Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA cho thang đo các nhân tố ảnh hưởng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của bác sĩ đang làm việc tại trung tâm y tế các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh bình định (Trang 54)

Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA

4.3.1. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA cho thang đo các nhân tố ảnh hưởng

ảnh hưởng đến sự hài lịng trong cơng việc của bác sĩ

Kết quả kiểm định Bartlett (Bartlett’s test of sphericity) trong bảng kiểm định Factor Analysis KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) và Bartlett’s Test với mức sig. = 0,000 cho thấy điều kiện cần để áp dụng phân tích nhân tố là các biến phải có tương quan với nhau đạt yêu cầu. Chỉ số KMO đạt giá trị bằng 0,745 cho thấy dữ liệu thích hợp với phân tích khám phá (>0,5). Tại mức giá trị Initial Eigenvalues > 1 với phương pháp rút trích Principal Component Analysis và phép xoay Varimax, phân tích nhân tố đã trích được 06 nhân tố mới với phương sai trích bằng 70,411%, đạt yêu cầu cho phép (>50%). Chi tiết được trình bày tại Bảng 4.4 và Phụ lục 4.3.

Bảng 4.4. Kết quả phân tích nhân tố EFA cho thang đo các nhân tố độc lập

Biến quan sát Nhân tố

1 2 3 4 5 6

CS04 - Khả năng tự cung cấp chất

lượng điều trị bệnh nhân ,830

CS02 - Quyền tự chủ trong điều trị,

chăm sóc bệnh nhân ,805

CS03 - Quyền tự chủ trong chuyển tiếp

giữa các khoa, chuyển tuyến ,794

CS01 - Quan hệ với bệnh nhân, gia đình

bệnh nhân ,770

DN04 - Chính sách tạo cơ hội thăng

tiến, phát triển cá nhân ,599

DN03 - Chế độ đào tạo phát triển chuyên môn

QH01 - Quan hệ với đồng nghiệp ,894

Biến quan sát Nhân tố

1 2 3 4 5 6

QH03 - Quan hệ với toàn thể cơ quan ,882

QH02 - Quan hệ với nhân viên phi y tế ,873 QH04 - Quan hệ với công việc hiện tại ,654 PT02 - Cơ hội để tiếp tục được đào tạo

chuyên môn y tế ,856

PT01 - Sự khích lệ tinh thần cá nhân ,839

PT03 - Thành quả được hưởng từ kết

quả công việc ,824

GN01 - Lượng công việc đảm nhận

theo chuyên môn đào tạo ,794

GN03 - Gánh nặng hành chính trong

cơng việc ,748

GN02 - Thời gian dành cho gia đình,

bạn hè, hoặc giải trí ,679

GN04 - Những việc làm gây nên sự

căng thẳng cá nhân ,614

DL01 - Thu nhập hiện tại so với sự

cống hiến của cá nhân ,724

DL02 - Cách thức trả lương theo vị trí

cơng việc đảm nhận ,720

DL03 - Địa vị xã hội và sự tôn trọng ,704

DN02 - Chế độ phúc lợi ,763

DN01 - Chính sách ưu đãi hàng tháng

ngoài lương ,700

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Sau khi thực hiện phép xoay varimax với hệ số factor loadings 0,5 (mức có ý nghĩa thực tiễn, cao nhất trong nhóm 3 mức), hệ số tải nhân của 21/22 biến quan sát có giá trị đạt yêu cầu (>0,5). Trong đó, đối với nhân tố đãi ngộ của tổ chức (DN) có biến quan sát DN04 đã hội tụ về nhóm nhân tố thứ nhất và có hệ số tải nhân bằng

0,599 nên chấp nhận; ngược lại biến quan sát DN03 không xuất hiện hệ số tải nhân trong bảng ma trận xoay Rotated Component Matrixa (< 0,5) nên bị loại khỏi mơ hình phân tích các nhân tố khám phá EFA. Việc loại biến quan sát DN03 cũng không ảnh hưởng đến nội dung vì cơ sở hình thành vấn đề nghiên cứu trình bày tại Mục 1.1. không xuất phát từ nguyên ngân của chính sách hỗ trợ trong đào tạo.

4.3.2. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA cho thang đo sự hài lịng trong cơng việc của bác sĩ

Sự hài lịng trong cơng việc của bác sĩ được đánh giá bởi 04 biến quan sát (HL01, HL02, HL03, HL04). Kết quả phân tích hệ số cronbach’s alpha, biến quan sát HL04 đã bị loại. Phân tích nhân tố khám phá EFA được thực hiện cho 03 biến quan sát (HL01, HL02, HL03) nhằm kiểm tra mức độ hội tụ của thang đo này.

Kết quả kiểm định Bartlett (Bartlett’s test of sphericity) trong bảng kiểm định Factor Analysis KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) và Bartlett’s Test với mức sig. = 0,000 cho thấy điều kiện cần để áp dụng phân tích nhân tố là các biến phải có tương quan với nhau đạt yêu cầu. Chỉ số KMO đạt giá trị bằng 0,729 cho thấy dữ liệu thích hợp với phân tích khám phá EFA (>0,5).

Tại mức giá trị Initial Eigenvalues > 1 với phương pháp rút trích Principal Component Analysis và phép xoay Varimax, phân tích nhân tố đã xác định được kết quả cả ba biến quan sát đều hội tụ với phương sai trích bằng 80,59%, đạt yêu cầu cho phép (>50%). Chi tiết được trình bày tại Bảng 4.5 vàPhụ lục 4.4.

Bảng 4.5. Kết quả phân tích nhân tố EFA cho thang đo nhân tố phụ thuộc

Nhân tố

Niềm tự hào khi làm việc trong tổ chức (HL02) ,920

Hài lịng với mơi trường làm việc của tổ chức (HL03) ,901

u thích với cơng việc hiện tại (HL01) ,871

Nguồn: Tác giả tổng hợp

4.3.3. Kết quả điều chỉnh mơ hình nghiên cứu

Dựa vào kết quả phân tích nhân tố khám phá tại Mục 4.3.1 và Mục 4.3.2, có thể kết luận một số nội dung như sau:

Thứ nhất, các nhân tố tạo nên tính cốt lõi của sự hài lịng trong cơng việc của

bác sĩ đang làm việc tại trung tâm y tế các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Bình Định bao gồm 06 nhân tố,cơ bản phù hợp với các nhân tố theo mơ hình nghiên cứuđã trình bày tại Mục 2.3.

Thứ hai, các biến quan sát của các nhân tố có sự hội tụ với nhau và đạt tiêu

chuẩn cho phép; giá trị của chỉ số KMO trong các phân tích nhân tố khám phá EFA đều đạt yêu cầu nên dữ liệu thu thập được có ý nghĩa trong phân tích.

Thứ ba, hình thành các nhân tố mới có sự thay đổi so với mơ hình nghiên cứu

trình bày tại Mục 2.3. Có một biến quan sát thay đổi sự hội tụ để hình thành một nhóm nhân tố mới, đó cũng là điều bình thường trong q trình phân tích các nhân tố khám phá EFA, có thể nguyên nhân là do kinh nghiệm dịch thuật các biến quan sát từ mơ hình nghiên cứu gốc cịn hạn chế hoặc do dữ liệu thu thập hoặc có thể trong thực tế sự hội tụ của các biến quan sát này phản ánh về khái niệm của một nhân tố mới ảnh hưởng đến sự hài lòng trong cơng việc theo đặc điểm riêng của tỉnh Bình Định.

Dựa vào kết quả phân tích các nhân tố khám phá được trình bày tại Mục 4.3.1 và các giả thiết nghiên cứu được trình bày tại Mục 2.3, mơ hình nghiên cứu được điều chỉnh lại cho việc phân tích hồi quy tuyến tính bội nhằm đánh giá mức độ hài lòng trong cơng việc của từng yếu tố (chi tiết được trình bày tại Hình 4.1 và Bảng 4.6). Trong đó, việc biến quan sát chính sách tạo cơ hội thăng tiến, phát triển cá nhân (DN04) hội tụ về nhóm nhân tố thứ nhất đã tạo nên sự xuất hiện khái niệm nhân tố mới, vì đã phản ảnh được đặc điểm một phần về quyền của bác sĩ trong hoạt động nghề nghiệp theo quy định của Luật Khám chữa bệnh. Nên khái niệm nhóm biến thứ nhất của mơ hình nghiên cứu sau khi điều chỉnh được xác định là nhân tố quyền tự chủ của bác sĩ, xuất phát từ những lý do sau:

- Khả năng tự cung cấp chất lượng điều trị bệnh nhân; quyền tự chủ trong điều trị, chăm sóc bệnh nhân; quyền tự chủ trong chuyển tiếp giữa các khoa, chuyển tuyến là đặc điểm của quyền được hành nghề của bác sĩ. Trong đó, có quyền được quyết định và chịu trách nhiệm về chẩn đoán, phương pháp điều trị bệnh trong phạm vi hoạt động chuyên môn ghi trong chứng chỉ hành nghề. Đây cũng là một trong những quyền cơ bản của bác sĩ về hoạt động nghề nghiệp theo quy định của Luật Viên chức, được quyết định vấn đề mang tính chun mơn gắn với cơng việc hoặc nhiệm vụ được giao. - Quan hệ với bệnh nhân, gia đình bệnh nhân phản ánh quyền có thể từ chối khám bệnh, chữa bệnh cho bệnh nhân theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, đó cũng là nghĩa vụ của bác sĩ trong hành nghề đối với bệnh nhân, người nhà bệnh nhân. Có nghĩa vụ kịp thời sơ cứu, cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh; tơn trọng các quyền của người bệnh, có thái độ ân cần, hòa nhã với người bệnh; tư vấn, cung cấp thơng tin; đối xử bình đẳng với người bệnh, khơng để lợi ích cá nhân hay sự phân biệt đối xử ảnh hưởng đến quyết định chun mơn của mình; chỉ được yêu cầu người bệnh thanh tốn các chi phí khám bệnh, chữa bệnh đã niêm yết cơng khai trừ những vấn đề pháp luật có quy định khác. Đây cũng là quyền và nghĩa vụ của bác sĩ trong hoạt động nghề nghiệp theo quy định của Luật Viên chức. Đồng thời, cũng là tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của bác sĩ, tận tuỵ phục vụ sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ Nhân dân; tôn trọng quyền của người bệnh.

- Chính sách tạo cơ hội thăng tiến, phát triển cá nhân cũng là một đặc điểm, khía cạnh phản ánh quyền của bác sĩ là được tôn vinh, khen thưởng, khẳng định năng lực chuyên môn, tạo cơ hội phát triển nghề nghiệp của cá nhân.

- Sự thay đổi nhân tố chăm sóc người bệnh thành quyền tự chủ trong công việc của bác sĩ với các đặc điểm các biến quan sát phù hợp với nghiên cứu của Konrad et al (1999) đã được trình bày tại Mục 2.2.2.

Hình 4.1. Mơ hình nghiên cứu đượcđiều chỉnh

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lịng trong cơng việc của bác sĩ được điều chỉnh lại bởi các giả thuyết sau đây (Bảng 4.6):

- TC: Quyền tự chủ trong cơng việc càng cao thì mức độ hài lịng càng cao. - GN: Gánh nặng của cơng việc ít thì mức độ hài lịng càng cao.

- DL: Danh lợi càng được đảm bảo tốt thì mức độ hài lịng càng cao.

- PT: Phần thưởng càng được ghi nhận từ kết quả, hiệu quả cơng việc thì mức độ hài lòng càng cao.

- QH: Quan hệ trong cơng việc càng nhận được đồng thuận thì mức độ hài lòng càng cao.

- DN: Đãi ngộ càng thỏa đáng thì mức độ hài lịng càng cao. Quyền tự chủ của bác sĩ

Gánh nặng công việc

Danh lợi

Phần thưởng cá nhân

Quan hệ trong công việc

Đãi ngộ của tổ chức Sự hài lòng trong công việc của bác sĩ Đặc điểm cá nhân: - Vùng miền; - Vị trí việc làm; - Trình độ đào tạo; - Việc làm ngoài giờ.

Bảng 4.6. Bảng trình bày các biến quan sát của từng nhân tố Biến trong mơ Biến trong mơ

hình hồi quy tuyến tính bội Biến quan sát Diễn giải Biến độc lập “Quyền tự chủ của bác sĩ”. Ký hiệu: TC.

TC01 Quan hệ với bệnh nhân và gia đình bệnh nhân TC02 Tự chủ trong điều trị, chăm sóc bệnh nhân

TC03 Tự chủ trong chuyển tiếp giữa các khoa, hoặc chuyển tuyến bệnh nhân

TC04 Khả năng tự cung cấp chất lượng điều trị bệnh nhân TC05 Chính sách tạo cơ hội thăng tiến, phát triển cá nhân Biến độc lập

“Gánh nặng công việc”.

Ký hiệu: GN.

GN01 Lượng công việc đảm nhận theo chuyên môn đào tạo GN02 Thời gian dành cho gia đình, bạn bè, hoặc giải trí GN03 Gánh nặng hành chính trong cơng việc

GN04 Những việc làm gây nên sự căng thẳng cá nhân Biến độc lập

“Danh lợi”. Ký hiệu: DL

DL01 Thu nhập hiện tại so với sự cống hiến cá nhân DL02 Cách thức trả lương theo vị trí cơng việc đảm nhận DL03 Địa vị xã hội và sự tôn trọng

Biến độc lập “Phần thưởng”. Ký hiệu: PT.

PT01 Sự khích lệ tinh thần cá nhân

PT02 Cơ hội để tiếp tục được đào tạo chuyên môn y tế PT03 Thành quả được hưởng từ kết quả công việc Biến độc lập

“Quan hệ trong công việc”.

Ký hiệu: QH

QH01 Quan hệ với đồng nghiệp QH02 Quan hệ với nhân viên phi y tế QH03 Quan hệ với toàn thể cơ quan QH04 Quan hệ với công việc hiện tại Biến độc lập “Đãi

ngộ của tổ chức”. Ký hiệu: DN.

DN01 Chính sách ưu đãi hàng tháng ngồi lương DN02 Chế độ phúc lợi

Biến phụ thuộc “Sự hài lịng trong cơng việc”.

Ký hiệu: HL.

HL01 Yêu thích với cơng việc hiện tại

HL02 Niềm tự hào khi làm việc trong tổ chức HL03 Hài lịng với mơi trường làm việc của tổ chức

Nguồn: Tác giả tổng hợp

4.4. Phân tích hồi quy tuyến tính bội

4.4.1. Phân tích ma trận tương quan giữa biến độc lập và biến phụ thuộc

Trước khi tiến hành phân tích ma trận tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc, sẽ tiến hành xác định giá trị trung bình của các nhóm biến quan sát của từng nhân tố dựa trên kết quả phân tích các nhân tố khám phá EFA đã trình bày tại Mục 4.3.1 và Mục 4.3.2. Trong SPSS 20, việc xác định giá trị trung bình của các nhân tố quan sát được tính bằng lệnh Mean trong mục Compute Variance, kết quả ma trận tương quan Pearson được trình bày tại Bảng 4.7.

Dựa vào ma trận tương quan Pearson giữa từng nhân tố (biến độc lập) quyền tự chủ của bác sĩ (TC), danh lợi (DL), gánh nặng công việc (GN), đãi ngộ của tổ chức (DN) và nhân tố phụ thuộc đánh giá chung về sự hài lịng trong cơng việc (HL)có sự tương quan với nhau với mức ý nghĩa đạt yêu cầu (sig.<0,05). Trong đó, nhân tốđánh giá chung về sự hài lịng trong cơng việc có mối tương quan mạnh với các biến độc lập (thấp nhất 0,419 và cao nhất 0,739). Bên cạnh đó, 04 nhân tố của biến độc lập này cũng có sự tương quan với nhau, nên việc kiểm định có hay khơng hiện tượng đa cơng tuyến nếu kiểm định bằng hệ số phóng đại phương sai - VIF (Variance Inflation Factor) thì cũng phải thực hiện để kiểm tra xem liệu có hay khơng sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa các biến độc lập.

Sự tương quan giữa nhân tố phần thưởng cá nhân (PT) với các nhân tố danh lợi (DL), gánh nặng công việc (GN), đãi ngộ của tổ chức (DN) với mức ý nghĩa sig. >0,05 và sự tương quan của nhân tố quan hệ trong công việc (QH) với các nhân tố quyền tự chủ của bác sĩ (TC), danh lợi (DL), gánh nặng công việc (GN), đãi ngộ của tổ chức (DN) và nhân tố phụ thuộc đánh giá chung về sự hài lòng (HL) với mức ý nghĩa sig.>0,05. Do vậy, các nhân tố phần thưởng cá nhân (PT) và quan hệ trong cơng việc (QH) khơng có ý nghĩa trong phân tích tương quan Pearson nên bị loại khỏi mơ hình hồi quy tuyến tính bội.

Bảng 4.7. Ma trận tương quan Pearson Nhân tố Nhân tố TC DL PT GN QH DN HL TC Hệ số tương quan Pearson 1 ,559* * ,197* ,447** ,000 ,382** ,739** Mức ý nghĩa (2-đuôi) ,000 ,024 ,000 1,000 ,000 ,000 Kích cỡ mẫu 130 130 130 130 130 130 130 DL Hệ số tương quan Pearson ,559* * 1 ,057 ,458** -,092 ,307** ,473** Mức ý nghĩa (2-đuôi) ,000 ,520 ,000 ,298 ,000 ,000 Kích cỡ mẫu 130 130 130 130 130 130 130 PT Hệ số tương quan Pearson ,197 * ,057 1 -,053 ,214* ,060 ,188* Mức ý nghĩa (2-đuôi) ,024 ,520 ,550 ,014 ,495 ,033 Kích cỡ mẫu 130 130 130 130 130 130 130 GN Hệ số tương quan Pearson ,447* * ,458* * -,053 1 -,081 ,356** ,475** Mức ý nghĩa (2-đuôi) ,000 ,000 ,550 ,361 ,000 ,000 Kích cỡ mẫu 130 130 130 130 130 130 130 QH Hệ số tương quan Pearson ,000 -,092 ,214 * -,081 1 ,020 ,047 Mức ý nghĩa (2-đuôi) 1,000 ,298 ,014 ,361 ,822 ,592 Kích cỡ mẫu 130 130 130 130 130 130 130 DN Mức ý nghĩa (2-đuôi) ,382* * ,307* * ,060 ,356** ,020 1 ,419** Mức ý nghĩa (2-đuôi) ,000 ,000 ,495 ,000 ,822 ,000 Kích cỡ mẫu 130 130 130 130 130 130 130 HL Hệ số tương quan Pearson ,739* * ,473* * ,188* ,475** ,047 ,419** 1 Mức ý nghĩa (2-đuôi) ,000 ,000 ,033 ,000 ,592 ,000 Kích cỡ mẫu 130 130 130 130 130 130 130 Nguồn: Tác giả tổng hợp

4.4.2. Mơ hình hồi quy tuyến tính bội

a) Xây dựng mơ hình hồi quy tuyến tính bội:

Xây dựng mơ hình hồi quy bội được thực hiện nhằm xem xét sự tác động của các biến độc lập: (1) Quyền tự chủ của bác sĩ, (2) Gánh nặng công việc, (3) Danh lợi, (4) Đãi ngộ của tổ chức, có ảnh hưởng như thế nào đến sự hài lịng trong cơng việc của bác sĩ đang làm việc tại trung tâm y tế các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Bình Định. Phương trình hồi quy tuyến tính bội được xây dựng dựa trên kết quả phân tích ma trận tương quan Pearson được trình bày tại Mục 4.4.1.

Phương trình hồi quy tuyến tính bội được thực hiện như sau:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của bác sĩ đang làm việc tại trung tâm y tế các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh bình định (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)