Bàn luận kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại một số công ty thuộc ngành giải trí trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 73 - 76)

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.5 Bàn luận kết quả nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu cho thấy hệ thống KSNB của một số đơn vị thuộc ngành giải trí tại Tp. Hồ Chí Minh chỉ đạt mức trung bình khá; tính hữu hiệu của hệ thống KSNB chỉ đạt mức 4.24; Trong đó, các nhân tố mơi trường kiểm sốt, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thơng tin và truyền thơng, giám sát có ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại một số đơn vị thuộc ngành giải trí trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh trong mơ hình hồi quy, kết quả này phù hợp với lý thuyết và các nghiên cứu trước đây về các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB.

Theo kết quả nghiên cứu, mức độ tác động của các nhân tố trong thành phần thang đo đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại một số đơn vị thuộc ngành giải trí trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh như sau:

Nhân tố Đánh giá rủi ro được đánh giá là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại một số đơn vị thuộc ngành giải trí trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Kết quả trên phù hợp với các nghiên cứu của các tác giả đi trước như P Muraleetharan (2011), Lại Thị Thu Thủy (2013), Nguyễn Ngọc Lý (2016), Nguyễn Thị Phương Lan (2018) đều cho rằng nhân tố đánh giá rủi ro tác động tích cực nhất tới tính hữu hiệu của hệ thống KSNB. Tuy nhiên giá trị trung bình chỉ đạt ở mức trung bình khá là 3.49. Điều này cho thấy, các DN chưa thực sự quan tâm chú trọng đến việc đánh giá rủi ro, đặc biệt là các DN chưa quan tâm xem xét các loại gian lận tiềm tàng như gian lận trên BCTC, có thể mất mát tài sản và các hành vi gian lận khác có thể xảy ra, đồng thời DN chưa thường xuyên nhận diện

và đánh giá rủi ro tại đơn vị, phịng ban, đồn làm phim - chương trình, các rủi ro chưa được phân tích chặt chẽ dẫn đến các biện pháp đối phó rủi ro chưa thích hợp.

Nhân tố Mơi trường kiểm soát quan trọng thứ hai, đạt giá trị trung bình là 3.04. Cũng chỉ đạt ở mức độ trung bình khá. Kết quả này là phù hợp với các nghiên cứu của Amudo Angella and Inanga L. Eno (2009), Nguyễn Thị Phương Dung (2016), Hồ Tuấn Vũ (2017). Theo kết quả phỏng vấn ta thấy, DN chưa phân chia quyền hạn, trách nhiệm rõ ràng và hợp lý, một số nhân viên kiêm nhiệm nhiều công việc khác nhau, đồng thời việc tuyển dụng và phân công công việc tại các DN chưa phù hợp với trình độ chun mơn của nhân viên.

Nhân tố quan trọng thứ ba là Thông tin và truyền thông đạt giá trị trung bình là 3.78. Kết quả này là phù hợp với các nghiên cứu đi trước gồm Onumah, J. M., Kuipo, R., and Obeng, V.A (2012), Mongkolsamai, Varipin, Usshawanitchakit, Phapruke (2012). Đây là nhân tố chưa được quan tâm chú trọng nhất trong các nhân tố của hệ thống KSNB tại một số đơn vị thuộc ngành giải trí tại TP. Hồ Chí Minh. Qua kết quả phỏng vấn, ta thấy DN vẫn chưa chú trọng quan tâm đến các kênh thơng tin hiện tại, do đó chưa đảm bảo thơng tin cung cấp cho bên ngồi và thông tin DN nhận được từ bên ngoài là hợp lý và hữu ích với các đối tượng sử dụng. Đồng thời, DN chưa quan tâm đến việc truyền thơng có đảm bảo rằng bộ phận văn phịng cơng ty và các đồn làm phim – chương trình sẽ nhận đầy đủ thơng tin và phản hồi lẫn nhau, từ việc đó dẫn đến ảnh hưởng đến việc nhà quản lý có được cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết để thực hiện công việc, các thông tin báo cáo chưa được phản hồi và xử lý kịp thời do DN chưa có kế hoạch cải tiến và phát triển hệ thống thông tin tại DN.

Nhân tố quan trọng thứ tư là Hoạt động kiểm sốt đạt mức giá trị trung bình là 3.86, mức trung bình khá. Theo kết quả phỏng vấn ta thấy, DN chưa quan tâm chú trọng đối chiếu số liệu định kỳ mỗi bộ phận ở các đoàn làm phim – chương trình, việc đối chiếu chưa chặt chẽ giữa số liệu tổng hợp và chi tiết, kế hoạch và thực tế để có kế hoạch điều chỉnh kịp thời. Đồng thời, DN chưa chú trọng việc xem

xét lại các hoạt động kiểm soát để xem xét liệu chúng có cịn thích hợp và tiến hành các hoạt động kiểm soát thay thế khi cần thiết.

Cuối cùng là nhân tố Giám sát đạt giá trị trung bình cao nhất 3.83, đạt mức khá. Kết quả này là phù hợp với các nghiên cứu của Ayagre Philip (2014). Qua kết quả phỏng vấn ta thấy, DN đã quan tâm chú trọng đến hoạt động giám sát tại đơn vị. Tuy nhiên, DN vẫn chưa quan tâm chú trọng đến việc tạo điều kiện để các nhân viên và bộ phận giám sát lẫn nhau trong công việc hàng ngày.

Qua kết quả phân tích ta thấy được hệ thống KSNB tại một số đơn vị thuộc ngành giải trí trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh chưa thực sự hữu hiệu. Trong năm nhân tố của hệ thống KSNB thì ba nhân tố tác động mạnh nhất là Đánh giá rủi ro, môi trường kiểm sốt và Thơng tin và truyền thông. Vậy các đơn vị thuộc ngành giải trí trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh cần quan tâm chú trọng cải thiện 5 nhân tố này để nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống KSNB.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Chương này trình bày kết quả phân tích bao gồm những nội dung sau: Đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach Alpha. Phân tích nhân tố EFA, phân tích hồi quy đa biến và kiểm định giả thuyết đã khẳng định như sau: tính hữu hiệu của hệ thống KSNB chịu sự ảnh hưởng bởi 5 nhân tố là Môi trường kiểm soát, Đánh giá rủi ro, Hoạt động kiểm sốt, Thơng tin và truyền thơng và Giám sát. Trong đó, nhân tố Đánh giá rủi ro có ảnh hưởng lớn nhất đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB.

Kiểm định phân tích ANOVA cho các kết quả như sau : Tính hữu hiệu của hệ thống KSNB giữa thời gian hoạt động của đơn vị không khác nhau, tuy nhiên tính hữu hiệu của hệ thống KSNB giữa các lĩnh vực hoạt động là có khác biệt.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại một số công ty thuộc ngành giải trí trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)