Thang đo các thành phần độ tin cậy

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo của trường trung học phổ thông theo đánh giá của người học (Trang 45 - 50)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN

4.2. Đánh giá thang đo

4.2.2.1. Thang đo các thành phần độ tin cậy

Khi thang đo đạt độ tin cậy, các biến quan sát sẽ được sử dụng trong phân tích nhân tố khám phá EFA với các yêu cầu sau:

• Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) ≥ 0.5 với mức ý nghĩa của kiểm định Bartlett ≤ 0.05.

• Hệ số tải nhân tố (Factor loading) ≥ 0.5.

• Chấp nhận thang đo khi tổng phương sai trích ≥ 50% và hệ số Eigenvalue >1. • Khác biệt hệ số tải nhân tố của một biến quan sát giữa các nhân tố phải lớn hơn 0,3 để đảm bảo giá trị phân biệt giữa các nhân tố.

Khi phân tích EFA với thang đo các thành phần đánh giá chất lượng đào tạo, tác giả sử dụng phương pháp trích Principal Component Analysis với phép xoay Varimax và điểm dừng trích các yếu tố có Eigenvalue >1.

Kết quả phân tích nhân tố khám phá lần thứ nhất cho thấy bốn thành phần được nhóm thành sáu nhóm nhân tố với hệ số KMO = 0.904, thống kê Chi-square của kiểm định Bartlett’s test đạt 3366.757 với mức ý nghĩa 0.000. Qua phân tích loại đi các biến CTDT2 - Giáo viên truyền đạt bí quyết/ kinh nghiệm trong q trong q trình giảng dạy, biến CTDT4 - Kỹ năng công nghệ thông tin được phát triển, biến CTDT6 - Kỹ năng nhận thức được phát triển, biến CSVC1 - Phòng học đảm bảo các điều kiện cho việc dạy - học, biến CSVC7 - Căn tin thống mát, sạch sẽ vì có hệ số tải nhân tố (Factor loading) <0.5.

Kết quả phân tích nhân tố khám phá lần thứ hai sau khi đã loại các biến CTDT2, CTDT4, CTDT6, CSVC1, CSVC7 nhóm thành năm nhóm nhân tố với hệ số KMO = 0.907, thống kê Chi-square của kiểm định Bartlett’s test đạt 2672.011 với mức ý nghĩa 0.000. Qua phân tích lần thứ hai tiếp tục loại biến CTDT7 - Kỹ năng phân tích được phát triển vì vừa đo lường cho khái niệm nhân tố thứ 3 (factor loading = 0.402), vừa đo lường cho khái niệm nhân tố thứ 4 (factor loading = 0.540) nên không đảm bảo được giá trị phân biệt (0.540-0.402=0.138), loại biến DNGV2 - Kỹ năng sư phạm vì vừa đo lường cho khái niệm nhân tố thứ 1 (factor loading=0.536), vừa đo lường cho khái niệm nhân tố thứ 5

(factor loading = 0.629) nên không đảm bảo được giá trị phân biệt (0.629-0.536=0.093), loại biến PPGD2 - Các bài giảng có ví dụ liên quan đến thực tế vì vừa đo lường cho khái niệm nhân tố thứ 1 (factor loading = 0.418), vừa đo lường cho khái niệm nhân tố thứ 3 (factor loading = 0.598) nên không đảm bảo được giá trị phân biệt (0.598-0.418=0.180).

Kết quả phân tích nhân tố khám phá lần thứ ba sau khi đã loại các biến CTDT7, DNGV2, PPGD2 nhóm thành bốn nhóm nhân tố với hệ số KMO = 0.896, thống kê Chi- square của kiểm định Bartlett’s test đạt 2243.595 với mức ý nghĩa 0.000. Qua phân tích lần thứ ba tiếp tục loại biến CTDT9 - Tài liệu môn học thường xuyên được cập nhật, loại biến CTDT10 - Trình tự các mơn học hợp lý và biến DNGV8 - Giáo viên có cá tính vì có hệ số tải nhân tố (Factor loading) <0.5.

Kết quả phân tích nhân tố khám phá lần thứ tư sau khi đã loại các biến CTDT9, CTDT10, DNGV8 nhóm thành bốn nhóm nhân tố với hệ số KMO = 0.892, thống kê Chi-square của kiểm định Bartlett’s test đạt 1933.001 với mức ý nghĩa 0.000. Qua phân tích lần thứ tư tiếp tục loại biến PPGD3 - Mời chuyên gia/người bên ngoài vào thuyết trình/nói chuyện vì vừa đo lường cho khái niệm nhân tố thứ 2 (factor loading = 0.509), vừa đo lường cho khái niệm nhân tố thứ 3 (factor loading = 0.348) nên không đảm bảo được giá trị phân biệt (0.509-0.348=0.161).

Kết quả phân tích nhân tố khám phá lần thứ năm sau khi đã loại biến PPGD3 nhóm thành bốn nhóm nhân tố với hệ số KMO = 0.886, thống kê Chi-square của kiểm định Bartlett’s test đạt 1846.370 với mức ý nghĩa 0.000 do đó các biến quan sát có tương quan với nhau. Các biến quan sát có hệ số tải nhân tố đều lớn hơn 0.5 và đảm bảo được giá trị phân biệt giữa các nhân tố.

Phương sai trích đạt 64.976% thể hiện bốn nhân tố giải thích được gần 65% biến thiên của dữ liệu, do vậy các thang đo rút ra chấp nhận được. Điểm dừng trích các yếu tố tại nhân tố thứ 4 với Eigenvalue=1.240. Hệ số tải nhân tố đều lớn hơn 0.5 (trọng số nhân tố nhỏ nhất rơi vào biến quan sát DNGV1 với factor loading là 0.578).

Bảng 4.3 : Kết quả phân tích EFA thang đo các thành phần của chất lượng đào tạo Nhân tố 1 2 3 4 CTDT1 .385 .681 CTDT3 .227 .790 CTDT5 .819 CTDT8 .626 DNGV1 .578 .207 .291 DNGV3 .710 DNGV4 .771 DNGV5 .829 DNGV6 .787 .254 DNGV7 .826 .205 PPGD1 .412 .692 PPGD4 .331 .328 .591 .209 PPGD5 .335 .733 .231 PPGD6 .757 .260 CSVC2 .765 .310 CSVC3 .829 CSVC4 .280 .599 .267 CSVC5 .760 CSVC6 .659 .316 -.207

• Nhân tố thứ nhất gồm ba biến quan sát như sau: CTDT1: Kiến thức được học phù hợp với thực tế. CTDT3: Kỹ năng giao tiếp được phát triển. CTDT5: Kỹ năng thuyết trình được phát triển.

Nhân tố này được tạo thành từ ba trong mười biến quan sát của thang đo Chất lượng chương trình đào tạo. Đo lường về chương trình đào tạo gồm những kiến thức được cập nhật thường xuyên và phù hợp với thực tế để giúp học sinh có thể ứng dụng các kiến thức này trong cuộc sống, bên cạnh đó nội dung chương trình đào tạo phải tập trung để phát triển hai kỹ năng cần thiết cho học sinh là kỹ năng giao tiếp và kỹ năng thuyết trình. Nhân tố mới được đặt tên là Chương trình đào tạo, ký hiệu CTDT.

Nhân tố mới được tạo ra này được đánh giá lại độ tin cậy bằng hệ số Cronbach's Alpha. Kết quả cho thấy, Cronbach's Alpha của CTDT đạt 0.768, hệ số tương quan biến - tổng nhỏ nhất đạt 0.551 (biến CTDT1).

• Nhân tố thứ hai gồm bảy biến quan sát như sau: CTDT8: Giáo viên có tương tác với học sinh. DNGV1: Trình độ/kiến thức.

DNGV3: Giáo viên thường xuyên động viên học sinh.

DNGV4: Khuyến khích học sinh đưa ra những ý tưởng, quan điểm mới. DNGV5: Sẵn sàng giải đáp thắc mắc cho học sinh.

DNGV6: Gần gũi với học sinh. DNGV7: Lắng nghe ý kiến học sinh.

của thang đo chất lượng Chương trình đào tạo, biến này có nội dung về việc yêu cầu người giáo viên phải tương tác với học sinh trong quá trình giảng dạy để nắm bắt được mong muốn của học sinh, từ đó tìm ra cách truyền đạt kiến thức hiệu quả nhất. Các biến này đo lường về các yêu cầu, cách thức, kỹ năng giáo viên sử dụng trong quá trình dạy học để tạo mối quan hệ gần gũi, khuyến khích học sinh nói ra những suy nghĩ, ý tưởng, lắng nghe học sinh và có những giải đáp kịp thời những thắc mắc của học sinh. Nhân tố mới được đặt tên là Đội ngũ giáo viên, ký hiệu là DNGV.

Nhân tố mới được tạo ra này được đánh giá lại độ tin cậy bằng hệ số Cronbach's Alpha. Kết quả cho thấy, Cronbach's Alpha của DNGV đạt 0.894, hệ số tương quan biến - tổng nhỏ nhất đạt 0.570 (biến CTDT8).

• Nhân tố thứ ba gồm bốn biến quan sát như sau: PPGD1: Có thảo luận trong lớp học.

PPGD4: Đưa ra các bài tập tình huống.

PPGD5: Đưa ra các bai tập cá nhân, bài tập nhóm.

PPGD6: Có máy chiếu và các phương tiện trực quan khác.

Nhân tố này được tạo ra từ bốn trong sáu biến quan sát của thang đo Phương pháp giảng dạy chỉ ra cách thức, phương pháp trong quá trình giảng dạy. Giáo viên nên tổ chức các buổi thảo luận nhóm trong lớp để giúp học sinh có khơng gian riêng, chủ động trong việc học tập và cùng nhau giải quyết các vấn đề được giáo viên đưa ra. Bên cạnh đó kết hợp với sử dụng các phương tiện trực quan nhằm giúp học sinh tiếp thu tốt hơn lượng kiến thức giáo viên muốn truyền đạt. Nhân tố mới được đặt tên là Phương pháp giảng dạy, ký hiệu là PPGD.

Nhân tố mới được tạo ra này được đánh giá lại độ tin cậy bằng hệ số Cronbach's Alpha. Kết quả cho thấy, Cronbach's Alpha của PPGD đạt 0.824, hệ số tương quan biến -

• Nhân tố thứ tư gồm năm biến quan sát như sau:

CSVC2: Thư viện đảm bảo cho các điều kiện học tập/ nghiên cứu.

CSVC3: Có phịng thí nghiệm thực hành có dụng cụ thí nghiệm thực hành đầy đủ. CSVC4: Có phịng máy tính và có đủ máy tính cho học sinh thực hành.

CSVC5: Có internet và có đường truyền internet tốt. CSVC6: Căn tin thống mát, sạch sẽ.

Nhân tố này được tạo ra từ năm trong bảy biến quan sát của thang đo Cơ sở vật chất.

Điều này cho thấy trường trung học phổ thông cần trang bị thêm thư viện, phòng thí nghiệm, phịng máy tính với đường truyền internet tốt tạo điều kiện cho học sinh trong

việc tìm hiểu, nghiên cứu trong q trình học tập. Ngồi ra cũng cần có căn tin thống mát, sạch sẽ là nơi học sinh có thể gặp gỡ bạn bè, nghỉ nghơi thoải mái sau những giờ học căng thẳng. Nhân tố mới được đặt tên Cơ sở vật chất, kí hiệu : CSVC.

Nhân tố mới được tạo ra này được đánh giá lại độ tin cậy bằng hệ số Cronbach's Alpha. Kết quả cho thấy, Cronbach Alpha của CSVC đạt 0,826, hệ số tương quan biến - tổng nhỏ nhất đạt 0.547 (biến CSVC6).

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo của trường trung học phổ thông theo đánh giá của người học (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)