CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.5. Nghiên cứu định lượng
3.5.4. Xây dựng thang đo
Kế thừa bảng câu hỏi khảo sát từ tổng hợp các nghiên cứu trước đây và 17 nguyên tắc theo khuôn mẫu COSO 2013, tác giả đã xây dựng bảng câu hỏi khảo sát dựa vào thang đo Likert 5 mức độ nhằm giúp cho kết quả được xác định một cách dễ dàng.
Sau khi tổng hợp tài liệu, tác giả đã thiết kế bảng câu hỏi khảo sát được trình bày ở Phụ lục 3, dựa trên 5 nhân tố: Mơi trường kiểm sốt, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm sốt, thơng tin và truyền thơng, giám sát. (Xem phụ lục 4: Bảng khảo sát
Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm sốt nội bộ tại một số cơng ty thuộc ngành giải trí trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh)
Người trả lời được yêu cầu đánh giá mức độ mà họ đồng ý hay không đồng ý với hệ thống kiểm soát nội bộ tại đơn vị dựa trên thang đo 5 (1- Hồn tồn khơng đồng ý, 2- Không đồng ý, 3- Trung lập, 4- Đồng ý, 5- Hoàn toàn đồng ý). Đối với các biến độc lập dùng để đo lường mức độ tán thành của đối tượng khảo sát và tác động của từng nhân tố đến KSNB. Đối với biến phụ thuộc, tùy vào đánh giá của từng cá nhân khảo sát để lựa chọn mức độ phù hợp biểu thị cho tính hữu hiệu chung của hệ thống này thông qua việc chọn vào giá trị tương ứng trong thang đo.
Bảng câu hỏi gồm 34 câu, được chia làm hai phần: Phần A: Thông tin chung (5 câu).
Phần B: Câu hỏi khảo sát (29 câu). Phần này tác giả chia làm 5 mục tương ứng với 5 bộ phận của hệ thống kiểm soát nội bộ.
Thang đo nghiên cứu được thể hiện ở Phụ lục 3, tác giả trình bày các biến quan sát tương ứng với 17 nguyên tắc và thực hiện mã hóa các biến quan sát để thuận tiện cho việc phân tích.