212 đồng lợi nhuận. Chi phí lao động chủ yếu là lao động gia đình, như đã được đề cập thì các khâu chăm sóc đều do lao động gia đình tham gia, lấy cơng làm lời. Thêm vào đó do việc cơ giới hóa trong sản xuất cịn thấp, máy móc, thiết bị cịn khá thơ sơ nên đòi hỏi nhiều sức lao động của con người hơn.
Kinh nghiệm: khi số năm kinh nghiệm tăng lên 1 năm với các yếu tố khác
khơng đổi thì lợi nhuận sẽ tăng lên 190.386,800 đồng. Hay nói cách khác, kinh nghiệm có quan hệ cùng chiều với lợi nhuận. Kinh nghiệm là một yếu tố quan trọng quyết định lợi nhuận, người có nhiều kinh nghiệm sẽ có biện pháp chăm sóc, phịng trị dịch bệnh, thời điểm bón phân, phun thuốc hợp lý,…..nâng cao lợi nhuận.
Dưới đây là chi tiết về lợi nhuận của các loại rau khảo sát được:
Bảng 12: LỢI NHUẬN CÁC LOẠI RAU
ĐVT: đồng
STT Loại rau Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình
1 Bí hồ lơ 925.675 69.782.814 35.354.245 2 Dưa lê 6.969.648,167 36.142.917 21.556.283 3 Dưa leo 1.050.500 36.142.917 18.596.708 4 Cải xanh (374.330) 7.880.373,500 3.753.022 5 Cà phổi 1.068.000 6.156.888,667 3.612.444 6 Dưa hấu 41.833 5.472.047 2.756.940
(Nguồn: Điều tra thực tế năm 2013)
Bảng 12 đã thống kê lợi nhuận nhỏ nhất, lớn nhất và lợi nhuận trung bình; thứ tự được sắp xếp giảm dần theo giá trị trung bình của lợi nhuận. Trong số các loại rau điều tra được thì bí hồ lơ có lợi nhuận trung bình cao nhất, do sản lượng bí đạt khá cao, cùng với bán vào vụ Tết nên doanh thu và lợi nhuận đều cao hơn các
loại rau màu khác. Dưa hấu là loại rau có lợi nhuận trung bình thấp nhất, do ảnh hưởng bởi dịch bệnh (chủ yếu là bệnh chạy dây) nên chi phí cho vệc phịng trị tăng cao, năng suất giảm; thêm vào đó trên thị trường lại xuất hiện thơng tin ăn dưa hấu bị ung thư vì trong dưa có chất tạo màu, tạo vị ngọt nên dưa hấu tuy bán vào dịp Tết nhưng giá bán rất thấp (2.700 – 5000 đồng/kg) dẫn đến lợi nhuận không cao. Hiện nay, Phòng Kinh tế cũng như trạm khuyến nông quận Bình Thủy khuyến cáo bà con nông dân không nên tiếp tục trồng dưa hấu. Cũng ở bảng 12, ta thấy cải xanh có lợi nhuận nhỏ nhất lại là con số âm (-374.330 đồng), chi phí tăng cao mà chủ yếu là chi phí thuê lao động bởi lao động gia đình tuổi đã cao, hoặc lao động ở gia đình đều đi làm ở các khu công nghiệp mà cải xanh là loại rau cần nhiều cơng chăm sóc từ khâu làm đất đến khi thu hoạch. Việc thiếu lao động nông thôn cũng là vấn đề khó khăn hiện nay.