Lựa chọn biến và mơ hình thực nghiệm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố quyết định đến hệ số p e của các công ty phi tài chính niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán TPHCM (hose) , luận văn thạc sĩ (Trang 25 - 30)

Chương 3 : Thiết kế nghiên cứu

3.3. Lựa chọn biến và mơ hình thực nghiệm

3.3.1. Lựa chọn các biến

Việc lựa chọn biến cho nghiên cứu thực nghiệm này hoàn toàn dựa vào các nghiên cứu trước đó cụ thể là theo nghiên cứu của Dr Talat và cộng sự ( 2012) và Kumar and Warne ( 2009) các biến lựa chọn cho nghiên cứu này bao gồm 01 biến phụ thuộc là hệ số giá trên thu nhập (P/E) và 07 biến độc lập là tỷ lệ thanh toán cổ tức hàng năm (DP), đòn bẩy tài chính (Lev), thu nhập thị trường (MktRtr), biến động giá thị trường (VMP), tăng trưởng thu nhập (EGrowth) và quy mô doanh

nghiệp (Size).

3.3.2. Cơ sở hình thành các giả thiết nghiên cứu

Từ cơ sở lý thuyết và các bằng chứng thực nghiệm đã nghiên cứu trong

chương 2 và với mục tiêu là xác định được các yếu tố nào quyết định đến hệ số P/E của các cơng ty phi tài chính niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khốn TP. HCM (HOSE) điều đó đã dẫn đến việc hình thành nên các giả thiết kỳ vọng cho nghiên cứu này như sau :

Lý thuyết cho thấy với tỷ lệ thanh toán cổ tức cao sẽ chuyển tải tín hiệu làm cho hệ số P/E cao hơn trong điều kiện các yếu tố khác khơng đổi, tuy nhiên thanh

tốn cổ tức cao sẽ làm giảm lợi nhuận giữ lại để duy trì nhu cầu tăng trưởng của

công ty, trong khi rủi ro cao sẽ làm cho P/E ở mức thấp. Nghiên cứu thực nghiệm cho thấy một số tác động tích cực, trong khi số khác lại tác động tiêu cực. Mối liên hệ mong đợi là thanh tốn cổ tức có liên hệ tích cực tới hệ số P/E điều này được hỗ trợ bởi Reilly et al. (1983), Loughlin (1996), Abul F.M. Shamsuddin, A., Hiller, A.J., (2004), Muhammad, Azam, (2010), Dr Talat Afza (2012), Puwanenthiren Premkanth (2013) giả thiết tỷ lệ thanh tốn cổ tức (DP) được hình thành.

Giả thiết DP: Thanh tốn cổ tức có mối liên hệ tích cực với hệ số P/E

Hệ số Tobin’s Q tăng lên sẽ thu hút sự được sự chú ý của các nhà đầu tư và

điều đó làm tăng niềm tin cho nhà đầu tư khi lựa chọn cổ phiếu vào danh mục của

họ và dẫn đến tăng hệ số P/E, điều này được hỗ trợ bởi Dr Talat Afza (2012). Do đó giả thiết Q được hình thành.

Q: Tobin’s Q có mối liên hệ tích cực với hệ số P/E.

Cơng ty cần giảm địn bẩy tài chính để thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư và tăng niềm tin của họ trong việc lựa chọn các cơng ty có địn bẩy tài chính thấp vào dannh mục của họ, điều này được hỗ trợ bởi Kulling Karl Johan & Lundberg Filip (2007), Dr Talat Afza (2012). Do đó, giả thiết Lev được hình thành.

Lev : Địn bẩy tài chính có tác động tiêu cực đến hệ số P/E

Thu nhập thị trường bao gồm tỷ lệ thanh toán cổ tức và sự thay đổi trong giá cổ phiếu của năm tài chính càng cao thì nhà đầu tư càng thích, cổ phiếu nào có khả năng tạo ra thu nhập lớn thì được nhà đầu tư lựa chọn vào danh mục của họ, điều này được hỗ trợ bởi nghiên cứu của Sushil Kumar Bhadu and D.P Warne (2009), Dr Talat Aza (2012). Do đó, giả thiết MktRtr được hình thành.

Biến động giá cả tác động tích cực đến các nhà đầu tư, điều này hàm ý rằng

các cổ phiếu có biến động giá nhiều các nhà đầu tư sẽ thích hơn vì họ có thể đạt lợi ích cao về lãi vốn điều này được hỗ trợ bởi Sushil Kumar Bhadu and D.P Warne

(2009). Do đó, giả thiết VMP được hình thành.

VMP: biến động giá cả thị trường có mối liên hệ tích cực đến hệ số P/E

Cơng ty nào có tiềm năng tăng trưởng ổn định, trưởng thành thì có hệ số P/E nhỏ hơn với công ty trẻ tăng trưởng nhanh Anderson and Brooks (2006), tăng trưởng thu nhập cao làm cho nhà đầu tư thích hơn vì vốn của họ ngày càng phình ra,

điều này được hỗ trợ bởi Reilly et al. (1983), Loughlin (1996), White (2000), Gill

(2003), Muhammad, Azam (2010), Vahid Faezinia (2012). Do đó, giả thiết Egrowth

được hình thành.

Egrowth: Tăng trưởng thu nhập có mối liên hệ tích cực đến hệ số P/E

Quy mơ công ty tác động tiêu cực đến hệ số P/E hàm ý các nhà đầu tư sẵn

sàng đầu tư vào công ty nhỏ với tiềm năng tăng trưởng nhanh điều này được hỗ trợ bởi Cho (1994), Kulling Karl Johan & Lundberg Filip (2007) và Sushil Kumar Bhadu and D.P Warne (2009). Do đó, giả thiết Size được hình thành.

Size : Quy mơ cơng ty có mối liên hệ tiêu cực đến hệ số P/E.

Dựa trên các cơ sở hình thành lên các giả thiết ta tổng hợp giả thiết các biến tác

Sơ đồ 3.2 : Tác động dự kiến của các biến đến hệ số P/E.

3.3.3. Mơ hình nghiên cứu thực nghiệm

Nghiên cứu sử dụng mơ hình hồi quy tuyến tính Kumar and Warne (2009) và việc phân tích thực nghiệm này được chia làm 02 phần:

Phần 1: Phân tích hồi quy đa biến dựa trên dữ liệu bảng tổng hợp trong giai đoạn 2008-2012 để kiểm tra yếu tố nào quyết định đến hệ số P/E theo phương pháp

hồi quy POOLED, FEM, REM và ước lượng GLS trên dữ liệu bảng.

Phần 2: Phân tích hồi quy đa biến dựa trên dữ liệu chuỗi thời gian 2008-2012 bằng cách ước tính một phương trình hồi quy đa biến riêng biệt cho mỗi năm dựa

trên dữ liệu chéo. Mơ hình thực nghiệm: PEit = α + β1Dpit + β2Qit + β3Levit + β4MktRtrit +β5VMPit + β6Egrowthit + β7Sizeit + e Tỷ lệ thanh tốn cổ tức Tobin’s Q Địn bẩy tài chính Thu nhập thị trường Biến động giá thị trường Tăng trưởng thu

nhập ròng

P/E: Hệ số giá trên thu nhập mỗi cổ phiếu.

Quy mô công ty + DP + Q - Lev + MktRtr + VMP + EGrowth - Size

Trong đó:

PEit = Tỷ số P/E của cơng ty thứ i trong khoảng thời gian t.

Được tính tốn bằng cách lấy giá thị trường của cổ phiếu (P) chia cho thu nhập trên

mỗi cổ phiếu thường (EPS). Trong đó, P là giá thị trường tại thời điểm tính cuối

năm tài chính, EPS là của năm tài chính đang tính, EPS này được tính bằng lợi

nhuận sau thuế trừ đi lợi ích cổ đơng thiểu số rồi chia cho số cổ phiếu lưu hành bình quân năm tính.

DPit = Tỷ lệ thanh tốn cổ tức của công ty thứ i trong khoảng thời gian t.

Được đo bằng tỷ lệ của cổ tức được thanh toán cho một cổ phần (DPS) trên thu

nhập mỗi cổ phần (EPS). Trong đó, EPS là của năm tài chính đang tính, EPS này được tính bằng lợi nhuận sau thuế trừ đi lợi ích cổ đơng thiểu số rồi chia cho số cổ

phiếu lưu hành bình qn năm tính.

Qit = Tobin’s Q của công ty thứ i trong khoảng thời gian t.

Được tính bằng tỷ lệ của tổng (giá trị thị trường + nợ) chia cho tổng giá trị tài sản

tính trên sổ sách. Trong đó, tổng giá trị thị trường của công ty = giá thị trường *

khối lượng cổ phiếu đang lưu hành + giá trị nợ.

LEVit = Địn bẩy tài chính của cơng ty thứ i trong khoảng thời gian t.

Được tính tốn bằng cách lấy tổng giá trị nợ chia cho tổng giá trị tài sản sổ sách.

MktRtrit = Thu nhập thị trường của công ty thứ i trong khoảng thời gian t.

Tính tốn bằng cách lấy tỷ lệ cổ tức tiền mặt + tỷ lệ thay đổi trong giá cổ phần so với giá năm trước. Trong đó, thay đổi trong giá = Giá đóng cửa năm (t) – giá đóng cửa năm (t-1) / giá đóng cửa năm (t-1).

VMPit = Biến động trong giá cả thị trường của cổ phiếu qua các phiên giao dịch

Được tính tốn bằng cách: Tính giá trung bình trong phiên giao dịch sau đó lấy độ

lệch chuẩn của giá trung bình đó.

Egrowthit = Tăng trưởng thu nhập của cơng ty thứ i trong khoảng thời gian t.

Được tính bằng phần trăm thay đổi trong thu nhập ròng. Tức là lấy thu nhập ròng

năm (t) / năm (t-1).

Sizeit = Quy mô công ty của công ty thứ i trong khoảng thời gian t.

Tính tốn bằng cách lấy logarit cơ số tự nhiên của doanh số bán hàng hàng năm. Với i = (1, 83)

t = (2008, 2012)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố quyết định đến hệ số p e của các công ty phi tài chính niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán TPHCM (hose) , luận văn thạc sĩ (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)