Quy trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của người lao động ngành hàng không dân dụng tại thành phố hồ chí minh , luận văn thạc sĩ (Trang 43 - 60)

Nghiên cứu được thực hiện thông qua 02 bước: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức.

Cơ sở lý luận

Nghiên cứu sơ bộ Chọn mẫu

Lựa chọn cơng cụ thu thập thơng tin

- Phân tích dữ liệu thu thập thông qua phần mềm SPSS

Nghiên cứu chính thức Xây dựng thang đo

Thảo luận kết quả Mục tiêu nghiên cứu

Mơ hình nghiên cứu đề nghị

3.1.1. Nghiên cứu sơ bộ

Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua phương pháp định tính, nhằm khám phá, điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát dùng để đo lường các khái niệm nghiên cứu. Nghiên cứu sơ bộ gồm các nội dung sau:

- Tổng hợp các lý thuyết, các nghiên cứu có liên quan làm cơ sở xây dựng mơ hình nghiên cứu lý thuyết.

- Bằng kỹ thuật phỏng vấn sâu (n =12) và phương pháp ghi chép các vụ việc quan trọng, tác giả đã phỏng vấn một số người lao động hiện đang công tác trong đợn vị khác nhau của ngành hàng không dân dụng để lấy ý kiến về các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc nhằm xây dựng thang đo (Phụ lục 2.1 và 2.2). Nội dung phỏng vấn được chuẩn bị trước dựa theo các tiêu chí đề nghị ở Bảng 1.1.

- Đối tượng phỏng vấn: 12 người lao động hiện đang công tác trong ngành hàng không dân dụng ở các vị trí, đơn vị khác nhau như: cán bộ quản lý, nhân viên hành chính, cơng nhân, thợ kĩ thuật, tổ bay hay chuyên viên.

Kết quả nghiên cứu sơ bộ là cơ sở cho thiết kế bảng câu hỏi đưa vào nghiên cứu chính thức.

3.1.2. Nghiên cứu chính thức

Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp định lượng thông qua phương pháp thu thập số liệu là sử dụng bảng câu hỏi điều tra – trả lời viết, theo quy trình như sau:

Sau khi lựa chọn thang đo, đề tài xác định mẫu khảo sát cho nghiên cứu này. Phương pháp chọn mẫu phi xác suất thuận tiện đã được sử dụng với quy mô mẫu là khoảng 180 như được trình bày ở phần Chọn mẫu của chương này.

Cơng việc kế tiếp là lựa chọn công cụ để thu thập thông tin cần nghiên cứu. Phiếu khảo sát giấy được sử dụng để thu thập thông tin. Nội dung các câu hỏi trong bảng câu hỏi được trình bày như trong phần phụ lục 2.3. Thông tin thu thập được sẽ được xử lý cho ra kết quả dưới dạng các số liệu thống kê. Thống kê suy diễn sẽ được sử dụng để thể hiện kết quả nghiên cứu, bằng cách sử dụng phần mềm SPSS

3.1.3. Thang đo

Với mơ hình nghiên cứu đề nghị như Hình 2.2, đề tài nghiên cứu sử dụng dạng câu hỏi đóng, nghĩa là người thiết kế bảng câu hỏi sẽ đưa ra luôn những lựa chọn trả lời, với mục đích là có thể kiểm sốt được câu trả lời và có thể lượng hóa được sự đánh giá của người trả lời.

Về thang đo, tác giả quyết định chọn thang đo Likert 05 mức độ để đo lường cho tất cả các biến quan sát, biến độc lập lẫn biến phụ thuộc, sử dụng bảng câu hỏi khảo sát mức độ thỏa mãn công việc của người lao động ở các đơn vị ngành hàng không dân dụng tại tp.HCM thông qua các biến quan sát của các nhân tố thang đo.

Về độ tin cậy của công cụ đo lường, hệ số Cronbach’s Alpha sẽ được sử dụng để kiểm định độ tin cậy của các biến quan sát. Ngoài ra, phân tích nhân tố cũng được tiến hành để kiểm định tính đơn khía cạnh của các câu hỏi trong nhóm thuộc từng khía cạnh (nhân tố).

Bảng 3. 1. Các thang đo và mã hóa

Các thang đo Mã hóa

Đặc điểm công việc

1. Tôi hiểu rõ công việc C1

2. Tơi có quyền quyết định trong phạm vi cơng việc của mình C2 3. Cơng việc cho tơi cơ hội thể hiện tính sáng tạo C3

4. Cơng việc có tính thử thách C4

5. Cơng việc cho phép tôi làm việc độc lập C5

6. Công việc phù hợp với khả năng của tôi C6

7. Công việc của tôi quan trọng C7

Cơ hội phát triển

1. Tôi được đào tạo các kỹ năng quan trọng để thực hiện công việc C8 2. Tơi có cơ hội được đào tạo thêm để phát triển cá nhân C9 3. Đơn vị có chính sách thăng tiến cơng khai C10 4. Đơn vị có chính sách thăng tiến cơng bằng C11

1. Đơn vị trả lương phù hợp với kết quả công việc C12

2. Thưởng xứng đáng với hiệu quả làm việc C13

3. Thu nhập được phân phối cơng bằng C14

4. Tơi có thể sống dựa vào thu nhập C15

Cấp trên

1. Cấp trên của tôi thân thiện trong giao tiếp C16 2. Tôi nhận được sự quan tâm hỗ trợ từ cấp trên C17 3. Cấp trên công bằng trong đối xử với cấp dưới C18

4. Cấp trên có năng lực C19

5. Cấp trên sẵn sàng ủy quyền khi cần thiết C20 6. Cấp trên bảo vệ nhân viên mình trước bộ phận khác C21

Đồng nghiệp

1. Tôi nhận được sự hỗ trợ trong phối hợp với đồng nghiệp C22 2. Đồng nghiệp của tơi ln có thái độ thân thiện C23 3. Đồng nghiệp của tôi luôn tận tâm trong công việc C24

4. Đồng nghiệp của tôi đáng tin cậy C25

Điều kiện làm việc

1. Thời gian làm việc được sắp xếp phù hợp C26

2. Nơi làm việc sạch sẽ C27

3. Nơi làm việc có trang thiết bị cho công việc đầy đủ C28

Phúc lợi của cơng ty

1. Đơn vị đóng đầy đủ các hình thức bảo hiểm cho tơi C29

2. Chế độ nghỉ phép hợp lý C30

3. Đơn vị tổ chức du lịch nghỉ dưỡng hằng năm C31 4. Tôi được đảm bảo về ổn định công việc trong tương lai C32

5. Cơng đồn hỗ trợ cho người lao động C33

Sự thỏa mãn công việc của người lao động

3.1.2. Chọn mẫu

Tổng thể của khảo sát này là toàn bộ người lao động làm việc trong các đơn vị ngành hàng không dân dụng tại TP.HCM. Mẫu khảo sát là một số người lao động trong các đơn vị ngành hàng không dân dụng tại TPHCM.

Nghiên cứu chọn mẫu với hình thức chọn mẫu thuận lợi. Lý do để lựa chọn phương pháp chọn mẫu này là người trả lời dễ tiếp cận và trả lời bảng câu hỏi nghiên cứu cũng như ít tốn kém về thời gian và chi phí để thu thập thông tin cần nghiên cứu. Các bảng câu hỏi sẽ được gửi trực tiếp đến người lao động để trả lời đồng thời cũng nhờ những người này gửi cho các đồng nghiệp khác tại đơn vị, công ty để trả lời thêm cho đến khi đạt được số lượng mẫu cần thiết. Bảng câu hỏi được gửi tới đối tượng khảo sát bằng hình thức phiếu khảo sát giấy.

Kích thước mẫu sẽ phụ thuộc vào việc ta muốn gì từ những dữ liệu thu thập được và mối quan hệ ta muốn thiết lập (Kumar (2005) [7]). Vấn đề nghiên cứu càng đa dạng phức tạp thì mẫu nghiên cứu càng lớn. Một nguyên tắc chung khác nữa là mẫu càng lớn thì độ chính xác của các kết quả nghiên cứu càng cao. Tuy nhiên trên thực tế thì việc lựa chọn kích thước mẫu cịn phụ thuộc rất nhiều đến năng lực tài chính và thời gian mà nghiên cứu có thể có được. Đối với đề tài này, do các giới hạn về tài chính và thời gian, kích thước mẫu sẽ được xác định ở mức tối thiểu cần thiết nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu của cuộc nghiên cứu. Kích thước mẫu dự kiến ban đầu là 180.

Một số nhà nghiên cứu không đưa ra con số cụ thể về số mẫu cần thiết mà đưa ra tỉ lệ giữa số mẫu cần thiết và số tham số cần ước lượng. Đối với phân tích nhân tố, kích thước mẫu sẽ phụ thuộc vào số lượng biến được đưa trong phân tích nhân tố. Theo Hồng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) [7] cho rằng tỷ lệ đó là 4 hay 5. Trong đề tài này có tất cả 33 biến quan sát cần tiến hành phân tích nhân tố, vì vậy số mẫu tối thiểu cần thiết là 33 x 5 = 165. Như vậy, số lượng mẫu dự kiến 180 là chấp nhận được đối với nghiên cứu này.

3.1.3. Bảng câu hỏi và q trình thu thập thơng tin

Bảng câu hỏi chứa đựng một số thông tin cần thiết cho nghiên cứu như sau: • Thơng tin để đo lường mức độ hài lòng về từng thành phần của công việc gồm đặc điểm công việc, cơ hội phát triển, thu nhập, cấp trên, đồng nghiệp, điều kiện làm việc, phúc lợi của công ty.

• Thơng tin về sự thỏa mãn cơng việc nói chung.

• Thơng tin phân loại người trả lời như giới tính, độ tuổi, lĩnh vực cơng tác, trình độ học vấn và thâm niên cơng tác.

Q trình thu thập thơng tin được thực hiện bằng cách người được khảo sát trả lời ý kiến của mình thơng qua phiếu khảo sát bằng giấy. Phương thức này có nhược điểm là nếu người được khảo sát khơng trả lời một câu hỏi nào đó thì phiếu đó khơng hợp lệ.

Cuối cùng, dữ liệu thơng tin thu thập được được lưu vào tập tin và phần mềm xử lý số liệu thống kê SPSS được dùng để xử lý và phân tích số liệu.

3.2. Phân tích dữ liệu thu thập

Để thực hiện cơng việc thống kê và phân tích các dữ liệu thu thập được, phần mềm SPSS phiên bản 13.0 đã được sử dụng để kiểm định độ tin cậy của thang đo lẫn thực hiện các thống kê suy diễn.

3.2.1. Kiểm định độ tin cậy của thang đo

Một trong những mục tiêu của đề tài này là xây dựng và kiểm định độ tin cậy của các thang đo của từng nhân tố sự thỏa mãn công việc cũng như thang đo sự thỏa mãn cơng việc nói chung. Hai công cụ là hệ số Cronbach’s Alpha và quá trình phân tích nhân tố sẽ giúp chúng ta thực hiện mục tiêu này.

Trước hết đề tài xác định hệ số Cronbach’s Alpha, được dùng để kiểm tra độ tin cậy của các biến dùng để đo lường từng nhân tố của sự thỏa mãn công việc. Qua đó, các biến khơng phù hợp bị loại nếu hệ số tương quan biến – tổng (Corrected Item - Total Correlation) nhỏ hơn 0.3 và thang đo sẽ được chấp nhận khi hệ số

Cronbach’s Alpha đạt yêu cầu từ 0.6 trở lên (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) [7]).

Sau đó đề tài nghiên cứu sẽ tiến hành phân tích nhân tố. Phân tích nhân tố kiểm định sự hội tụ của các biến thành phần về khái niệm và do đó sẽ trả lời câu hỏi: liệu các biến quan sát dùng để đánh giá sự thỏa mãn cơng việc có độ kết dính cao khơng và chúng có thể gom gọn lại thành một số nhân tố ít hơn để xem xét không. Các biến có hệ số tải nhân tố (factor loading) nhỏ hơn 0.5 sẽ bị loại. Phương pháp trích “Principal Axis Factoring” được sử dụng kèm với phép quay “Varimax”. Điểm dừng trích khi các yếu tố có “Initial Eigenvalues” > 1. Những biến không đảm bảo các điều kiện này sẽ bị loại khỏi thang đo.

3.2.2. Hệ số tương quan và phân tích hồi quy tuyến tính

Trước hết hệ số tương quan giữa sự thỏa mãn công việc chung với các nhân tố của sự thỏa mãn sẽ được xem xét. Tiếp đến, phân tích hồi quy tuyến tính đa biến bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất thông thường (Ordinal Least Squares – OLS) cũng được thực hiện, trong đó biến phụ thuộc là sự thỏa mãn cơng việc nói chung, biến độc lập dự kiến sẽ gồm bảy biến là sự thỏa mãn đối với đặc điểm công việc, cơ hội phát triển, thu nhập, cấp trên, đồng nghiệp, điều kiện làm việc, phúc lợi của công ty.

Phương pháp lựa chọn biến Enter được tiến hành. Hệ số xác định R2 điều chỉnh được dùng để xác định độ phù hợp của mơ hình, kiểm định F dùng để khẳng định khả năng mở rộng mơ hình này áp dụng cho tổng thể cũng như kiểm định t để bác bỏ giả thuyết các hệ số hồi quy của tổng thể bằng 0.

Nhằm đảm bảo độ tin cậy của phương trình hồi quy được xây dựng cuối cùng là phù hợp, một loạt các dị tìm sự vi phạm của giả định cần thiết trong hồi quy tuyến tính cũng được thực hiện. Các giả định được kiểm định trong phần này gồm liên hệ tuyến tính (dùng biểu đồ phân tán Scatterplot), phân phối chuẩn của phần dư (dùng Histogram và Q-Q plot), tính độc lập của phần dư (dùng đại lượng thống kê

Durbin-Watson), hiện tượng đa cộng tuyến (tính độ chấp nhận Tolerance và hệ số phóng đại phương sai VIF).

Tóm tắt chương 3

Chương 3 trình bày cách thức thiết kế và phương pháp thực hiện nghiên cứu này. Về thiết kế, nghiên cứu được thực hiện thông qua 02 bước: nghiên cứu sơ bộ rồi đến nghiên cứu chính thức. Chương 3 cũng trình bày cách thức xây dựng thang đo, chọn mẫu và bảng câu hỏi khảo sát; cùng với đó là quy trình thực hiện phân tích sau khi có dữ liệu khảo sát: xác định hệ số Cronbach’s Anpha, phân tích nhân tố, xác định hệ số tương quan và tiến hành phân tích hồi quy tuyến tính.

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Chương này sẽ trình bày các kết quả nghiên cứu thơng qua việc phân tích dữ liệu thu thập được bằng phần mềm SPSS 13.0. Trước tiên, phân tích nhân tố EFA và xác định hệ số Cronbach’s Alpha được thực hiện để kiểm định thang đo. Từ đó xây dựng mơ hình nghiên cứu điều chỉnh, sau đó phân tích hồi quy tuyến tính.

4.1. Mơ tả mẫu

Mẫu được chọn theo phương pháp thuận tiện, thu thập từ các đơn vị ngành hàng không dân dụng tại tp.HCM như: Học viện hàng khơng Việt Nam, Đồn bay 919, Đồn tiếp viên, Xí nghiệp sửa chữa và bảo dưỡng A75, Cảng vụ hàng không miền Nam, Trung tâm quản lý bay miền Nam, Tổng công ty hàng không Việt Nam – Vietnam Airlines, Công ty Cổ phần hàng không Jetstar Pacific Airlines... Với 180 phiếu khảo sát được phát ra, thu về 179 phiếu, số phiếu hợp lệ là 175 phiếu, đạt 93,33% so với số phiếu phát ra.

Qua dữ liệu thu thập được, kết hợp với việc sử dụng chương trình mơ tả thống kê SPSS, Bảng tần số các thông tin về mẫu khảo sát (Phụ lục 1.2) thể hiện:

- Tỉ lệ nam/nữ tương đối đồng đều (nam: 45.7% nam; nữ: 54.3 %).

- Qua bảng tần số về độ tuổi, nhìn chung nguồn nhân lực trong ngành hàng khơng cịn khá trẻ. Độ tuổi chủ yếu là từ 18 – 30 tuổi (chiếm 45.1%).

- Tỉ lệ lao động xét theo trình độ học vấn tương đối gần giống tỉ lệ về trình độ học vấn của lao động trong tồn ngành hàng khơng dân dụng Việt Nam thống kê vào năm 2008 (Hình 2.5). Tuy nhiên, tỉ lệ người lao động có trình độ cao đẳng – đại học và trên đại học có gia tăng hơn. Đó là kết quả tất yếu của sự phát triển về mặt giáo dục chung tại Việt Nam, mà ngành hàng không dân dụng cũng không ngoại lệ.

- Tương tự như vậy, mẫu được chọn để khảo sát có tỉ lệ về đơn vị công tác gần tương xứng với cơ cấu nguồn nhân lực hàng không (tham khảo thêm Hình 2.4)

Theo kết quả phân tích mơ tả thống kê các biến – Phụ lục 1.1, giá trị trung

bình (Mean) của các tiêu chí tạo nên sự thỏa mãn do người lao động trong ngành hàng không dân dụng Việt Nam đánh giá đều nằm trong khoảng từ 2.68 đến 3.71, ở mức trên trung bình trở lên nhưng khơng phải q cao. Có thể nói nhìn chung, người lao động ngành hàng không dân dụng hiện nay chưa thực sự hài lịng lắm về cơng việc của chính mình.

Trong các quan sát của sự thỏa mãn công việc thì quan sát có sự thỏa mãn thấp nhất là “sự hỗ trợ của công đoàn” chỉ đạt 2.68 điểm. Và tất cả các quan sát thuộc nhóm “phúc lợi của đơn vị” có giá trị trung bình thấp nhất trong tất cả các quan sát (từ 2.68 – 2.83). Cao nhất là quan sát “đồng nghiệp thân thiện” đạt 3.71 điểm, đồng thời một quan sát nữa trong phần đánh giá về đồng nghiệp cũng có điểm cao 3.70 là quan sát “đồng nghiệp đáng tin cậy”. Tuy nhiên, điểm 3.71 chỉ nằm ở

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của người lao động ngành hàng không dân dụng tại thành phố hồ chí minh , luận văn thạc sĩ (Trang 43 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)