Kiểm định T-Test đối với biến độ tuổi

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo của trường trung học phổ thông theo đánh giá của người học (Trang 61 - 111)

Thống kê nhóm Tuổi N Trung bình Độ lệch chuẩn Trung bình sai số chuẩn Chất lượng đào tạo Dưới 20 83 23.7108 4.43800 .48713 Từ 20 đến 30 107 22.7944 5.60784 .54213 Kiểm định

Levene Kiểm định T cho sự bằng nhau của giá trị trung bình

F Sig. T Df Sig. Sai lệch trung bình Sai lệch S.E Độ tin cậy 95% Dưới Trên Giả định phương sai bằng nhau 2.549 .112 1.221 188 .224 .91645 .75042 -.56388 2.39678 Giả định phương sai khác nhau 1.257 187.915 .210 .91645 .72884 -.52131 2.35421

4.4. Tóm tắt

Chương này trình bày kết quả phân tích bao gồm những nội dung sau: Đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach's Alpha. Phân tích nhân tố EFA sau khi loại bỏ các biến khơng đạt u cầu thì có bốn nhân tố được rút ra và mơ hình mới được hiệu chỉnh và đặt tên bốn nhân tố là: Chương trình đào tạo, Đội ngũ giáo viên, Phương pháp giảng dạy và Cơ sở vật chất.

Phân tích hồi quy đa biến và kiểm định giả thuyết đã khẳng định như sau: Chất lượng đào tạo của một trường trung học phổ thông chịu sự ảnh hưởng bởi ba nhân tố là Chương trình đào tạo, Đội ngũ giáo viên, Phương pháp giảng dạy. Trong đó, nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất đến chất lượng đào tạo của một trường trung học phổ thơng là Chương trình đào tạo.

Kiểm định T-test cho các kết quả như sau: Sự đánh giá chất lượng đào tạo của một trường trung học phổ thông không khác nhau giữa nam và nữ cũng như khơng có sự khác biệt giữa các nhóm tuổi dưới 20 và nhóm tuổi từ 20 đến 30.

Chương tiếp theo sẽ trình bày tóm tắt kết quả nghiên cứu, kết luận, ý nghĩa của nghiên cứu, hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo.

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Mục tiêu chính của nghiên cứu này nhằm khảo sát một số yếu tố có tác động đến chất lượng đào tạo của một trường trung học phổ thông.

Nghiên cứu được tiến hành theo hai bước: nghiên cứu sơ bộ bằng phương pháp định tính, thực hiện thông qua kỹ thuật thảo luận nhóm và phỏng vấn chuyên gia (bốn giáo viên và năm học sinh đã tốt nghiệp). Nghiên cứu chính thức bằng phương pháp định lượng, thông qua phỏng vấn trực tiếp những học sinh đã tốt nghiệp trung học phổ thông bằng bảng câu hỏi định lượng, với cỡ mẫu n=190. Mẫu được lấy theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện và tiến hành thu thập tại các trường đại học và những người hiện nay đang đi làm.

Thang đo được kiểm định bằng phương pháp phân tích độ tin cậy Cronbach's Alpha và phân tích nhân tố EFA. Sau khi kiểm định độ tin cậy, giá trị của thang đo, tính giá trị trung bình của các biến độc lập và sử dụng kết quả đó để chạy mơ hình hồi quy đa biến.

Chương này gồm các phần sau: (1) Tóm tắt kết quả nghiên cứu;

(2) Đóng góp của nghiên cứu và ý nghĩa đối với nhà quản trị; (3) Các hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo.

5.1. Các kết quả chính và đóng góp của nghiên cứu

5.1.1. Kết quả

Nghiên cứu sơ bộ thực hiện dựa trên sự tổng hợp các cơ sở lý thuyết của các nghiên cứu trước trong lĩnh vực giáo dục để đưa ra một số nhân tố có khả năng tác động đến chất lượng đào tạo của một trường trung học phổ thơng.

Mơ hình nghiên cứu đề xuất ban đầu gồm bốn nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo gồm: chương trình đào tạo, đội ngũ giáo viên, phương pháp giảng dạy và cơ sở vật chất với ba mươi tám biến quan sát.

Sau khi đánh giá độ tin cậy của thang đo và phân tích nhân tố, kết quả các biến quan sát được nhóm thành bốn nhân tố, các nhân tố này được điều chỉnh lại thang đo sau khi đã loại đi các biến quan sát khơng thích hợp, đánh giá lại độ tin cậy của thang đo và đưa vào phân tích hồi quy.

Kết quả phân tích hồi quy đa biến đã xác định chất lượng đào tạo của một trường trung học phổ thông chịu sự ảnh hưởng bởi ba nhân tố, đó là: chương trình đào tạo, đội ngũ giáo viên và phương pháp giảng dạy. Trong đó, thành phần chương trình đào tạo có ảnh hưởng quan trọng nhất đối với chất lượng đào tạo, kế đến là thành phần phương pháp giảng dạy và đội ngũ giáo viên. Kiểm định giả thuyết của mơ hình đã khẳng định ba nhân tố trên đều tác động dương đến chất lượng đào tạo của một trường trung học phổ thông.

Kiểm định T-test cho các kết quả như sau: Sự đánh giá chất lượng đào tạo của một trường trung học phổ thông không khác nhau giữa nam và nữ cũng như khơng có sự khác biệt giữa các nhóm tuổi dưới 20 và nhóm tuổi từ 20 đến 30.

Kết quả cụ thể: Chương trình đào tạo có tác động cùng chiều là nhân tố đóng vai trị quan trọng bậc nhất trong chất lượng đào tạo của một trường trung học phổ thông. Mối quan hệ này được thể hiện khá cao khi phân tích hồi quy (β = 0.467). Trong điều kiện kho kiến thức nhân loại đã trở nên khổng lồ và không ngừng tăng lên và thay đổi với tốc độ ngày càng nhanh thì chương trình đào tạo cần được đổi mới theo hướng đào tạo gắn liền với nhu cầu xã hội, trang bị cho con người một năng lực tự mình chủ động tìm kiếm tri thức, tập trung việc phát triển những kỹ năng mềm (kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình). Luật giáo dục cũng đã nêu rõ giáo dục phải coi trọng việc bồi dưỡng năng lực

kỹ năng thực hành, tham gia nghiên cứu, thực nghiệm, ứng dụng. Chương trình giảng dạy cần phải có sự tham khảo với các trường trên thế giới, sách giáo khoa và tài liệu cần có sự cập nhật thường xuyên. Một thực tế ngày nay cũng chỉ ra rằng học trò ngày nay năng động hơn nhưng khơng chịu học (Nguyễn Hồng Hạnh, 2008), thì việc cần có những kỳ thi nghiêm túc và đánh giá đúng năng lực của người học.

Nghiên cứu cũng chỉ ra tầm quan trọng của phương pháp giảng dạy đối với chất lượng đào tạo của một trường trung học phổ thông (β = 0.245). Phương pháp giảng dạy có sự tác động đến nhận thức của người học, mỗi phương pháp giảng dạy có hiệu quả truyền đạt khác nhau. Muốn nâng cao chất lượng đào tạo ngoài việc đổi mới chương trình đào tạo gắn liền với nhu cầu xã hội phát triển, cần phải đổi mới, hiện đại hóa phương pháp giảng dạy. Theo tài liệu do Trung tâm thực nghiệm về đào tạo quốc gia, đại học Maine - Mỹ cơng bố thì nếu người học chỉ nghe giảng, khả năng nhớ được là 5%. Đọc bài nhớ được 10%. Nghe và nhìn cùng lúc nhớ được 20%. Được xem làm thí nghiệm tại chỗ nhớ được 30%. Thảo luận nhóm nhớ được 50%. Thực hành bằng cách làm bài, ghi lại, viết lại nhớ được tới 75%. Và nhớ được, nắm vững nhất và giảng giải lại cho người khác, ứng dụng những gì được học ngay sau khi học là 90%. Cần đổi mới các phương pháp giảng dạy theo hướng cho thảo luận trong lớp học,đưa ra các bài tập tình huống, bài tập nhóm, bài tập cá nhân nhằm giúp học sinh phát triển được khả năng tư tuy, tự sáng tạo, khả năng làm việc độc lập và làm việc nhóm, đồng thời sử dụng các phương tiện trực quan hiện đại trong quá trình giảng dạy nhằm làm phong phú cách giảng dạy, tạo hứng thú cho học sinh.

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy đội ngũ giáo giáo viên ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng đào tạo của một trường trung học phổ thông (β = 0.231). Đội ngũ giáo viên là lực lượng nòng cốt trong việc thực hiện một chương trình cải cách giáo dục và cũng là lực lượng trực tiếp sử dụng phương pháp giảng dạy. Điều này cho thấy người giáo viên đóng vai trị quan trọng trong việc tham gia thực hiện chương trình đào tạo, sử dụng

phương pháp dạy học để đạt được mục tiêu về chất lượng đào tạo đặt ra. Có thể nói người giáo viên là cơng cụ trực tiếp để thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy, đưa nội dung đổi mới vào chương trình giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.

Các kết quả trên bổ sung vào lý thuyết về quản lý giáo dục, đặc biệt là vai trị của chương trình đào tạo, đội ngũ giáo viên, phương pháp giảng dạy đối với việc nâng cao chất lượng đào tạo một trường trung học phổ thông. Bên cạnh đó, về mặt thực tiễn, kết quả này giúp các nhà quản lý đưa ra những quyết định đúng đắn trong công tác quản lý giáo dục và quản lý, điều hành một trường trung học phổ thơng.

5.1.2. Đóng góp của nghiên cứu

Về mặt lý thuyết, nghiên cứu đã đưa ra một số yếu tố tác động đến chất lượng đào của một trường trung học phổ thông gồm: chương trình đào tạo, đội ngũ giáo viên và phương pháp giảng dạy.

Về mặt thực tiễn, kết quả của nghiên cứu :

- Giúp cho các nhà quản lý về giáo dục có thêm những thơng tin góp phần vào cơng cuộc cải cách giáo dục nói chung và cải cách giáo dục phổ thơng nói riêng. Cần quan tâm chú ý hơn đến đầu tư giáo dục phổ thông nhằm tạo nền tảng căn bản về kiến thức và kỹ năng giúp đáp ứng những đòi hỏi hiện nay của xã hội.

- Giúp cho các nhà quản lý và điều hành một trường trung học phổ thông nhận thấy những điều cần tập trung thực hiện để nâng cao chất lượng đào tạo của trường mình. Nhất là hiện nay khi Nhà nước đã thực hiện xã hội hóa giáo dục thì kinh doanh về giáo dục cũng là một ngành kinh doanh rất có triển vọng trong tương lai, ngày càng có nhiều trường quốc tế, dân lập, tư thục được thành lập cạnh tranh với hệ thống trường công lập hiện nay.

- Giúp bản thân tác giả hiểu hơn các cơ sở lý luận về chất lượng đào tạo, chương trình đào tạo, đội ngũ giáo viên, phương pháp giảng dạy và cơ sở vật chất của một trường trung học phổ thông.

5.2. Kiến nghị

5.2.1. Đối với nhà quản lý

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng chương trình đào tạo có ảnh hưởng mạnh đến chất lượng đào tạo. Do đó, trước hết cần đổi mới nội dung chương trình đào tạo theo hướng trang bị cho người học một vốn kiến thức cơ bản cộng với một năng lực tự mình chủ động tìm kiếm những tri thức mới trong tương lai.

Ngoài những kiến thức cơ bản do hệ thống giáo dục quy định, cần phải đào tạo thêm một số kỹ năng mềm để giúp người học sau khi tốt nghiệp, dù họ có học tiếp lên bậc đại học hay ra ngoài làm việc, họ vẫn tự tin hòa nhập với xã hội, ứng dụng hiệu quả các kiến thức và kỹ năng trong công việc cũng như trong học tập.

Cần tăng cường liên kết với các trường danh tiếng trên thế giới, các trường đại học và các doanh nghiệp, nắm bắt những nhu cầu để thiết kế lại chương trình học sát với thực tế, bắt kịp với xu hướng, xu thế của thời đại. Bên cạnh đó cần cân đối thời lượng giữa lý thuyết và thực hành trong chương trình đào tạo nói chung và từng mơn học nói riêng. Khi có nhiều thời lượng thực hành người học sẽ dễ dàng tiếp thu kiến thức và áp dụng kiến thức, kỹ năng đã học vào thực tế, qua đó phát huy tốt hơn khả năng tư duy, sáng tạo.

Hiện nay học sinh chỉ tập trung học các kiến thức cơ bản mà thiếu sót hẳn những kỹ năng mềm nhằm thích nghi với xã hội. Do đó cần tổ chức các buổi dã ngoại hoặc các buổi nói chuyện với các chuyên gia để giúp các em học sinh có cơ hội tiếp xúc và học hỏi kinh nghiệm từ những người xung quanh.

Để tăng chất lượng giáo dục thì cần phải có những giáo viên giỏi về chun mơn và có tâm huyết với ngành giáo dục. Để làm được điều này cần có chính sách ưu đãi để thu hút các giáo viên có trình độ. Tạo cơ hội và điều kiện cho giáo viên học tập, nâng cao trình độ, năng lực.

5.2.2. Đội ngũ giáo viên

Ngoài những kỹ năng sư phạm cơ bản được trang bị, giáo viên cần trang bị thêm cho mình những kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tổ chức, kỹ năng khuyến khích, động viên, kỹ năng chia sẻ và đặc biệt giáo viên cần quan tâm, theo dõi học sinh nhằm hỗ trợ kịp thời cho các em, đồng thời khuyến khích các em trong quá trình học tự tư duy, học hỏi, sáng tạo. Hạn chế sử dụng phương pháp giảng dạy lý thuyết sng, thầy đọc - trị chép.

Chủ động đổi mới phương pháp dạy học, gắn kiến thức với thực tế để giúp học sinh dễ tiếp thu hơn hoặc việc đưa ra các bài tập tình huống giúp học sinh tư duy và tự đưa ra các hướng xử lý sẽ giúp học sinh phát triển khả năng tư duy, khả năng giải quyết tình huống trong thực tế.

Việc đưa ra các bài tập nhóm hoặc bài tập cá nhân cũng là một cách giúp cho bản thân người học sinh phải tự vận động, hay học cách phối hợp với bạn mình để cùng nhau giải quyết một vấn đề được đưa ra.

Hiện nay, những người giáo viên có cá tính, phong cách riêng trong công việc giảng dạy đã và đang thu hút được sự quan tâm rất lớn từ các em học sinh và phụ huynh. Vì vậy tự đổi mới và đa dạng hóa bản thân là cách mà giáo viên có thể dễ dàng tiếp cận với học sinh và truyền đạt những thông tin cần thiết.

5.3. Các hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo

Cũng như bất kỳ nghiên cứu nào, nghiên cứu này cũng có nhiều hạn chế. Thứ nhất, nghiên cứu này chỉ được kiểm định với những người đã tốt nghiệp các trường trung học

khác. Vì vậy, tiếp tục kiểm định mơ hình lý thuyết với những người đã tốt nghiệp các trường trung học phổ thông thuộc khu vực khác để gia tăng tính tổng quát hóa của mơ hình cũng là một hướng nghiên cứu tiếp theo.

Chất lượng đào tạo trong nghiên cứu này được đánh giá thông qua chất lượng học sinh tốt nghiệp với đối tượng khảo sát là những người đã tốt nghiệp trung học phổ thông. Cần mở rộng thêm đối tượng khảo sát là đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý nhà trường, doanh nghiệp, người sử dụng lao động sẽ phản ánh đầy đủ và có cái nhìn tồn diện hơn về chất lượng đào tạo.

Mơ hình nghiên cứu mới giải thích được 53.4% chất lượng đào tạo. Còn lại 46.6% thuộc về các nhân tố khác. Đây cũng chính là hướng mở cho các nghiên cứu tiếp theo.

Do thời gian có hạn, cũng như khả năng và trình độ cịn hạn chế, cho nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả luận văn rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy, cơ giáo, các chuyên gia, bạn học, bạn đồng nghiệp để tác giả rút kinh nghiệm, nâng cao hơn khả năng nghiên cứu trong tương lai.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Danh mục tài liệu tiếng Việt

1. Bế Thị Điệp, 2012. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của học sinh trường phố thông dân tộc nội trú tỉnh Cao Bằng. Luận văn thạc sĩ .

2. Dự thảo lần thứ 14, 2008. Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2009-2020.

3. Đào Hữu Hòa, 2008. Đổi mới giáo dục đại học là tiền đề quan trọng để thực hiện mục tiêu "gắn đào tạo với nhu cầu xã hội". Tạp chí Khoa học và Cơng nghệ, Đại học Đà

Nẵng.

4. Hoàng Trọng, 1999. Phân tích dữ liệu đa biến ứng dụng trong kinh tế và kinh doanh. NXB Thống Kê.

5. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008. Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS. TP.HCM: Nhà xuất bản Hồng Đức.

6. Lê Thúy Hằng, 2013. Sự hài lòng của sinh viên và giảng viên khoa quản trị kinh doanh và khoa công nghệ thông tin đối với công tác tổ chức đào tạo tại trường đại học Quốc tế - ĐHQGTPHCM. Luận văn thạc sĩ.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo của trường trung học phổ thông theo đánh giá của người học (Trang 61 - 111)