3.2 .Nghiên cứu sơ bộ
3.3.1. Mẫu và phương pháp chọn mẫu
Đối tượng khảo sát là các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Trong nghiên cứu này bảng khảo sát được thiết kế với 6 nhân tố, mẫu được chọn theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện, đây là phương pháp chọn mẫu phi xác suất trong đó các nhà nghiên cứu tiếp cận với các đối tượng nghiên cứu bằng phương pháp thuận tiện. Phương pháp chọn mẫu này khá phổ biến. Điều này đồng nghĩa với việc nhà nghiên cứu có thể chọn các đối tượng mà họ có thể tiếp cận được. Phương pháp này có ưu điểm là dễ tiếp cận các đối tượng nghiên cứu và thường được sử dụng khi bị giới hạn thời gian và kinh tế. Nhược điểm của phương pháp là không tổng quát hóa cho đám đơng (Trần Tiến Khai, 2012 trang 207 và 208).
Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu thuận tiện.
Theo Hoàng Trọng và Chu Hoàng Mộng Ngọc (2008) đối với kỹ thuật phân tích nhân tố, cỡ mẫu cần ít nhất bằng 4 hay 5 lần số biến trong phân tích nhân tố. Với 26 biến quan sát của nghiên cứu thì cỡ mẫu tối thiểu phải bằng 130.
Mặt khác, theo Nguyễn Đình Thọ (2011) để phân tích hồi quy bội một cách tốt nhất theo Tabachrich & Fidell (1996) thì cỡ mẫu tối thiểu cần đạt phải tính bằng cơng thức n>= 50+8*m (m: số biến độc lập), với 6 biến độc lập của nghiên cứu tối thiểu cần là 98.
Trong nghiên cứu này, tác giả sẽ chọn kích thước mẫu đủ lớn đủ để thỏa mãn cả 2 điều kiện trên thì cỡ mẫu tối thiểu phải bằng 130. Và để đảm bảo cỡ mẫu như mong muốn, cũng như loại trừ những câu trả lời khơng hợp lệ thì tác giả chọn gửi bảng câu hỏi khảo sát đến250 đối tượng, kết quả thu về 220 bảng hợp lệ dùng cho nghiên cứu chính thức.